Giáo án Sinh Học 6 năm học: 2013 - 2014 - Trường PTDTBT- THCS Măng Bút

I. Trắc nghiệm(1.5đ):

Câu 1(2đ): Chọn cụm từ thích hợp trong các từ : vách tế bào, tế bào, không bào điền vào chổ trống trong nội dung sau:

 Các cơ quan của thực vật như rễ, thân, lá, quả đều có cấu tạo bởi các.(1) .

Hình dạng, kích thước của các tế bào khác nhau, nhưng chúng đều có các thành phần chính là.(2)., màng sinh chất, nhân, chất tế bào. Ngoài ra tế bào còn có.(3).

chứa dịch bào.

Câu 2(2.5đ): Chọn phương án trả lời đúng nhất:

 1) Rễ cây được chia làm mấy miền?

 A. Một miền B. Hai miền

 C. Ba miền D. Bốn miền

 2) Rễ câu được chia làm hai loại chính là :

 A. Rễ cọc và rễ chùm B. Rễ cọc và rễ móc

 C. Rễ chùm và rễ thở D. Rễ móc và rễ thở

 3) Thân cây gồm mấy bộ phận chính?

 A. 2 bộ phận B. 3 bộ phận

 C. 4 bộ phận D. 5 bộ phận

 4) Chồi hoa là chồi mang:

 A. Mầm lá B.Mầm hoa

 C. Mầm hạt D. Mầm trái

 

doc181 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1578 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh Học 6 năm học: 2013 - 2014 - Trường PTDTBT- THCS Măng Bút, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểu kết: Giâm cành là cắt 1 đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 2(10’): Tìm hiểu chiết cành
GV mô tả cho HS cách chiết cànhà yêu cầu HS khác hoạt động theo lệnh.
GV gợi ý cho HS:
+ Khi cắt 1 đoạn vỏ cành gồm mạch rây.
+ Cây nào chậm ra rễ nên phải chiết cành, nếu giâm thì cành chết.
Hỏi: Cành chiết để trên cây mẹ mấy tháng mới cắt xuống trồng?
à Định nghĩa về chiết cành.
Người ta chiết cành với những loại cây nào?
II. Chiết cành
Quan sát H27.2, chú ý các bước tiến hành chiết cành.
HS thảo luận nhóm thực hiện lệnh/ SGK90.
à Đại diện trình bày.
àNhóm bổ sung, kết luận.
Tiểu kết: Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi đem trồng thành cây mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 3(10’): Ghép cây
Treo tranh 27.3 SGK à hướng dẫn HS quan sát tìm ra các bước tiến hành ghép cây.
Hỏi:
+ Ghép mắt cây gồm những bước nào?
+ Thế nào là ghép cây?
+ Có mấy cách ghép cây?
III.Ghép cây
HS đọc mục  /SGK.
Quan sát tranh theo hướng dẫn của GV.
Đọc yêu cầu thảo luận.
HS trả lời và bổ sung.
Tiểu kết: Ghép cây là dùng 1 bộ phận sinh dưỡng (mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) của 1 cây gắn vào 1 cây khác (gốc ghép) cho tiếp tục phát triển.
V.Kiểm tra - đánh giá(5’) :
HS đọc kết luận ở cuối bài.
Tại sao cành được giâm phải đủ mắt, chồi?
Chiết cành khác với giâm cành ở điểm nào? Chiết cành với loại cây nào?
VI.Dặn dò(1’):
Chuẩn bị bài:”Cấu tạo và chức năng của hoa”
Mẫu vật cần: hoa bưởi, hoa dâm bụt, hoa loa kèn.
VII. Rút kinh nghiệm
...................................................................................................................................................
.............................................¯¯¯¯¯¯..............................................
Tuần 16	 Ngày soạn: 02/12/2013
Tiết 32	Ngày dạy: 04/12/2013
CHƯƠNG VI : HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH
Bài 28: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HOA
I.Mục tiêu:
Kiến thức:
Phân biệt được các bộ phận chính của hoa, các đặc điểm chức năng và cấu tạo từng loại hoa.
Giải thích vì sao nhị và nhụy là những bộ phận sinh sản chính của hoa.
Kĩ năng:
Quan sát, so sánh, phân tích.
Tách bộ phận của thực vật.
Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ TV, hoa.
II.Phương tiện:
GV: 	 + Mẫu vật: Hoa dâm bụt, hoa bưởi, hoa cúc, hoa hồng.
+ Tranh: các bộ phận của hoa.
+ Kính lúp.
HS: Mẫu vật: hoa dâm bụt, hoa bưởi, loa kèn…
III. Phương pháp
- Đặt và giải quyết vấn đề ,trực quan , vấn đáp, thảo luận nhóm
IV. Hoạt động dạy học:
1/ Ổn đinh lớp(1’): Kiểm tra ss
2/Kiểm tra bài cũ(5’):
Thế nào là giâm cành? Tại sao cành đem giâm phải có đủ mắt chồi?
Chiết cành khác với giâm cành ở điểm nào? Người ta thường tiến hành chiết cành đối với những loại cây như thế nào?
3/Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: (17’)Các bộ phận của hoa
Yêu cầu HS quan sát hoa thậtà xác định các bộ phận của hoa.
GV treo tranh 28.1/94 (h.câm)
HS lên bảng chú thích các bộ phận của hoa lên tranh.
GV y/c HS thực hiện lệnh SGK/94
GV gợi ý HS làm từng phần trong thao tác tháo gỡ.
GV chốt lại KT bằng cách treo tranh cấu tạo hoa, cấu tạo nhụy và nhị.
Cho 1 số nhóm có hoa khác nhau lên trình bày các bộ phận của hoa.
à Rút ra KL.
I. Các bộ phận của hoa
HS quan sát mẫu vật hoa bưởi (hoa dâm bụt) à xác định các bộ phận của hoa à 1 vài HS cầm hoa trình bày à HS khác bổ sung.
Chỉ các bộ phận trên tranh.
HS trong nhóm tách hoa đặt lên giấy à đếm số cánh hoa, xác định màu sắc.
+ QS nhị à hạt phấn.
+ QS nhụy à bầu nhụy à noãn.
Đại diện nhóm lên trình bày kết quả à nhóm khác bổ sung cho đầy đủ.
1 vài HS đại diện trình bày các bộ phận của 1 số hoa khác à rút ra kết luận.
Tiểu kết: Hoa gồm các bộ phận: đài, tràng, nhị và nhụy.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ2: Chức năng các bộ phận của hoa (16’)
Yêu cầu HS hoạt động cá nhân, nghiên cứu SGK để trả lời các câu hỏi.
GV gợi ý:
+ Chức năng của đài, tràng, nhụy và nhị? Đặc điểm nào phù hợp chức năng đó?
+ TBSD đực và TBSD cái nằm ở đâu? Chúng thuộc bộ phận nào của hoa?
GV cho HS trao đổi với nhau.
GV mở rộng giới thiệu về hoa cúc và hoa hồng cho cả lớp quan sát.
II. Chức năng các bộ phận của hoa
HS đọc mục SGK/95.
Trả lời câu hỏi SGK/95.
Một số HS trả lời à HS khác nhận xét, bổ sung.
Tiểu kết: Cấu tạo và chức năng các bộ phận chính của hoa
Cấu tạo
Đặc điểm
Chức năng
Đài hoa
Tràng hoa
Nhị hoa
Nhụy hoa
_ Vành dày màu xanh lục.
_ Do nhiều cánh hợp lại có màu sắc, hương thơm .
_ Gồm: Chỉ nhị, bao phấn chứa hạt phấn(TBSD đực).
_ Gồm: Đầu nhụy, vòi nhụy, bầu nhụy chứa noãn (TBSD cái).
à Nâng đỡ
à Che chở và thu hút sâu bọ đến thụ phấn
à Sinh sản
à Sinh sản
V.Kiểm tra – đánh giá(5’):
HS đọc phần KL trong SGK.
Dùng mô hình hoa cho HS xác định các bộ phận của hoa.
Trong các bộ phận của hoa bộ phận nào đóng vai trò quan trọng nhất? Vì sao?
VI.Dặn dò (1’):
Hướng dẫn HS cách ép hoa vào tờ giấy, ghi chú thích từng bộ phận.
Chuẩn bị bài: “Các loại hoa”
+ Mẫu vật: hoa bí, mướp, dâm bụt, loa kèn, hoa huệ.
+ Tranh các loại hoa.
V. Rút kinh nghiệm
...................................................................................................................................................
.............................................¯¯¯¯¯¯..............................................
Tuần: 17	 Ngày soạn: 07/12/2013
Tiết: 33	 Ngày dạy: 09/12/2013
Bài 29: CÁC LOẠI HOA
I.Mục tiêu:
Kiến thức:
Phân biệt được 2 loại hoa: đơn tính, hữu tính.
Phân biệt được 2 cách xếp hoa trên cây à ý nghĩa.
Kĩ năng:
Quan sát, so sánh, thảo luận.
Thái độ:
Giáo dục ý thức yêu thích thực vật, tích hợp GDMT: bảo vệ hoa, trồng và bảo vệ cây xanh.
II.Phương tiện:
Giáo viên:
Tranh ảnh: về hoa đơn tính – hoa lưỡng tính và một số tranh ảnh nói về tác dụng của hoa
Học sinh:
Mẫu vật: một số loại hoa đơn tính và hoa lưỡng tính, một chùm hoa và 1 hoa đơn độc
Bảng phụ để làm bài tập
III. Phương pháp
- Đặt và giải quyết vấn đề ,trực quan , vấn đáp, thảo luận nhóm
IV. Hoạt động dạy học:
1/ Ổn đinh lớp(1’): Kiểm tra ss
2/Kiểm tra bài cũ(5’):
	Nêu tên và chức năng các bộ phận chính của hoa?
3/Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1(15’): Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
Hướng dẫn học sinh quan sát hình 29.1/SGK nêu câu hỏi:
Điểm khác biệt cơ bản giữa hoa dưa chuột và hoa cải?
Đặt tên cho từng loại hoa (tên đặt là hoa lưỡng tính và hoa đơn tính).
Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế:
GV yêu cầu HS đặt hoa lên bàn để quan sát và phân nhóm.
GV hướng dẫn HS chia mẫu vật thành 2 nhóm:
+ N1: Hoa có đủ nhị và nhụy.
+ N2: Hoa có nhị hoặc nhụy.
Cho các tổ trình bày cách phân nhóm của tổ mình.GV nhận xét, sửa đúng.
GV yêu cầu HS chọn từ thích hợp hoàn thành nội dung sau:
Những hoa có đủ nhị và nhụy gọi là .......................
Những hoa thiếu nhị hoặc nhụy gọi là
.......................
+ Hoa đơn tính chỉ có nhị gọi là..................
+ Hoa đơn tính chỉ có nhụy gọi là ..............
I. Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
HS quan sát H29.1 và tư duy trả lời, cần nêu được:
Hoa dưa chuột chỉ mang một bộ phận nhị hoặc nhụy
Hoa cải mang cả hai bộ phận nhị và nhụy
Đặt tên: hoa dưa chuột là hoa đơn tính, hoa cải là hoa lưỡng tính
Vận dụng:
Quan sát mẫu vật mang theo à phân nhóm hoa
+ N1: Hoa có đủ nhị và nhụy.
+ N2: Hoa có nhị hoặc nhụy.
Đại diện nhóm trình bày à các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HS thực hiện tiếp phần điền khuyết:
Những hoa có đủ nhị và nhụy gọi là hoa lưỡng tính
Những hoa thiếu nhị hoặc nhụy gọi là hoa đơn tính
+ Hoa đơn tính chỉ có nhị gọi là hoa đực
+ Hoa đơn tính chỉ có nhụy gọi là hoa cái
Tiểu kết:
Căn cứ vào các bộ phận sinh sản của hoa, có thể chia 2 nhóm:
+ Hoa đơn tính: Hoa đực (chỉ có nhị) và hoa cái (chỉ có nhụy).
+Hoa lưỡng tính: Có nhị và nhụy trên cùng một hoa.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
H Đ 2(11’): Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách xếp hoa trên cây.
GV yêu cầu HS quan sát 4 bức tranh: hoa súng, hoa hồng, hoa phượng, hoa mai.
Phân biệt 2 cách xếp hoa.
GV nhận xét, bổ sung.
GV lưu ý 1 số hoa mọc thành cụm: hoa huệ, hoa cúc.
Cho ví dụ về 1 số hoa mọc thành cụm? Hoa đơn độc?
Hướng dẫn làm bài tập củng cố: Hoàn thành nội dung của bảng
Tên
cây
Các bộ phận
sinh sản chủ yếu
Thuộc nhóm hoa nào?
Nhị
Nhụy
Công bố đáp án, đi đến kết luận.
II. Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách xếp hoa trên cây.
HS quan sát tranh à phân biệt 2 cách xếp hoa.
+ Hoa mọc đơn độc.
+ Hoa mọc thành cụm.
HS trình bày trước lớp à nhận xét, bổ sung.
HS tìm ví dụ về hoa mọc thành cụm và hoa đơn độc.
Thảo luận trao đổi nhóm hoàn thành bài tập trên bảng phụ:
Tên
cây
Các bộ phận
sinh sản chủ yếu
Thuộc nhóm hoa nào?
Nhị
Nhụy
Bưởi
x
x
Lưỡng tính
Dưa chuột
x
Đơn tính
Phượng
x
x
Lưỡng tính
Bí ngô
x
Đơn tính
Tiểu kết:
Căn cứ vào cách xếp hoa trên cây, người ta có thể chia hoa làm 2 nhóm: hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 3(7’): Tích hợp GDMT
1/ Hướng dẫn học sinh thi cắm hoa:
Thể lệ:
Thời gian không quá 3 phút
Sử dụng các vật mẫu sẵn có của nhóm
Thành lập ban giám khảo chấm điểm
2/ Tìm hiểu công vai trò của hoa:
Công dụng của hoa đối với con người?
Vai trò của hoa trong tự nhiên?
Chúng ta cần phải làm gì để phát huy vai trò của hoa trong thực tế?
Giáo dục ý thức :
Sự đa dạng và phong phú về màu sắc của hoa đã tô thêm vẽ đẹp của thiên nhiên. Một số quốc gia trên thế giới chọn hoa làm biểu tượng riêng cho nước mình. Như vậy trồng và bảo vệ cây xanh không chỉ làm trong lành không khí mà còn mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống, Mỗi chúng ta cần phải biết trồng chăm sóc và bảo vệ cây xanh ở gia đình cũng như nơi công cộng. Không được ngắt hoa bẻ cành bừa bải
1/ Thi cắm hoa
Các nhóm cử đại diện tham gia thực hiện thi cắm hoa
Ban giám khảo cho điểm và công bố kết quả
2/ Vai trò của hoa:
Tư duy liên hệ thực tế trả lời câu hỏi:
Công dụng: Làm thuốc, trang trí...
Trong tự nhiên: duy trì nòi giống, tạo vẽ đẹp thiên nhiên
Cần phải biết bảo vệ hoa không ngắt bẻ hoa, trồng và chăm sóc cây xanh tạo cảnh quan thiên nhiên, tuyên truyền ý thức giữ gìn và bảo vệ cây xanh.
Có ý thức trồng và bảo vệ cây xanh
4. Kiểm tra – đánh giá(5’):
Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đơn tính? Cho ví dụ 3 loại hoa đơn tính và lưỡng tính?
Có mấy cách xếp hoa trên cây?
5. Dặn dò (2’):
Ôn tập tất cả các nội dung đã học chuẩn bị cho kiểm tra học kỳ I.
V. Rút kinh nghiệm
...................................................................................................................................................
ššššš¯¯¯›››››
Tuần: 17	 Ngày soạn: 09/12/2013
Tiết: 34	 Ngày dạy: 11/12/2013
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I.Mục tiêu:
Kiến thức:
Hệ thống hoá toàn bộ các kiến thức đã học trong HKI
Kĩ năng:
Biết cách trả lời câu hỏi theo biểu bảng
Chú thích được các hình vẽ
Tiếp tục phát triển kĩ năng tư duy lí luận: Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa
II. Phương tiện:
Các tranh vẽ có liên quan
Các bảng phụ
III. Phương pháp
- Vấn đáp, ôn tập,thảo luận.
IV. Hoạt động dạy học:
1/ Ổn đinh lớp(1’): Kiểm tra ss
2/ Bài cũ: Không kiểm tra
3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hệ thống hoá toàn bộ các kiến thức đã học
Giới thiệu nôi dung chính:
CHỦ ĐỀ CHÍNH
CHUẨN KIẾN THỨC
Chương II
Rễ
Các loại rễ, các miền của rễ, chức năng của rễ
Chương III
Thân
Cấu tạo ngoài của thân, các loại thân, sự vận chuyển các chất trong thân
Chương IV
Lá
Đặc điểm bên ngoài của lá, các kiểu xếp lá trên thân và cành, các chức năng của lá
1/ Rễ(13’):
Treo tranh 8.1, 8.2.
Treo tranh rễ cọc, rễ chùm -> phân biệt 2 loại rễ.
Treo tranh: “Các miền của rễ” -> y/c hs lên xác định các miền của rễ -> chức năng.
Nêu cấu tạo miền hút của rễ?
Cây cần những loại muối khoáng chủ yếu nào?
Xác định con đường hút nước và MK của rễ?
Thân(12’):
Treo tranh, cho học sinh xác định các bộ phận của thân.
Phân biệt chồi lá và chồi hoa.
Gv treo tranh cấu tạo trong thân.
y/c hs lên tranh chú thích và điền vào bản sơ đồ.
Cho hs xác định các loại thân
Hoàn thành sơ đồ cấu tạo trong của thân non, chức năng của mạch gỗ và mạch rây.
3/ Lá(10’):
- Quan sát tranh vẽ, xác định các bộ phận bên ngoài của lá
- Xác định các kiểu xếp lá trên thân và cành
- Các chức năng của lá?
- Viết sơ đồ quang hợp, sơ đồ hô hấp.
- Em hãy kể các biện pháp bảo vệ và phát triển cây xanh.
I. Hệ thống hoá toàn bộ các kiến thức đã học
Nắm bắt nội dung cần ôn tập
1/ Các loai rễ:
Phân biệt rễ cọc rễ chùm.
Các miền của rễ:
Miền trưởng thành.
Miền hút.
Miền sinh trưởng.
Miền chóp rễ.
 Biểu bì -> lông hút
 Vỏ
M. Hút Thịt vỏ
 Ruột 
 Trụ giữa M.rây
 Bó M
 M.gỗ
 Đạm
Muối khoáng cây cần Lân
 Kali
HS lên tranh xác định con đường hấp thụ nước và muối khoáng?
2/Thân:
Trả lời câu hỏi GV.
Trả lời câu hỏi gv + điền sơ đồ.
 Thân chính
Thân cây Cành( thân phụ)
 Chồi ngọn Chồi lá
 Chồi nách
 Chồi hoa
Các loại thân: 
 Thân gổ
-Thân đứng Thân cột
 Thân cỏ
-Thân leo: Mềm, yếu leo bằng tua cuốn, tay móc
-Thân bò: thân mềm, yếu leo bò sát mặt đất
Hs thực hiện y/c của GV.
 Biểu bì
 Vỏ
 Thịt vỏ
Thân non M rây
 Bó M
 Trụ giữa M gổ
 Ruột
3/ Lá:
Đặc điểm bên ngoài của lá:
Cuống lá: Hình trụ gắn phiến lá với thân hoặc cành
Phiến lá: màu xanh, hình dạng bản dẹt có nhiều gân lá
Gân lá: gồm ba kiểu song song, hình mạng và hình cung
Các kiểu xếp lá trên thân và cành:
Mọc cách, mọc đối, mọc vòng.
Trình bày được ba chức năng:
Quang hợp
Hô hấp
Thoát hơi nước
Viết sơ đồ quang hợp. Em hãy kể bốn biện pháp bảo vệ và phát triển cây xanh.
Sơ đồ quang hợp:
Khí cacbonic + Nước Ánh sáng Tinh bột + Khí ôxy
Diệp lục
Sơ đồ hô hấp:
Chất hữu cơ + Ô xy Năng lượng + Hơi nước
Kể các biện pháp bảo vệ và phát triển cây xanh
4. Dặn dò (3’):
	Học bài,ôn tập các nội dung trên soạn câu hỏi ôn tập theo đề cương ôn tập chuẩn bị tốt tiết kiểm tra học kỳ I.
V. Rút kinh nghiệm
...................................................................................................................................................
.............................................¯¯¯¯¯¯..............................................
Tuần :18	 Ngày soạn: 14/12/2013
Tiết : 35 	 Ngày dạy: 16/12/2013
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KỲ I MÔN SINH HỌC 6
I.Mục tiêu:
Kiến thức:
Hệ thống hoá toàn bộ các kiến thức đã học trong HKI
Kĩ năng:
Biết cách trả lời câu hỏi theo biểu bảng
Chú thích được các hình vẽ
Tiếp tục phát triển kĩ năng tư duy lí luận: Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa
II. Phương tiện:
Các tranh vẽ có liên quan
Các bảng phụ
III.Phương pháp
- Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, vấn đáp ,thảo luận.
IV.Hoạt động dạy học:
1/ Ổn định lớp : kiểm tra ss
2/ Câu hỏi ôn tập.
1. Đặc điểm chung của thực vật:
Có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ.
Phần lớn không có khả năng di chuyển.
Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.
2. Dựa vào những đặc điểm nào để nhận biết TV có hoa và TV không hoa?
Thực vật gồm những cơ quan:
Cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá; có chức năng sinh dưỡng.
Cơ quan sinh sản: hoa, quả, hạt; duy trì và phát triển nòi giống
Nhưng không phải tất cả TV đều có các cơ quan như trên.
Dựa vào cấu tạo của cơ quan sinh sản để nhận biết:
Thực vật có hoa thì cơ quan sinh sản gồm hoa, quả, hạt.
Thực vật không có hoa thì cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả, hạt
3.TBTV gồm những thành phần chính nào? Tính chất sống của tế bào thể hiện ở những điểm nào?
Các thành phần chủ yếu của tế bào:
Vách tế bào: ở phía ngoài, làm cho TB có hình dạng nhất định (chỉ có ở TBTV)
Màng sinh chất: bao bọc chất tế bào.
Chất TB ở trong màng ở trong màng, là chất keo lỏng chứa các bào quan.
Nhân: có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
Không bào: chúa dịch tế bào.
Tính chất sống của tế bào được thể hiện ở sự lớn lên và phân chia của tế bào.
4.Mô là gì? Kể tên một số loại mô.
Mô là nhóm tế bào có hình dạng và cấu tạo giống nhau, cùng thcự hiện một chức năng riêng.
Một số loại mô:
+ Mô phân sinh: ở chồi ngọn, đầu rễ, trụ giữa hay phần vỏ của rễ, thân. Có khả năng phân chia, phân hóa thành các bộ phận của cây. Nhờ đó mà cây lớn lên và to ra.
+ Mô mềm: ở khắp các bộ phận của cây, gồm các TB sống có vách mỏng. Có chức năng chính là dự trữ.
+ Mô nâng đỡ (mô cơ): gồm các TB vách dày có chức năng nâng đỡ cây và các cơ quan.
+ Mô dẫn: mạch gỗ và mạch rây có chúc năng vận chuyển các chất trong cây. Mạhc gỗ vận chuyển nước và muối khoáng, mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ.
5 . Coù maáy loaïi reã chính, trình baøy? Vì sao boä reã coù maøu vaøng nhaït?
* Coù 2 loaïi reã chính:
- Reã coïc: Goàm reã caùi to khoeû, ñaâm thaúng xuoáng ñaát vaø nhieàu reã con moïc xieân. 
 Vd: caây caûi
- Reã chuøm: goàm nhieàu reã gaàn baèng nhau, moïc toaû töø goác thaân thaønh moät chuøm. Vd:caây luùa…
- Boä reã coù maøu vaøng nhaït vì boä reã naèm tron ñaát khoâng nhaän ñöôïc aùnh saùng.
6 . Rễ gồm mấy miền? Chức năng chính của từng miền? Vì sao nói miền hút là quan trọng nhất?
Rễ gồm 4 miền:
Miền trưởng thành: có các mạch gỗ và mạch rây- dẫn truyền thức ăn cho cây
Miền hút: có các lông hút – hấp thụ nước và muối khoáng.
Miền sinh trưởng: gồm các tế bào mô phân sinh – làm cho rễ dài ra.
Miền chóp rễ: che chở đầu rễ.
Miền hút là quan trọng nhất vì có các lông hút thực hiện chức năng hút nước và muối khoáng – chức năng chính của rễ
7 . Giải thích vì sao đối với cây rễ củ người ta thường thu hoạch củ trước khi cây ra hoa và kết trái?
* Đối với cây rễ củ ta phải thu hoạch trước khi cây ra hoa tạo quả vì: Rễ củ chứa chất dinh dưỡng dự trữ cho cây dùng khi ra hoa tạo quả. Nếu thu hoạch sau khi cây ra hoa tạo quả thì chất dinh dưỡng dự trữ đã được cây sử dụng nuôi hoa nuôi quả nên chất lượng củ không còn
8 . Thân gồm những bộ phận nào? Phân biệt chồi ngọn, chồi hoa, chồi lá.
Thân cây gồm thân chính, cành, chồi nách và chồi ngọn.
Phân biệt chồi ngọn, chồi hoa, chồi lá:
+ Chồi ngọn: ở ngọn thân và cành, gồm mầm lá và mô phân sinh ngọn. Phát triển thành thân chính và hoa.
+ Chồi lá: ở kẽ lá, gồm mầm lá và mô phân sinh ngọn. Phát triển thành cành mang lá.
+ Chồi hoa: ở kẽ lá, gồm mầm lá và mầm hoa. Phát triển thành cành mang hoa.
9 . Thân sinh trưởng được dài và to ra là do đâu? Vì sao khi trồng cây người ta thường bấm ngọn đối với nhưng lấy quả,lá,hạt còn tỉa cành đối với những cây lấy gỗ và sợi?
Thân cây dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
* Lưu ý: Có những loại cây như tre, nứa, mía…ngoài mô phân sinh ngọn còn có mô phân sinh gióng, có chức năng làm cho các gióng dài ra, khiến thân dài ra rất nhanh.
Thân cây to ra do sự phân chia tế bào ở 2 tầng phát sinh.
Tầng sinh vỏ: nằm ở phần vỏ thân, phân chia cho ra lớp bần ở phía ngoài và lớp thịt vỏ ở phía trong.
Tầng sinh trụ: nằm ở phần trụ giaữ, giữa mạch rây và mạhc gỗ. Các tế bào này phân chia làm cho phần trụ giữa to ra.
 * Để tăng năng suất cây trồng người ta thường bấm ngọn những cây lấy lá, thân, quả, hạt để cây không cao lên cho ra nhiều cành,chất dinh dưỡng tập trung cho chồi lá, chồi hoa phát triễn.Những cây lấy gỗ và sợi tỉa cành để cây tập trung chất dinh dưỡng phát triễn chiều cao.
10. So sánh và chỉ ra những điểm giống và khác nhau trong cấu tạo trong miền hút của rễ với cấu tạo trong của thân non?
* Giống nhau :gồm các phần cấu tạo như nhau (vỏ gồm biểu bì và thịt vỏ; trụ giữa gồm các bó mạch và ruột).
* Khác nhau 
 Rễ : Thân non: 
 - biểu bì Có tế bào lông hút. - Biểu bì trong suốt , không có lông hút
 - Thịt vỏ : không chứa diệp lục - Thịt vỏ có chứa diệp lục
 - Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ - Bó mạch xếp thành vòng 
 (Mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong ) 
11 . Phân biệt các dạng thân.
Các dạng thân:
Thân đứng: thân gỗ (cứng, có cành), thân cột ( cứng, không cành), thân cỏ (mềm, yếu, thấp).
Thân leo: leo bằng thân quấn và bằng tua cuốn.
Thân bò: bò sát mặt đất.
Phân biệt các dạng thân trên:
Giống nhau:
+ Đều bao gồm các bộ

File đính kèm:

  • docGiao_an_sinh_6_ 13-14.doc