Giáo án Sinh học 6 kì 2 có giảm tải

Bi 42: LỚP HAI LÁ MẦM VÀ LỚP MỘT LÁ MẦM

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- So sánh được thực vật thuộc lớp Hai lá mầm với thực vật thuộc lớp Một lá mầm.

2. Kỹ năng: Rèn KN thực hành, quan sát.

3. Thái độ: ý thức bảo vệ cây xanh khi lựa chọn mẫu.

II/ Phương pháp: thực hành, trực quan, vấn đáp, thuyết trình.

III/ Thiết bị – Đồ dùng dạy học:

- Tranh phóng to H 42.1/ SGK, mẫu vật các cây 1 lá mầm, cây 2 lá mầm.

- Kẻ bảng / tr.137.

 

doc69 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1647 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 6 kì 2 có giảm tải, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
åm tra.
(?) Có thể tìm thấy dương xỉ ở đâu?
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm quan sát mẫu cây dương xỉ: Tìm đặc điểm rễ, thân, lá (đặc biệt là lá non)?
(?) Cấu tạo trong của dương xỉ có đặc điểm gì?
(?) So sánh tìm điểm khác nhau trong cấu tạo cơ quan sinh dưỡng của rêu và dương xỉ?
(?) Đặc điểm khác nhau đó có ý nghĩa gì đối với Dương xỉ?
(?) Ở những lá dương xỉ già, mặt sau lá có đặc điểm gì?
(?) Những “hạt đó là gì”?
- Treo tranh phóng to H 39.2.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm thực hiện yêu cầu SGK và trả lời câu hỏi.
(?) Những “Hạt nhỏ” mặt sau lá là gì? Chức năng?
(?) Vòng cơ có tác dụng gì?
(?) Trình bày sự phát triển của dương xỉ?
(?) Sự sinh sản và phát triển của rêu và dương xỉ có điểm nào giống và khác nhau?
- Đặt mẫu vật cho GV kiểm tra.
- Môi trường sống của dương xỉ: những nơi râm mát, ven suối
 a) Cơ quan sinh dưỡng:
- Hoạt động nhóm tìm đặc điểm rễ, thân, lá -> Đại diện nhóm trả lời.
* Dương xỉ đã có rễ, thân, lá thật sự. Đặc biệt lá non cuộn tròn ở đầu.
- Cấu tạo trong dương xỉ: đã có mạch dẫn nhưng cấu tạo còn đơn giản.
- Khác nhau:
Rêu
Dương xỉ
- Lá nhỏ, mỏng.
- Thân ngắn.
- Rễ giả.
- Chưa có mạch dẫn
- Lá lớn, dày.
- Thân dài hơn.
- Rễ thật.
- Đã có mạch dẫn
- Giúp dương xỉ thích nghi hơn với môi trường sống ở cạn Ị phân bố rộng rãi hơn.
- Mặt sau lá có những hạt nhỏ màu nâu.
 b) Túi bào tử và sự phát triển của dương xỉ:
- Quan sát tranh.
- Hoạt động nhóm.
Ị Đại diện nhóm trả lời.
- Cơ quan sinh sản của dương xỉ là túi bào tử nằm ở mặt sau lá. Dương xỉ sinh sản bằng bào tử.
- Vòng cơ mở ra, bắn bào tử rơi ra ngoài.
- Sự phát triển của dương xỉ: Khi túi bào tử chín, vòng cơ mở ra bắn bào tử rơi ra ngoài, gặp đất ẩm bào tử nảy mầm thành nguyên tản, nguyên tản phát triển thành cây dương xỉ con.
- G: đều sinh sản bằng bào tử.
 K: Sự phát triển của dương xỉ có qua giai đoạn nguyên tản còn rêu thì không.
Ngoài loại dương xỉ thường còn có những cây xanh nào thuộc nhóm dương xỉ?
* Hoạt động 2: MỘT VÀI LOẠI DƯƠNG XỈ THƯỜNG GẶP:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
- Kể tên một vài loại dương xỉ thường gặp.
(?) Hãy quan sát cây dương xỉ thường, cây lông cu li, cây rau bơ, cho biết chúng có đặc điểm nào chung?
Ị Vậy, đặc điểm chung của những cây thuộc nhóm Dương xỉ là gì?
? Hãy quan sát ở địa phương em có những cây nào thuộc nhóm dương xỉ.
- Một vài loại dương xỉ thường gặp: cây lông cu li, rau bợ, cây rau chại
- Chúng có nhiều đặc điểm khác nhau nhưng đều có lá non cuộn tròn ở đầu.
* Đặc điểm chung của Dương xỉ: thường có lá non cuộn tròn ở đầu.
- Ghi ND bài tập Ị Về nhà.
Khác với dương xỉ ngày nay là những cây thân cỏ, tổ tiên của chúng là những cây gỗ lớn. Nhưng tại sao ngày nay chúng không còn tồn tại nữa?
* Hoạt động 3: QUYẾT CỔ ĐẠI VÀ SỰ HÌNH THÀNH THAN ĐÁ:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
- Gọi HS đọc ND SGK.
(?) Vì sao thời cổ đại, Quyết là những cây thân gỗ lớn nhưng ngày nay chỉ là những cây thân cỏ?
(?) Tại sao ngày nay những khu rừng quyết không còn tồn tại?
(?) Vậy, than đá được hình thành như thế nào?
- Đọc bài.
* Cách đây 300 triệu năm, Quyết cổ đại phát triển rất mạnh tạo thành những khu rừng lớn, có những cây gỗ cao tới 40m.
- Do điều kiện khí hậu: thích hợp cho Quyết phát triển, còn ngày nay khí hậu khắc nghiệt hơn, khô hơn nên quyết không còn phát triển mạnh 
- Do sự biến đổi của vỏ Trái đất Ị những khu rừng quyết bị chôn vùi.
- Do tác động của vi khuẩn, sức nóng, sức ép của vỏ Trái đất dần hình thành than đá.
 4. Củng cố:
(?) Trình bày sự phát triển của Dương xỉ
Các bào tử nằm trong túi ở mặt sau của lá. Khi túi bào tử chín, vòng cơ mở ra bắn bào tử rơi ra ngoài. Khi gặp đất ẩm, bào tử nảy mầm thành nguyên tản sau đó phát triển thành cây con.
Dặn dị:
Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài.
Đọc mục “Em có biết”
Chuẩn bị: “Bài 40: Hạt trần – Cây thông”
Đọc bài.
Chuẩn bị mẫu vật: 1 cành thông, nón thông
Oân tập: cấu tạo của hoa.
Tuần 27 NS: 10/ 2/ 2012
Tiết 51 ND: 14/ 2/ 2012 
Bài 40: HẠT TRẦN – CÂY THÔNG
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Mô tả được cây Hạt trần (ví dụ cây thông) là thực vật có thân gỗ lớn và mạch dẫn phức tạp. Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên lá noãn hở.
2. Kỹ năng: Sưu tầm tranh ảnh về cây Hạt trần.
3. Thái độ: GD ý thức bảo vệ thực vật.
II/ Phương pháp: trực quan, vấn đáp, thuyết trình
III/ Thiết bị – Đờ dùng dạy học:
Tranh phóng to H 40.1 Ị 3/SGK. Mẫu vật: cành thông, nón thông.
Bảng phụ: Bảng/ tr.133.
IV/ Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: 
 3. Bài mới:
* Hoạt động 1: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CƠ QUAN SINH DƯỠNG CỦA THÔNG:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
- Treo tranh phóng to H40.2
- Yêu cầu HS hoạt đợng nhóm nhỏ (bàn): quan sát và ghi lại các đặc điểm cành, lá Thông.
(?) Cơ quan sinh dưỡng của Thông gồm những bộ phận nào?
(?) Thông có dạng thân gì? Đặc điểm bên ngoài của thân?
(?) Hình dạng lá Thông? Lá Thông có cuống hay không?
(*) GT: Rừng cây lá kim (Địa lý)
(?) Trong thân, rễ đã có mạch dẫn chưa?
- Quan sát tranh.
- Hoạt đông nhóm theo yêu cầuu của GV.
Ị Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét.
- Cơ quan sinh dưỡng của Thông gồm: rễ, thân, lá.
 + Thân: dạng thân gỗ, xù xì.
 + Lá: nhỏ, dài (hình kim), không có cuống.
- Nghe.
+ Đã có mạch dẫn cấu tạo phức tạp.
(?) Cơ quan sinh sản của Thông thường gọi là gì?
HS: cơ quan sinh sản của Thông thường gọi là “quả”.
 Ị Vậy, gọi là “Quả” đã chính xác chưa? Thông đã có hoa chưa?
* Hoạt động 2: TÌM HIỂU CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THÔNG (NÓN)
Hoạt động GV
Hoạt động HS
- Yêu cầu HS xác định vị trí nón đực, nón cái trên H 40.2
- Treo tranh H 40.3/tr.133
Ị Yêu cầu HS hoạt động nhóm trình bày cấu tạo nón đực và nón cái. So sánh một nón với một hoa Ị hoàn thành bảng/tr.133
(?) Hình dạng ngoài của nón đực?
(?) Mỗi nón đực có cấu tạo như thế nào?
(?) Hình dạng ngoài của nón cái?
(?) Mỗi nón cái có cấu tạo như thế nào?
- Treo bảng phụ/tr.133
Ị Yêu cầu HS lần lượt hoàn thành bảng.
- Hoàn chỉnh.
(?) Vậy có thể coi “nón” là một “hoa” được không? Vì sao?
(?) Thông sinh sản bằng gì?
- Hạt thông có đặc điểm gì?
(?) So sánh hạt Thông với hạt quả dưa hấu tìm điểm khác nhau?
(?) Vậy. Cây Thông đã có hoa, quả chưa?
(?) Đặc điểm chung của cây Hạt trần?
(*) MR: So sánh đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh sản cây Thông và cây dương xỉ Ị tìm điểm tiến hóa?
- Xác định trên tranh.
- Quan sát tranh.
- Hoạt động nhóm.
- Nón đực: nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm. Mỗi nón đực gồm: 
 + Trục nón.
+ Vảy (nhị).
+ Túi phấn chứa hạt phấn.
- Nón cái: lớn hơn nón đực, mọc riêng rẽ từng chiếc. Mỗi nón cái gồm: 
+ Trục nón.
+ Vảy (lá noãn).
+ Noãn.
- Hoàn thành bảng.
Ị HS khác nhận xét.
- Không thể coi “nón” là một “hoa” vì nón không có đủ các bộ phận của hoa.
- Thông sinh sản bằng hạt.
- Hạt có cánh mỏng, nhỏ, nhẹ.
- Hạt Thông nằm trên vảy (nằm trần).
 Hạt dưa hấu: nằm trong quả, được bao bọc bởi vỏ quả.
- Cây Thông chưa có hoa, quả.
 * Đặc điểm chung của cây Hạt trần: đã có rễ, thân, lá, mạch dẫn có cấu tạo phức tạp. Có hạt và sinh sản bằng hạt nhưng chưa có hoa, quả thật sự nên noãn và hạt còn nằm trần.
- Dương xỉ: sinh sản bằng bào tử.
 Thông: sinh sản bằng hạt, phôi nằm trong hạt Ị được bảo vệ tốt hơn bào tử.
Ú Cơ quan sinh sản của Thông tiến hóa hơn dương xỉ.
* Hoạt động 3: GIÁ TRỊ CỦA CÂY HẠT TRẦN:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
- Yêu cầu HS đọc ND SGK.
(?) Cây Hạt trần có giá trị như thế nào? VD.
- GT: đặc điểm một số cây Hạt trần và tên thường gọi.
(*) GD: ý thức bảo vệ thực vật: cây hạt trần.
- Đọc bài.
- Cho gỗ tốt và thơm: thông, pơmu, hoàng đàn
- Làm cảnh: thông tre, tuế, trắc bách diệp
- Nghe và ghi nhớ.
 4. Củng cố:
(?) Trình bày đặc điểm chung của cây Hạt trần?
Dặn dị:
Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài. 
Đọc mục “Em có biết”.
Chuẩn bị bài 41 “Hạt kín – Đặc điểm của Thực vật Hạt kín”
Đọc trước. Trả lời các câu hỏi.
Kẻ bảng / tr.135 vào vở BT.
Chuẩn bị mẫu vật: 5 cây có hoa khác nhau: có đủ rễ, thân, lá, hoa.
Ôn tập kiến thức về: dạng thân, kiểu rễ, kiểu gân lá, các loại hoa, quả
Duyệt của Tở trưởng
Tuần 26 NS: 17/ 2/ 2012
Tiết 50 ND: 20/ 2/ 2012 
Bài 41: HẠT KÍN – ĐẶC ĐIỂM CỦA THỰC VẬT HẠT KÍN
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Nêu được thực vật Hạt kín là nhóm thực vật có hoa, quả, hạt. Hạt nằm trong quả (hạt kín). Là nhóm thực vật tiến hóa hơn cả (có sự thụ phấn, thu tinh kép).
2. Kỹ năng: 
- Rèn KN quan sát vật mẫu.
- KN khái quát hóa.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ cây xanh khi lấy mẫu.
II/ Phương pháp: thực hành, trực quan,vấn đáp.
III/ Thiết bị – Đờ dùng dạy học: 
Mẫu vật: 10 cây có hoa.
Kẻ bảng/tr.135.
IV/ Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: 
(?) Trình bày đặc điểm cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của Thông?
(?) Cơ quan sinh sản của Thông có điểm nào tiến hóa hơn so với Dương xỉ?
- Trình bày cấu tạo thân, lá, mạch dẫn, nón đực nón cái.
- Tiến hóa: hạt trần sinh sản bằng hạt -> phôi được bảo vệ tốt hơn.
3. Bài mới:
Chúng ta đã rất quen thuộc với những cây có Hoa như: cam, đậu, ngô, khoai... Chúng còn được gọi là cây Hạt kín.
Ị Vì sao những cây có hoa còn được gọi là cây Hạt kín? Chúng khác cây Hạt trần ở đặc điểm quan trọng nào?
* Hoạt động 1: QUAN SÁT CÂY HẠT KÍN:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
- Yêu cầu HS đặt mẫu vật theo nhóm Ị GV kiểm tra và nhận xét sự chuẩn bị của HS.
- Hãy quan sát những cây mang theo kết hợp với hiểu biết về những cây ở môi trường xung quanh Ị hoạt động nhóm hoàn thành bảng/tr.135 (8 cây/nhóm)
- Kẻ bảng và điểu khiển HS hoàn thành bảng.
(Nếu HS hoàn thành bảng nhưng nội dung chưa đa dạng, GV cần mở rộng thêm)
- Nhận xét về cách quan sát cây Hạt kín của các nhóm.
- Đặt mẫu vật theo nhóm.
- Hoạt động nhóm, hoàn thành bảng.
- Đại diện các nhóm hoàn thành bảng Ị nhóm khác nhận xét.
 * Kết luận: bảng / tr.135
* Hoạt động 2: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÂY HẠT KÍN:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
(?) Từ bảng trên, em có nhận xét gì về đặc điểm cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản của cây có Hoa?
(?) Cây hạt kín có mạch dẫn không?
(?) Hạt của cây Hạt kín có đặc điểm gì?
Ị Vậy, đặc điểm chung của cây Hạt kín là gì?
(*) MR: hãy so sánh tìm điểm tiến hóa của Hạt kín so với Hạt trần? Đặc điểm đó có ý nghĩa gì?
- Cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản có nhiều đặc điểm khác nhau:
VD: + Rễ: rễ cọc, rễ chùm.
+ Thân: thân gỗ, thân cột, thân cỏ.
+ Lá: lá đơn, lá kép.
+ Quả: quả khô, quả thịt.
- Cây hạt kín có mạch dẫn phát triển.
- Hạt được bảo vệ trong quả.
* Đặc điểm chung của cây Hạt kín:
+ Cây hạt kín có cơ quan sinh dưỡng đa dạng, có mạch dẫn phát triển.
+ Có hoa, quả; hạt được bảo vệ trong quả.
- Khác: Hạt trần: hạt nằm trần trên vảy.
 Hạt kín: hạt được bảo vệ trong quả 
Ị Ýù nghĩa: Hạt được bảo vệ tốt tránh các điều kiện bất lới bên ngoài Ị Thực vật Hạt kín phát triển phong phú, đa dạng.
Củng cố:
Kể tên 5 cây Hạt kín có rễ, thân, lá hoặc hoa, quả khác nhau.
Dặn dị:
Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài.
Chuẩn bị bài 42: “Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm”
Đọc trước. Trả lời các câu hỏi.
Kẻ bảng / tr.137 vào vở BT.
Chuẩn bị: (mỗi HS) dừa cạn và rẽ quạt có đủ tất cả các cơ quan; cành mua có hoa, quả; cỏ mĩ, cành vạn thọ và những cây có hoa khác.
Tuần 26 NS: 17/ 2/ 2012
Tiết 51 ND: 21/ 2/ 2012 
Bài 42: LỚP HAI LÁ MẦM VÀ LỚP MỘT LÁ MẦM
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
So sánh được thực vật thuợc lớp Hai lá mầm với thực vật thuợc lớp Mợt lá mầm.
2. Kỹ năng: Rèn KN thực hành, quan sát.
3. Thái độ: ý thức bảo vệ cây xanh khi lựa chọn mẫu.
II/ Phương pháp: thực hành, trực quan, vấn đáp, thuyết trình.
III/ Thiết bị – Đờ dùng dạy học:
 Tranh phóng to H 42.1/ SGK, mẫu vật các cây 1 lá mầm, cây 2 lá mầm.
 Kẻ bảng / tr.137.
IV/ Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: 
(?) Đặc điểm chung của thực vật hạt kín?
(?) Vì sao hạt kín lại có thể phát triển phong phú, đa dạng như ngày nay?
- Cơ quan sinh dưỡng đa dạng; có hoa, quả, hạt được bảo vệ trong quả. 
- Vì hạt nằm trong quả nên được bảo vệ tốt hơn.
 3. Bài mới:
Các cây hạt kín rất khác nhau, để phân biệt các cây hạt kín người ta chia chúng thành những nhóm nhỏ: lớp, bộ, họ  Hạt kín được chia thành hai lớp.
* Hoạt động 1: PHÂN BIỆT CÂY 2 LÁ MẦM VÀ CÂY 1 LÁ MẦM:
MT: Phân biệt được một số đặc điểm hình thái của cây hai lá mầm và cây một lá mầm.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
- Yêu cầu HS nhắc lại một số đặc điểm của cây hạt kín: kiểu rễ, kiểu gân lá, dạng thân, số lá mầm của phôi.
- Treo tarnh phóng to H 42.1
- Yêu cầu HS đặt mẫu vật chuẩn bị -> Gv kiểm tra.
- Yêu cầu: quan sát tranh, mẫu vật hoàn thành bảng/tr.137
(?) Kiểu rễ của cây 2 lá mầm và cây một lá mầm có gì khác?
(?) Cho biết kiểu gân lá của cây hai lá mầm và cây một lá mầm?
(?) Số cánh hoa của cây 2 lá mầm và cây một lá mầm?
(Giới thiệu: cây 2 lá mầm có thể có hoa 4 cánh, cây một lá mầm có thể có hoa 3 cánh)
- Gọi HS đọc ND SGK.
(?) Ngoài ra, có thể căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt cây hai lá mầm và cây một lá mầm?
(?) Cây hai lá mầm thường có dạng thân gì?
(?) Cây một lá mầm thường có dạng thân gì?
(?) Cây hai lá mầm phôi có mấy lá mầm?
(?) Cây một lá mầm phôi có mấy lá mầm?
- Hoàn thiện bảng.
(*) Trong các đặc điểm trên, đặc điểm nào là quan trong nhất để phân biệt cây hai lá mầm và cây một lá mầm?
- Tìm VD về cây hai lá mầm và cây một lá mầm.
- Cây hạt kín có thể có:
+ Kiểu rễ: rễ cọc, rễ chùm.
+ Kiểu gân lá: hình mạng, hình cung, song song.
+ Dạng thân: thân đứng (thân gỗ, thân cột, thân cỏ), thân leo, thân bò.
+ Số lá mầm của phôi: phôi có một lá mầm và phôi có hai lá mầm.
- Quan sát tranh: cây hai lá mầm và cây một lá mầm.
- Đặt mẫu vật cây hai lá mầm và một lá mầm cho giáo viên kiểm tra.
- Hoàn thành bảng. -> Một số HS hoàn thành bảng phụ do GV chuẩn bị.
Đặc điểm
Cây 2 lámầm
Cây 1 lá mầm
Kiểu rễ
Rễ cọc
Rễ chùm
Kiểu gân lá
Hình mạng
Hìnhh cung, song song
Số cánh hoa
5 cánh hoặc 4 cánh
6 cánh hoặc 3 cánh
- Đọc bài.
- Ngoài ra, còn dựa vào dạng thân và số lá mầm của phôi để phân biệt cây hai lá mầm và cây một lá mầm.
- Cây hai lá mầm: thân đa dạng: thân cỏ, thân gỗ, thân leo, thân bò
- Cây một lá mầm: thân cỏ một số có dạng thân đặc biệt: cau, dừa, tre, nứa
- Cây hai lá mầm: phôi có một lá mầm.
- Cây một lá mầm: phôi có một lá mầm.
* Kết luận: bảng/137 (phần phụ lục)
- Đặc điểm quan trọng nhất là dựa vào số lá mầm của phôi.
 - VD.
* Hoạt động 2: ĐẶC ĐIỂM PHÂN BIỆT LỚP 1 LÁ MẦM VÀ LỚP 2 LÁ MẦM:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
- Dựa vào bảng trên, hãy cho biết:
(?) Có những đặc điểm nào để phân biệt lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm?
- Quan sát H 42.2 và các mẫu vật mang theo -> hoạt động nhóm nhỏ: phân loại các cây hạt kín thành lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm.
(?) Có thể dựa vào số cánh hoa để xác định cây ngô thuộc lớp một lá mầm hay hai lá mầm không? Vì sao?
(?) Vậy để xác định một cây thuộc lớp nào ta có thể chỉ dựa vào một đặc điểm hay không?
- Gọi HS đọc Nd SGK.
* Đặc điểm phân biệt lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm:
+ Để phân biệt lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm ta dựa vào số lá mầm của phôi.
+ Ngoài ra còn dựa vào một số đặc điểm khác: kiểu rễ, kiểu gân lá, dạng thân, số cánh hoa.
- Hoạt động nhóm nhỏ (bàn) thực hành phân biệt lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm:
+ Lớp 2 lá mầm: cây cải, sim, dâu tây
+ Lớp 1 lá mầm: phong lan, lúa 
- Không vì ở cây ngô cánh hoa tiêu giảm.
- Để xác định một cây thuộc lớp 1 lá mầm hay 2 lá mầm không thể dựa vào một đặc điểm mà phải dựa vào nhiều đặc điểm khác nhau.
- Đọc bài.
Củng cố:
Cho HS quan sát mẫu vật do GV chuẩn bị, yêu cầu: hãy phân chia các mẫu vật thành 2 lớp: lớp: 2 lá mầm và lớp một lá mầm.
Dặn dị:
Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài. 
Làm BT 3/ tr.139 vào vở BT.
Đọc mục “Em có biết”.
Chuẩn bị bài 43 “Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật”
Đọc trước. Trả lời các câu hỏi.
Làm BT điền chữ vào ô trống/tr.140.
Ôn tập kiến thức về đặc điểm chung của: tảo, rêu, dương xỉ, hạt trần, hạt kín.
Xem kỹ sơ đồ: phân loại thực vật / tr.141.
Phụ lục: Đặc điểm phân biệt cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm:
Đặc điểm
Cây 2 lá mầm
Cây 1 lá mầm
Kiểu rễ
Rễ cọc
Rễ chùm
Kiểu gân lá
Hình mạng, hình cung
Song song, hình cung
Số cánh hoa
4 hoặc 5 cánh
3 hoặc 6 cánh
Dạng thân
Gỗ, cỏ, leo, bò
Cột, cỏ
Số lá mầm của phôi
Phôi có 2 lá mầm
Phôi có 1 lá mầm
Duyệt của Tở trưởng
Tuần 27 NS: 24/ 2/ 2012
Tiết 52 ND: 27/ 2/ 2012 
Bài 43: KHÁI NIỆM SƠ LƯỢC VỀ PHÂN LOẠI THỰC VẬT
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Nêu được khái niệm giới, ngành, lớp
2. Kỹ năng: Vận dụng phân loại hai lớp của cây hạt kín.
3. Thái độ: yêu thích môn học.
II/ Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình
III/ Thiết bị – Đờ dùng dạy học:
 Sơ đồ / tr.141 ( Để trống các ngành thực vật và đặc điểm chung của chúng).
IV/ Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: 
(?) Phân biệt cây hai lá mầm và cây một lá mầm? Vd
(?) Để phân biệt lớp 2 lá mầm và lớp 1 lá mầm ta dựa vào đặc điểm quan trọng nào?
Đặc điểm
Cây 2 lá mầm
Cây 1 lá mầm
Kiểu rễ
Rễ cọc
Rễ chùm
Kiểu gân lá
Hình mạng
Hình cung, song song.
Dạng thân
Gỗ, cột, cỏ
Cỏ và một số dạng thân đặc biệt
Số cánh hoa
5 hoặc 4 cánh
6 hoặc 3 cánh
Số lá mầm của phôi
Phôi 2 lá mầm
Phôi 1 lá mầm
- Dựa vào đặc điểm quan trọng: số lá mầm của phôi.
3. Bài mới:
Các nhóm thực vật hợp thành giới thực vật. Như vậy, giới thực vật gồm rất nhiều dạng khác nhau về tổ chức cơ thể. Để nghiên cứu sự đa dạng của giới thực vật, người ta tiến hành phân loại chúng.
* Hoạt động 1: TÌM HIỂU PHÂN LOẠI THỰC VẬT LÀ GÌ?
 - MT: HS nêu được khái niệm về phân loại thực vật.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm BT điển chữ vào ô trống.
- Go

File đính kèm:

  • docSINH_6_HKII_GIAM_TAI_20150726_103440.doc