Giáo án Sinh học 6 (chuẩn)

- Học sinh đọc kết luận cuối bài.

 - Kiểm tra đánh giá: Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi Sgk để kiểm tra.

 Giáo viên đưa câu hỏi:

 + Vi khuẩn có vai trò gì trong thiên nhiên?

 + Các vi khuẩn hoại sinh có tác dụng như thế nào? Lấy ví dụ cụ thể về mặt có ích và có hại của chúng.

 

doc139 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 4021 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 6 (chuẩn), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ghi vào góc bảng)
- Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm trình bày tên thí nghiệm và giải thích lý do chọn của nhóm mình.
- Giáo viên gợi ý:
+ Thí nghiệm Dũng và Tú đã chứng minh được điều nào của dự đoán?Điều nào chưa chứng minh được?
+ Thí nghiệm của Tuấn, Hải chứng minh được nội dung nào?Gt?
- Giáo viên chốt lại đáp án đúng, cho hs rút ra kết luận.
- Học sinh độc lập nghiên cứu, trả lời câu hỏi của giáo viên.
+ Phần lớn nước do rễ hút vào đã được lá thải ra ngoài (nước đã thoát hơi qua lá)
+ Để chứng minh họ đã làm thí nghiệm.
- Hs trong nhom tự nghiên cứu 2 thí nghiệm, quan sát H.24.3 trả lời câu hỏi trong Sgk Tr.81, thảo luận, thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Hs phải biết trong lớp nhóm nào lựa chọn thí nghiệm 1 của Dũng, Tú và nhóm nào lựa chọn thí nghiệm của Tuấn, Hải.
- Hs kết luận:
 Phần lớn nước do rễ hút vào cây đã được thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nước qua lá.
* Kết luận 1: Phần lớn nước do rễ hút vào cây đã được thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nước qua lá.
Hoạt động 2: ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá 15'
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên cho hs đọc Sgk trả lời câu hỏi: Vì sao sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống của cây?
- Giáo viên tổng kết lại ý kiến đúng của hs.
-> cho hs tự rút ra kết luận
- Học sinh hoạt động độc lập nghiên cứu Sgk để trả lời câu hỏi của Giáo viên. Yêu cầu:
+ Tại sức hút vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.
+ Làm dịu mát cho lá.
- Hs trình bày ý kiến, hs khác bổ sung. Tự rút ra kết luận.
* Kết luận 2: 
	Hiện tượng thoát hơi nước qua lá giúp cho việc vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá, giữ cho lá khỏi bị khô.
Hoạt động 3: Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá 15'
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên yêu cầu hs nghiên cứu Sgk, trả lời 2 câu hỏi SgkTr.82
- Giáo viên gợi ý Hs sử dụng kết luận ở hoạt động 2 và những câu hỏi nhỏ sau để trả lời:
+ Khi nào lá cây thoát hơi nước nhiều?
+ Nếu cây thiếu nước sẽ xảy ra hiện tượng gì?
- Giáo viên cho hs nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhau, rút ra kết luận.
- Học sinh đọc Sgk và trả lời 2 câu hỏi trong sách.
- Một số hs trả lời câu hỏi: hs khác nhận xét, bổ sung nếu cần.
Yêu cầu:
+ Khi trời nắng, nóng, trời khô hanh có gió khô thổi mạnh.
+Xảy ra hiện tượng héo, lá úa vàng.
- Học sinh rút ra kết luận.
* Kết luận 3: 
Các điều kiện bên ngoài như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm không khí ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước của lá.
IV.Tổng kết đánh giá: 4'
- Học sinh đọc kết luận cuối bài.
- Kiểm tra đánh giá: Học sinh trả lời câu hỏi cuối bài Tr.82 (GV gợi ý câu hỏi 3: như Sgv)	 
V. Hướng dẫn về nhà: 1'
	- Học bài, làm bài tập. Đọc mục "Em có biết"
	- Chuẩn bị giờ sau: Đoạn xương rồng có gai, củ dong, củ hành, cành mây, tranh ảnh lá 
biến dạng khác.
 * Rút kinh nghiêm :............................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................. 
Tuần 14 Ngày soạn :
Tiết 28: Ngày dạy :
Thực hành - QUAN SÁT BIẾN DẠNG CỦA LÁ
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
	1. Kiến thức:
	Nêu được đặc điểm hình thái và chức năng của một số lá biến dạng, từ đó hiểu được ý nghĩa biến dạng của lá.
	2. Kỹ năng:
	Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết kiến thức từ mẫu, tranh.
	3. Thái độ:
	Giáo dụcáy thức bảo vệ thực vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	1. Chuẩn bị của giáo viên:
	+ Mẫu: cây mây, đậu Hà Lan, cây hành còn lá xanh, củ dong ta, cành xương rồng.
	+Tranh cây nắp ấm, cây bèo đất.
	+ Chuẩn bị trò chơi như sách giáo viên
	2. Chuẩn bị của học sinh:
	Sưu tầm mẫu theo nhóm đã phân công.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1, ổn định : 
2 Bài cũ : 
3 Bài mới
	A. Giới thiệu bài: 5'
	- Kiểm tra bài cũ: Nêu các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá?
	- Giới thiệu bài mới: Giáo viên treo tranh cây nắp ấm giới thiệu lá của cây cho hs so sánh với 1 lá bình thường để suy ra lá biến dạng nhằm thực hiện chức năng khác.
	B. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số loại lá biến dạng 18'
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên yêu cầu hs hoạt động nhóm: quan sát hình trả lời câu hỏi Sgk tr.83.
- Giáo viên quan sát các nhóm, có thể giúp đỡ, động viên nhóm học yếu, nhóm học khá thì có kết quả nhanh và đúng.
- Giáo viên cho các nhóm trao đổi kết quả.
- Giáo viên chữa bằng cách cho chơi trò chơi" Thi điền bảng liệt kê"
+ Giáo viên treo bảng liệt kê lên bảng, gọi 7 nhóm tham gia, bốc thăm xác định tên mẫu vật nhóm cần điền.
+ yêu cầu mỗi nhóm nhặt các mảnh bìa có ghi sẵn đặc điểm hình thái, chức năng…gài vào ô cho phù hợp
+ Giáo viên thông báo luật chơi: Thành viên của nhóm chọn và gài vào phần của nhóm mình.
- Giáo viên nhận xét kết quả và cho điểm nhóm làm tốt.
- Giáo viên thông báo đáp án đúng để hs điều chỉnh.
- Giáo viên yêu cầu hs đọc mục " Em có biết" để biết thêm 1 loại lá biến dạng nữa ( lá của cây hạt bí)
- Hoạt động cả nhóm:
+ Hs trong nhóm cùng quan sát mẫu kết hợp với các hình 25.1,…25.7 SgkTr.84.
+ Hs tự đọc Sgk và trả lời các câu hỏi Sgk tr.83
+ Trong nhóm thống nhất ý kiến, cá nhân hoàn thành bảng sgktr.85
- Đại diện 1, 3 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
- Hs sau khi bốc thăm tên mẫu vật cử 3 người lên chọn mảnh bìa để gắn vào vị trí.
Chú ý: Trước khi lên bảng hs nên quan sát lại mẫu, hoặc tranh để gắn bìa cho phù hợp.
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Hs nhắc lại các loại lá biến dạng, đặc điểm, hình thái và chức năng chủ yếu của nó.
- Học sinh đọc sách giáo khoa, nhớ thêm 1 loại lá biến dạng.
* Kết luận 1: 
STT
Tên vật mẫu
Đặc điểm hình thái của lá biến dạng
Chức năng của lá biến dạng
Tên lá biến dạng
1
Xương rồng
Lá có dạng gai nhọn
Làm giảm sự thoát hơi nước 
Lá biến thành gai
2
Lá đậu Hà Lan
Lá ngọn có dạng tua cuốn
Giúp cây leo lên cao
Tua cuốn
3
Lá mây
Lá ngọn có dạng tay móc
GIúp cây bám để leo lên cao
Tay móc
4
Củ dong ta
Lá phủ lên thân rễ, có dạng vảy mỏng, màu nâu nhạt
Che chở, bảo vệ cho chồi của thân rễ
Lá vảy
5
Củ hành
Bẹ lá phình to thành vảy dày, màu trắng
Chứa chất dự trữ cho cây
Lá dự trữ
6
Cây bèo đất
Trên lá có rất nhiều lông tuyến tiết chất dính thu hút và có thể tiêu hoá mồi
Bắt và tiêu hoá mồi ( ruồi)
Lá bắt mồi
7
Cây nắp ấm
Gân lá phát triển thành cái bình có nắp đậy, thành bình có tuyến tiết chất dịch thu hút và tiêu hoá được sâu bọ.
Bắt và tiêu hoá sâu bọ chui vào bình
Lá bắt mồi
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa biến dạng của lá 17'
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên yêu cầu hs xem lại bảng ở hoạt động 1, nêu ý nghĩa biến dạng của lá.
- Giáo viên nên gợi ý:
+ Có nhận xét gì về đặc điểm hình thái của các lá biến dạng so với lá thường?
+ Những đặc điểm biến dạng đó có tác dụng gì đối với cây?
- Học sinh xem lại đặc điểm hình thái và chức năng chủ yếu của lá biến dạng ở hoạt động 1 kết hợp với gợi ý của giáo viên để thấy được ý nghĩa biến dạng của lá.
- Hs trả lời, hs khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh rút ra kết luận
* Kết luận 2: 
	Lá của một số loại cây biến đổi hình thái phù hợp với chức năng ở những điều kiện sống khác nhau.
44.Tổng kết đánh giá: 4'
	- Học sinh đọc kết luận cuối bài.
	- Kiểm tra đánh giá: Học sinh trả lời câu hỏi cuối bài.
* Rút kinh nghiêm :............................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Tuần 15 Ngày soạn :
Tiết 29: Ngày dạy :	 
 BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU:
 Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
	1. Kiến thức: Làm được bài tập cơ bản và một số bài tập nâng cao
	2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng làm bài tập đúng, chính xác.
	3. Thái độ: Giáo dục lòng say mê môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	1. Chuẩn bị của giáo viên:
	Các bài tập cơ bản và nâng cao trong sgk và bài tập thêm.
	2. Chuẩn bị của học sinh:
	Hoàn thành các bài tập trong vở bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1, ổn định : 
2 Bài cũ : 
3 Bài mới
	A. Giới thiệu bài: 5'
	- Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của học sinh
	- Giới thiệu bài mới: Hôm nay chúng ta sẽ làm bài tập cơ bản và nâng cao trong Sgk và một số bài tập thêm.
	B. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Một số bài tập cơ bản 15'
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Giáo viên đưa bài tập, yêu cầu hs trả lời
1.Kể tên năm cây trồng làm lương thực, theo em những cây lương thực thường là những cây một năm hay cây lâu năm?
2. Mô là gì?Kể tên một số loại mô thực vật?
3. Theo em, những giai đoạn nào cây cần nhiều nước và muối khoáng?
4. Vì sao bộ rễ cây thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rễ con nhiều?
5. Cây xương rồng có những đặc điểm nào thích nghi với môi trường sống khô hạn?
6. Vì sao phải trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng?
7. Mỗi em có thể làm gì để tham gia vào việc bảo vệ và phát triển cây xanh ở địa phương?
- Học sinh đọc bài tập, nghiên cứu, trả lời.
Yêu cầu:
1. Lúa, gạo, ngô, khoai, sắn. Những cây lương thực thường là những cây một năm.
2. Mô là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng.
3.Giai đoạn cây đang sinh trưởng, phát triển mạnh.
4. Để tìm được nguồn nước và hút được nhiều nước hơn.
5. Lá biến thành gai, thân mọng nước.
6. Giúp cây thu nhận đủ ánh sáng để quang hợp.
7. Trồng cây, chăm sóc cho cây. Tuyên truyền cho mọi người bảo vệ cây.
* Kết luận 1: 
	Câu trả lời của học sinh.
	Hoạt động 2: Một số bài tập nâng cao 20'
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Giáo viên đưa bài tập, yêu cầu hs trả lời
1. Có phải tất cả các rễ cây đều có miền hút không?Tại sao?
2. Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa?
3 Người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm nhà, làm trụ cầu, tà vẹt đường ray?Tại sao?
4 Vì sao ở nhiều loại lá, mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới?Hãy tìm ví dụ về vài loại lá có hai mặt lá màu không khác nhau, cách mọc của những lá đó có gì khác với cách mọc của đa số cácloại lá?
5 Thân non có màu xanh, có tham gia quang hợp được không?Vì sao?Cây không có lá hoặc lá rụng( xương rồng, cành giao) thì chức năng quang hợp do bộ phận nào của cây đảm nhận?Vì sao em biết
6 Vì sao hô hấp và quang hợp trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau?
- Học sinh đọc bài tập, nghiên cứu, trả lời.
Yêu cầu:
1. Không phải vì có một số cây không có miền hút( cây thuỷ sinh)
2. Vì khi cây ra hoa chất dinh dưỡng ở củ tập trung đi nuôi hoa -> củ bị giảm về chất lượng và khối lượng.
3 Người ta thường chọn phần ròng làm trụ cầu vì đó là phần cứng, chắc của cây gỗ.
4. ở nhiều loại lá mặt trên có màu sẫm hơn dưới vì mặt trên lá phần tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp hơn. Một số lá có hai mặt giống nhau: Lá lúa, lá mía, lá sả…
5. Thân cây non có màu xanh có tham gia quang hợp được. Một số cây như xương rồng.., thân quang hợp vì thân của chúng có màu xanh.
6. Vì chúng đều cần cho hoạt động sống của cây và sản phẩm của quá trình này là nguyênliệu của quá trình kia.
* Kết luận 2: 
	Phần trả lời của học sinh
4.Tổng kết đánh giá: 4'
	- Học sinh xem và sửa lại bài tập của mình.
	- Kiểm tra đánh giá: Gíáo viên chấm vở của học sinh.
5. Hướng dẫn về nhà: 1'
	- Học bài, làm bài tập.
	- Chuẩn bị giờ sau: Theo nhóm các mẫu: Rau má, sài đất, củ gừng, củ nghệ có mầm, cỏ gấu, củ khoai lang có chồi, lá bỏng, lá hoa đá có mầm.
* Rút kinh nghiêm :............................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
	CHƯƠNG V: SINH SẢN SINH DƯỠNG
Tuần 15 Ngày soạn :
Tiết 30: Ngày dạy :
SINH SẢN SINH DƯỠNG TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
	1. Kiến thức: Nắm được khái niệm đơn giản về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
	Tìm được một số ví dụ về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
	Nắm được các biện pháp tiêu diệt cỏ dại hại cây trồng và giải thích cơ sở khoa học của những biện pháp đó.
	2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích mẫu.
	Tập thiết kế thí nghiệm.
	3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II. Đồ dùng dạy học:
	1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh phóng to H.26.4, bảng phụ
Mẫu: Rau má, sài đất, củ gừng, củ nghệ có mầm, cỏ gấu, củ khoai lang có chồi, lá bỏng, lá hoa đá có mầm.
	2. Chuẩn bị của học sinh:
	Chuẩn bị 4 mẫu như H.26.4Sgk. Ôn lại kiến thức của bài biến dạng của thân rễ.
III. Hoạt động dạy và học: 
1, ổn định : 
2 Bài cũ : 
3 Bài mới
	A. Giới thiệu bài: 5'
	- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài tập của hs xem đã hoàn thành hết bài tập chưa?
	- Giới thiệu bài mới: Giáo viên cho hs xem lá bỏng có các chồi. -> gọi hiện tượng này là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. Vậy sinh sản sinh dưỡng là gì? ở những cây khác có như vậy không?
	B. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm hiển khả năng tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá ở một số cây có hoa 20'
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên yêu cầu hoạt động nhóm: thực hiện yêu cầu Sgktr.87
- Giáo viên cho các nhóm trao đổi kết quả.
- Giáo viên yêu cầu hs hoàn thành bảng trong vở bài tập.
- Giáo viên chữa bằng cách gọi hs lên tự điền vào từng mục ở bảng giáo viên đã chuẩn bị (giáo viên nên gọi nhiều hs tham gia)
- Giáo viên theo dõi bảng, công bố kết quả nào đúng (để hs sửa) kết quả nào chưa phù hợp thì hs khác bổ sung tiếp.
- Học sinh hoạt động nhóm:
+ Cá nhân: quan sát trao đổi mẫu kết hợp hinh 26Sgktr.87, trả lời 4 câu hỏi Sgk.
+ Trao đổi trong nhóm -> thống nhất ý kiến trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Hs nhớ lại kiến thức về các loại rễ thân biến dạng kết hợp với câu trả lời của nhóm, hoàn thành bảng ở vở bài tập.
- Một số hs lên bảng, hs khác quan sát, bổ sung.
* Kết luận 1: Một số cây trong điều kiện đất ẩm có khả năng tạo được cây mới từ cơ quan sinh dưỡng
	Bảng đã hoàn chỉnh.
Hoạt động 2: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây 15'
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên yêu cầu hs hoạt động độc lập, nghiên cứu Sgk, thực hiện yêu cầu tr.88.
- Giáo viên chữa bằng cách cho 1 vài hs đọc -> để nhận xét.
- giáo viên cho hs hình thành khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
- Giáo viên hỏi: Tìm trong thực tế những cây nào có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên 
- giáo viên hỏi: Tại sao trong thực tế tiêu diệt cỏ dại rất khó (nhất là cỏ gấu)?Vậy cần có biện pháp gì?Và dựa trên cơ sở khoa học nào để diệt hết cỏ dại?
- Nếu hs không trả lời được giáo viên nên giải thích rõ.
- Học sinh xem lại bảng ở vở bài tập hoàn thành yêu cầu tr.88: Điền từ vào chỗ trống trong các câu sgk.
- Một vài hs đọc kết quả -> hs khác theo dõi nhận xét, bổ sung.
- cây hoa đá, cỏ tranh, cỏ gầu, sài đất… 
- Vì cỏ dại có khả năng sinh sản sinh dưỡng nên chúng sinh sản rất nhanh.
Vì vậy cần phải có biện pháp tiêu diệt cỏ dại bằng cách diệt tận gốc.
- Học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung nếu câu trả lời của bạn chưa chính xác.
* Kết luận 2: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là khả năng tạo thành cây mời từ các cơ quan sinh dưỡng.
IV.Tổng kết đánh giá: 4'
	- Học sinh đọc kết luận cuối bài.
	- Kiểm tra đánh giá: Học sinh trả lời câu hỏi 1,2,3 Sgk.	 
V. Hướng dẫn về nhà: 1'
	- Học bài, làm bài tập.
	- Chuẩn bị giờ sau: Theo nhóm: Cắm cành rau muống vào côc, bát đất ẩm. Ôn lại bài " Vận chuyển các chất trong thân".
* Rút kinh nghiêm :............................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Tuần 16 
 Ngày soạn :
Tiết 31: Ngày dạy :
 Sinh sản sinh dưỡng do người
I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
	1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là giâm cành, chiết cành, ghép cây, nhân giống vô tính.
	Biết được những ưu việt của hình thức nhân giống vô tính trong ống nghiệm
	2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, nhận biết.
	3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn, say mê tìm hiểu thông tin khoa học.
II. Đồ dùng dạy học:
	1. Chuẩn bị của giáo viên:Mẫu thật:Cành dâu, ngọn mía, rau muống giâm đã ra rễ.
2. Chuẩn bị của học sinh: Cành rau muống cắm trong bát đất ẩm
III. Hoạt động dạy và học: 
1, ổn định : 
2 Bài cũ : 
3 Bài mới
	A. Giới thiệu bài: 5'
	- Kiểm tra bài cũ: Thế nào là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên ở cây?Ví dụ.
	- Giới thiệu bài mới: Như Sgk
	B. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm hiểu giâm cành 9'	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên yêu cầu hs hoạt động độc lập, trả lời câu hỏi Sgk.
- Giáo viên giới thiệu mắt của cành sắn ở dọc cành, cành giâm phải là cành bánh tẻ.
- Giáo viên cho hs cả lớp trao đổi kết quả với nhau.
- Giáo viên lưu ý: câu 3 nếu hs không trả lời được giáo viên phải giải thích: Cành của những cây này có khả năng ra rễ phụ rất nhanh.
- Hs rút ra kết luận
- Giáo viên hỏi: Những loại cây nào thường áp dụng biện pháp này?
- Học sinh quan sát H 27.1 kết hợp với mẫu của mình suy nghĩ trả lời 3 câu hỏi SgkTr.89.
yêu cầu nêu được:
+ Cành sắn hút ẩm mọc rễ.
+ Cắm cành xuống đất ẩm -> ra rễ -> cây con.
- Hs trả lời, hs khác bổ sung
- Hs rút ra kết luận
- Sắn, khoai lang
* Kết luận 1: 
	Giâm cành là cắt một đoạn thân hay cành của cây mẹ cắm xuống đất ẩm cho ra rễ -> phát triển thành cây mới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chiết cành 9
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên cho hs hoạt động cá nhân: quan sát H.sgk trả lời câu hỏi.
- Giáo viên nghe và nhận xét phần trao đổi của lớp nhưng giáo viên phả giải thích thêm về kĩ thuật chiết cành cắt một đoạn vỏ gồm cả mạch rây để trả lời câu hỏi 2.
- Giáo viên lưu ý nếu hs không trả lời được câu hỏi 3 thì giáo viên phải giải thích: Cây này chậm ra rễ nên phải chiết cành, nếu giâm thì chết cành.
- Giáo viên cho hs định nghĩa chiết cành?
- Giáo viên hỏi: Người ta chiết cành với những loại cây nào?
- Học sinh quan sát H27.2 chú ý các bước tiến hành để chiết, kết quả hs trả lời câu hỏi tr.90Sgk.
- Hs vận dụng kiến thức bài vận chuyển các chất trong thân để trả lời câu 2.
- Trao đổi nhóm tìm câu đáp án.
- Hs trả lời, hs khác nhận xét, bổ sung.
- Cam, chanh, quýt…
* Kết luận 2: 
	Chiết cành là làm cho cành ra rễ trên cây -> đem trồng thành cây mới.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về ghép cây 9'
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên cho hs nghiên cứu Sgk thực hiện yêu cầu trong sách tr.90. và trả lời câu hỏi:
- Em hiểu thế nào là ghép cây?
- Có mấy cách ghép cây?
- Học sinh đọc Sgk, kết hợp quan sát H27.3 trả lời câu hỏi.
- 

File đính kèm:

  • docGIAO AN SINH HOC 6B CA NAM HAY.doc