Giáo án Sinh học 6 - Bài 5: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng - Năm học 2015-2016
- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục SGK tr.18, nêu cấu tạo kính hiển vi.
- GV hỏi: Bộ phận nào của kính là quan trọng nhất? Vì sao?
- GV gọi HS lên xác định lại từng bộ phận của kính trên kính thật.
- GV yêu cầu HS trình bày các bước sử dụng kính.
- GV nhận xét, cho HS ghi bài.
(Nếu có điều kiện, GV hướng dẫn HS cách quan sát mẫu vật bằng kính hiển vi).
Tuần: 02 Ngày soạn: 23/8/2015 Tiết: 4 Chương I: TẾ BÀO THỰC VẬT Bài 5: KÍNH LÚP, KÍNH HIỂN VI VÀ CÁCH SỬ DỤNG I. MỤC TIÊU: 1) Kiến thức: Nhận biết được các bộ phận của kính lúp, kính hiển vi. 2) Kỹ năng: Biết cách sử dụng kính lúp, nhớ các bước sử dụng kính hiển vi 3) Thái độ: Có ý thức giữ gìn và bảo vệ kính lúp, kính hiển vi khi sử dụng II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Kính hiển vi, kính lúp. 2. Học sinh: Chuẩn bị trước nội dung bài Vật mẫu: rêu tường, một vài bông hoa. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1) Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp 2) Kiểm tra bài cũ: Phân biệt cây có hoa và cây không có hoa? kể 4 vd cho mỗi loại? TL: Cây có hoa có cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt. vd 3) Bài mới: Như các em đã biết, bằng mắt thường ta có thể nhìn thấy rất nhiều vật, nhưng có những vật vô cùng nhỏ bé mà mắt thường ta không thể nhìn thất được như là các loài vi khuẩn, tế bào. Vậy bài học hôm nay sẽ cung cấp cho ta cách để nhìn thấy những vật bé nhỏ đó. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu kính lúp và cách sử dụng. - GV yêu cầu HS đọc mục r SGK tr.17, và trả lời câu hỏi: Kính lúp có cấu tạo như thế nào? - GV cho HS xác định từng bộ phận kính lúp. - GV nhận xét, cho HS ghi bài. - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin -> nêu cách sử dụng kính lúp. (Nếu trường có điều kiện có đủ kính lúp, GV hướng dẫn HS sử dụng kính lúp quan sát mẫu vật) - GV kiểm tra tư thế của HS khi sử dụng kính. - HS nghiên cứu thông tin -> trả lời đạt: Kính lúp gồm 2 phần: + Tay cầm bằng kim loại hoặc bằng nhựa. + Tấm kính trong, dày, 2 mặt lồi có khung bằng kim loại hay bằng nhựa. - HS thực hiện - HS ghi bài. - HS trả lời: Tay trái cầm kính, để mặt kính sát mẫu vật - HS quan sát cây rêu tường bằng kính lúp - HS sửa tư thế cho đúng. I. Kính lúp: Dùng để quan sát những vật nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được. 1. Cấu tạo: Gồm 2 phần Tay cầm bằng kim loại (hoặc bằng nhựa) Tấm kính bằng thủy tinh trong suốt, 2 mặt lồi, dày, có khung bao. 2. Cách sử dụng: Tay trái cầm kính lúp, Mặt kính để sát vật mẫu; mắt nhìn vào mặt kính. Di chuyển kính lúp lên đến khi nhìn rõ vật. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo và cách sử dụng kính hiển vi. - GV yêu cầu HS nghiên cứu mục r SGK tr.18, nêu cấu tạo kính hiển vi. - GV hỏi: Bộ phận nào của kính là quan trọng nhất? Vì sao? - GV gọi HS lên xác định lại từng bộ phận của kính trên kính thật. - GV yêu cầu HS trình bày các bước sử dụng kính. - GV nhận xét, cho HS ghi bài. (Nếu có điều kiện, GV hướng dẫn HS cách quan sát mẫu vật bằng kính hiển vi). - HS HS nghiên cứu mục r SGK tr.18, nêu cấu tạo kính hiển vi: Gồm 3 phần chính: + Chân kính + Thân kính + Bàn kính - HS trả lời đạt: Thấu kính là quan trọng nhất vì có ống kính để phóng to được các vật. - HS thực hiện. - HS nghiên cứu thông tin, trình bày cách sử dụng. - HS ghi bài. II. Kính hiển vi: Dùng để quan sát những gì mắt thường không nhìn thấy. 1. Cấu tạo: Gồm 3 phần chính: Chân kính. Thân kính: gồm: + Ống kính: thị kính, đĩa quay và vật kính. + Ốc điều chỉnh. Bàn kính, Gương phản chiếu ánh sáng. 2. Cách sử dụng: Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng. Đặt và cố định tiêu bản lên bàn kính. Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh đến khi nhìn rõ vật. 4) Củng cố: - Chỉ trên kính các bộ phận của kính hiển vi, và nêu chức năng của chúng? - Một vài học sinh đọc khung ghi nhớ. 5) Hướng dẫn học bài ở nhà: - Xem lại bài và học bài - Học kỹ phần kính hiển vi để chuẩn bị bài sau làm thí nghiệm. - Đọc mục Em có biết? - Chuẩn bị bài mới. - Dặn lớp mang 1 vài củ hành tây và quả cà chua chín để làm thí nghiệm. IV. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- Bai_5_Kinh_lup_kinh_hien_vi_va_cach_su_dung.doc