Giáo án Sinh học 6 - Bài 47: Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước

- GV cho HS quan sát tranh hình 47.1 trả lời câu hỏi:

- So sánh lượng chảy của dòng nước mưa rơi xuống giữa 2 khu vực A và B?

- Vì sao khi có mưa thì lượng mưa nước chảy ở 2 nơi khác nhau?

- Điều gì sẽ xảy ra đối với đật trên đồi trọc khi có mưa? Giải thích?

HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

- Em hãy cho biết đây là hiện tượng gì ?

- Nguyên nhân nào dẫn đến những hiện tượng trên xảy ra?

- Có thể áp dụng những biện pháp nào để hạn chế hiện tượng xói lở đất?

- Vì sao thực vật có khả năng hạn chế được hiện tượng xói lở đất?

 - Vậy thực vật có vai trò gì đối với đất?

- Ở nước ta, mỗi năm 1 ha đất trống (không có rừng) bị trôi mất 173 tấn đất mặt, trong khi đó nếu có rừng che phủ thì mất 1 tấn đất.

- Hồ Thác Bà hằng năm nhận khoảng 2,7 triệu tấn chất lắng đọng do rừng đầu nguồn bị phá làm xói mòn trôi xuống

- Chúng ta cần làm gì để chống xói mòn đất?

 

docx6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 733 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Bài 47: Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Huỳnh Thị Huỳnh Như
Ngày soạn: 8/3/2016
Tiết:
Bài 47: THỰC VẬT BẢO VỆ ĐẤT VÀ NGUỒN NƯỚC
I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh sẽ
1. Về kiến thức
- Giải thích được những nguyên nhân gây ra những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên (xói mòn, hạn hán, lũ lụt) từ đó thấy được vai trò của thực vật trong việc giữ gìn đất và bảo vệ nguồn nước. 
- Giải thích được nguyên nhân sâu xa của hiện tượng xảy ra trong tự nhiên từ đó nêu lên vai trò của thực vật trong việc giữ đất, bảo vệ nước ngầm.
- Từ những nhận thức trên xác định được ý thức trách nhiệm bảo vệ thực vật thể hiện bằng những hành động cụ thể hằng ngày phù hợp với lứa tuổi.
2. Về kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, tổng hợp.
- Kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Về thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Hình ảnh các hiện tượng lỡ đất, xói mòn, ngập lụt.
2. Học sinh
- Tập bài học, tập bài tập và sách giáo khoa.
III. Phương pháp
- Trực quan.
- Hoạt động nhóm.
- Nêu và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Câu 1: Thực vật có vai trò gì đối với việc điều hòa khí hậu? Vì sao cần phải tích cực trồng cây, gây rừng?
Câu 2: Tại sao người ta lại nói “Rừng cây như một lá phổi xanh” của con người?
3. Bài mới
 Vào bài: (1 phút)
 Ta đã biết thực vật có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp thức ăn nuôi sống các sinh vật khác. Nhưng vai trò của thực vật không chỉ có thế chúng còn có ý nghĩa to lớn trong việc điều hoà khí hậu bảo vệ môi trường, bảo vệ đất và nguồn nước.
 Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của thực vật trong việc giúp giữ đất, chống xói mòn 
 Mục tiêu: Học sinh biết được vai trò của thực vật trong việc giúp giữ đất, chống xói mòn.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học 
(10 phút)
- GV cho HS quan sát tranh hình 47.1 trả lời câu hỏi: 
So sánh lượng chảy của dòng nước mưa rơi xuống giữa 2 khu vực A và B?
- Vì sao khi có mưa thì lượng mưa nước chảy ở 2 nơi khác nhau?
- Điều gì sẽ xảy ra đối với đật trên đồi trọc khi có mưa? Giải thích?
HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- Em hãy cho biết đây là hiện tượng gì ?
- Nguyên nhân nào dẫn đến những hiện tượng trên xảy ra? 
- Có thể áp dụng những biện pháp nào để hạn chế hiện tượng xói lở đất?
- Vì sao thực vật có khả năng hạn chế được hiện tượng xói lở đất?
 - Vậy thực vật có vai trò gì đối với đất?
Ở nước ta, mỗi năm 1 ha đất trống (không có rừng) bị trôi mất 173 tấn đất mặt, trong khi đó nếu có rừng che phủ thì mất 1 tấn đất.
 Hồ Thác Bà hằng năm nhận khoảng 2,7 triệu tấn chất lắng đọng do rừng đầu nguồn bị phá làm xói mòn trôi xuống 
Chúng ta cần làm gì để chống xói mòn đất?
 - HS đọc thông tin trong SGK, quan sát tranh trả lời câu hỏi: 
+ Lượng chảy của dòng nước mưa rơi xuống khu vực A yếu hơn nhiều so với khu vực B.
+ Vì tán lá đã cản một phần lớn lượng nước mưa rơi xuống, và nước mưa chảy xuống theo thân cây.
+ Đất sẽ bị xói mòn. Vì ở đồi trọc không có thực vật, khi có mưa lớn đất theo dòng nước trôi xuống gây hiện tượng xói mòn 
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Hiện tượng sạt lở đất ở ven sông, ven biển.
+ Nguyên nhân: Do không có cây chắn ven bờ khi mưa bão, sóng lớn
+ Biện pháp: Trồng cây ven biển, ven bờ sông
+ Vì: Rễ cây có khả năng giữ đất, giảm bớt sự va đập của sóng vào bờ.
+ Thực vật giúp giữ đất, chống xói mòn 
HS lắng nghe
+ Trồng cây 
+ Không chặt phá rừng bừa bãi 
+ Không bẻ cây
1. Thực vật giúp giữ đất, chống xói mòn
- Thực vật, đặc biệt là thực vật rừng, nhờ có hệ rễ giữ đất, tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra, nên có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, sụt lở đất,
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của thực vật góp phần hạn chế ngập lụt, hạn hán 
Mục tiêu: Học sinh nêu được vai trò của thực vật góp phần hạn chế ngập lụt, hạn hán.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
(10 phút)
- Cho HS nghiên cứu SGK tra lời câu hỏi:
- Sau khi mưa lớn đất bị xói mòn, hãy cho biết hiện tượng gì sẽ xảy ra sau đó?
- Kể một số tỉnh thường bị ngập úng và hạn hán ở Việt Nam?
Tại sao có hiện tượng ngập úng và hạn hán ở nhiều nơi ?
- Nếu còn rừng thì sao?
Vai trò giữ đất, chống xói mòn của thưc vật có ý nghĩa gì?
Cho HS ghi bài
Chúng ta cần làm gì để hạn chế các thiên tai?
- HS đọc thông tin trong SGK 
+ Nạn lụt ở vùng thấp. Hạn hán tại chỗ 
+ Hạn hán: các tỉnh Tây Nguyên
 Lũ lụt: ĐB sông Cửu Long, duyên hải Nam Trung Bộ
+ Không có thực vật sau khi mưa lớn àđất bị xói mòn àlấp dòng sông, suối ànước không thoát kịp, tràn lên các vùng thấpàlụt. Những nơi không giữ được nước àhạn hán.
+ Nếu còn rừng thì những hiện tượng hạn hán, lũ lụt được hạn chế.
+ Thực vật giúp giữ đất, chống xói mòn nên đã góp phần hạn chế ngập lụt, hạn hán.
- HS ghi bài
+ Tham gia trồng cây 
+ Chấp hành nội quy về bảo vệ rừng 
+ Tuyên truyền ,vận động mọi người không chặt phá rừng bừa bãi. 
2. Thực vật góp phần hạn chế ngập lụt, hạn hán
- Nhờ tác dụng cản bớt sức nước chảy của tán cây và sự giữ đất của hệ rễ nên khi mưa to đất bị xói mòn, không bị nước mưa kéo theo làm lấp lúng sông, rạch,.
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của thực vật góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm. 
Mục tiêu: Học sinh nêu được thực vật góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
(10 phút)
Quan sát hình vẽ , đọc thông tin SGK mục q tr.151 trả lời câu hỏi:
Em hãy trình bày quá trình hình thành nước ngầm?
- Hãy so sánh hai nơi A và B, nơi nào nguồn nước ngầm nhiều hơn? Vì sao ?
- Nêu vai trò của thực vật đối với việc bảo vệ nguồn nước ngầm?
Để bảo vệ nguồn nước ngầm chúng ta phải làm gì?
- GV cho HS rút ra kết luận chung về vai trò của thực vật trong việc bảo vệ nguồn nước.
Thực vật, đặc biệt là rừng, nhờ có hệ rễ rễ giữ đất, tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra, nên có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, sụt lở đất, hạn chế lũ lụt cũng như giữ được nguồn nước ngầm, tránh hạn hán.
- HS quan sát hình và đọc thông tin trong SGK trả lời câu hỏi:
+ Mưa thấm xuống đất tạo thành nước ngầm.
+ Nơi A nguồn nước ngầm nhiều hơn.
 + Vì khi trời mưa nước chảy chậm " nước thấm xuống đất nhiều " góp phần hình thành nước ngầm 
+ Thực vật, đặc biệt là thực vật rừng nhờ có hệ rễ giữ đất, tán cây cản bớt nước chảy do mưa lớn gây ra, nêu thực vật có vai trò quan trọng trong việc chống sói mòi sụt lở đất, hạn chế lũ lụt cũng như giữ được nguồn nước ngầm, tránh hạn hán.
+ Bảo vệ rừng hiện có, khôi phục rừng và trồng mới diện tích rừng đã bị tàn phá
3. Thực vật góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm.
- Nhờ thực vật mà sao khi mưa nước được giữ lại một phần, thấm dần vào đất tạo thành nước ngầm.
4. Củng cố (5 phút) 
1. Nêu vai trò của thực vật trong việc bảo vệ đất và nguồn nước? 
2. Nêu một số tác hại của hạn hán và lũ lụt?	
5. Dặn dò và nhận xét (2 phút)
- Học bài.
- Làm bài tập cuối bài.
- Xem trước bài “Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người”.

File đính kèm:

  • docxBai_47_Thuc_vat_bao_ve_dat_va_nguon_nuoc.docx
Giáo án liên quan