Giáo án Sinh học 6 - Bài 45: Nguồn gốc cây trồng - Đinh Thị Kim Chi

- Hỏi:

+ Cây như thế nào được gọi là cây trồng?

+ Hãy kể tên một vài cây trồng và công dụng của chúng.

+ Con người trồng cây nhằm mục đích gì?

-Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK. Hỏi:

+ Cây trồng có nguồn gốc từ đâu?

- Nhận xét, chốt lại kiến thức đúng.

- Gv trình chiếu 1 số hình ảnh

* Chuyển ý: Từ thời xa xưa , con người chưa biết trồng cây mà chỉ thu nhặt quả, hạt,củ. của cây cối mọc dại trong rừng làm thức ăn. Về sau do nhu cầu cuộc sống , người ta phải giữ lại giống của những cây này để gieo trồng cho mùa sau nên mới có cây trồng. Vậy cây trồng ngày nay khác cây dại như thế nào? Chúng ta sang phần 2 để tìm hiểu

-1 vài HS trả lời, HS khác bổ sung.

- HS ghi bài

*kết luận:

Cây trồng bắt nguồn từ cây dại, cây trồng phục vụ nhu cầu cuộc sống của con người

 

docx4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 772 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Bài 45: Nguồn gốc cây trồng - Đinh Thị Kim Chi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Tân Mỹ GVHD : Nguyễn Thị Dương Khánh
 GS : Đinh Thị Kim Chi
Bài 45: NGUỒN GỐC CÂY TRỒNG
I.MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Biết được các dạng cây trồng ngày nay là kết quả của quá trình chọn lọc từ những cây dại do bàn tay con người tiến hành.
- Phân biệt được sự khác nhau giữa cây dại và cây trồng và giải thích lý do
- Nêu được những biện pháp chính nhằm cải tạo cây trồng
- Thấy được khả năng to lớn của con người trong việc cải tạo tự nhiên ( ở đây là cải tạo thực vật.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết, hoạt động nhóm.
3. Thái độ: 
- Có ý thức bảo vệ thực vật
-Có thái độ yêu thích môn học
II.CHUẨN BỊ:
1.Chuẩn bị của giáo viên: 
- Tranh vẽ cây cải dại và các thứ cải trồng
2.Chuẩn bị của học sinh:
- Xem bài trước ở nhà
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ ( 5'): 
*Câu hỏi: Trình bày 3 giai đoạn phát triển của giới thực vật?
*Trả lời:
2.Bài mới: 
 * Mở bài: Xung quanh chúng ta có rất nhiều cây cối , trong đó có những cây mọc dại. Vậy giữa cây trồng và cây hoang dại cùng loài có quan hệ gì với nhau, và so với cây dại, cây trồng có gì khác ? Chúng ta vào bài hôm nay
 BÀI 45 NGUỒN GỐC CÂY TRỒNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn gốc cây trồng ( 10phút)
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Hỏi:
+ Cây như thế nào được gọi là cây trồng?
+ Hãy kể tên một vài cây trồng và công dụng của chúng.
+ Con người trồng cây nhằm mục đích gì?
-Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin£ SGK. Hỏi:
+ Cây trồng có nguồn gốc từ đâu?
- Nhận xét, chốt lại kiến thức đúng.
- Gv trình chiếu 1 số hình ảnh
* Chuyển ý: Từ thời xa xưa , con người chưa biết trồng cây mà chỉ thu nhặt quả, hạt,củ.... của cây cối mọc dại trong rừng làm thức ăn. Về sau do nhu cầu cuộc sống , người ta phải giữ lại giống của những cây này để gieo trồng cho mùa sau nên mới có cây trồng. Vậy cây trồng ngày nay khác cây dại như thế nào? Chúng ta sang phần 2 để tìm hiểu
-1 vài HS trả lời, HS khác bổ sung.
- HS ghi bài
*kết luận:
Cây trồng bắt nguồn từ cây dại, cây trồng phục vụ nhu cầu cuộc sống của con người
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự khác nhau giữa cây trồng và cây dại qua một số ví dụ cụ thể (15 phút ) 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Vấn đề 1: Nhận biết cây trồng và cây dại
- Yêu cầu HS quan sát H.45.1 tr.144. Hỏi: ( trình chiếu PP)
+ Nêu tên các cây cải trồng ?
+ Cho biết những bộ phận nào của chúng được sử dụng?
+ Vì sao các bộ phận của cây trồng lại khác nhiều so với cây dại?
- Nhận xét, chốt lại vấn đề: Do nhu cầu sử dụng các bộ phận khác nhau , con người đã cải tạo các bộ phận đó, làm cây trồng khác xa cây dại.
Vấn đề 2: So sánh cây trồng và cây dại
GV Trình chiếu 1 số hình ảnh cây trồng và cây dại
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm tìm thêm 1- 2 ví dụ khác.
- GV cho 1-2 nhóm chữa bài và nhận xét
- Hỏi: cây trồng khác cây dại ở điểm nào? 
- GV trình chiếu PP chốt kiến thức 
- Mở rộng: giới thiệu một số cây trồng mới: các giống lê, táo, nho, các giống lúa cao sản.à Khả năng to lớn của con người trong việc cải tạo thực vật
Chuyển ý : con người chúng ta cải tạo cây trồng như thế nào thì chubgs ta sang phần 3 để tìm hiểu 
- 1 vài HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung
Bắp cải , su hào , súp lơ
Thân ,hoa , lá
Vì do con người cải tạo các bộ phận đó làm cây trồng khác xa cây dại
Thảo
- Cây trồng khác cây dại ở bộ phận mà con người sử dụng.
HS ghi bài
*kết luận:
- Cây trồng có nhiều loại phong phú
- Bộ phận được con người sử dụng có nhiều phẩm chất tốt.
Hoạt động 3: Tìm hiểu công việc cải tạo cây trồng (10 phút )
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chúng ta quan sát lên bảng ( Gv trình chiếu một số hình ảnh cây trồng sử dụng biện pháp cải tạo cây trồng )
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi:
+ Muốn cải tạo cây trồng cần phải làm gì?
- Tổng kết những ý kiến của HS, đưa vào 2 vấn đề chính:
+ Cải tạo giống
+ Các biện pháp chăm sóc
- Liên hệ HS : Các em ở nhà đã giúp bố mẹ cải tạo giống cây trồng như thế nào ? Biện pháo cụ thể
- Nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi
*Kết luận
- Cải biến tính di truyền: lai, chiết, ghép, chọn giống, cải tạo giống, nhân giống
- Chăm sóc: tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh
- Hs kể các biện pháp 
3.Kiểm tra- đánh giá: ( 2 phút)
Tại sao lại có cây trồng? Nguồn gốc của nó từ đâu ?
Cây trồng khác cây dại như thế nào? Do đâu có sự khác nhau đó? Ví dụ?
Hãy kể tên một số loại cây ăn quả được cải tạo có phẩm chất tốt ?
4.Dặn dò ( 2 phút)
 - Học bài
 - Xem trước bài tiếp theo
IV. RÚT KINH NGHIỆM
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 

File đính kèm:

  • docxBai_45_Nguon_goc_cay_trong.docx
Giáo án liên quan