Giáo án Sinh học 6
Khi quan sát 1 cây vừa được đốn xuống, ta sẽ nhìn thấy nhiều vòng tròn trên mặt cắt ngang của
thân cây. Bằng cách đọc những vòng gỗ này người ta có thể biết được tuổi của cây đó. Mỗi năm
cây lại cho thêm một chút gỗ ở vòng ngoài. Phần gỗ này sẽ mang màu sáng nếu cây tăng trưởng
về mùa xuân hay mùa hạ, còn nếu vào mùa đông thì lớp gỗ này thường màu sẫm do cây không
phát triển nhiều lắm. Dựa vào số vòng gỗ màu sáng hoặc màu sẫm ta có thể đoán được tuổi cây.
Ta cũng có thể thấy được những năm nào thời tiết thuận lợi hoặc không thuận lợi cho cây phát
triển. Khi vòng gỗ màu sáng rộng, có nghĩa là trong năm đó cây lớn rất nhanh. Còn nếu vòng gỗ
sáng hẹp tức là năm đó cây phát triển chậm
ầy đủ Mã 1 : đáp án c. Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 140: Trùng roi xanh có màu xanh lá cây là nhờ: a. sắc tố ở màng cơ thể. b. màu sắc của điểm mắt. c. màu sắc của hạt diệp lục. d. sự trong suốt của màng cơ thể. Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án c. Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. 80 Câu 141: Tế bào thực vật và trùng roi giống nhau là: a. tự dưỡng, dị dưỡng, có diệp lục, có nhân. b. tự dưỡng, có diệp lục, có nhân. c. tự dưỡng, có lục lạp, có ti thể, có nhân. d. dị dưỡng, có diệp lục, có nhân. Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án b. Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. …………………… 81 Sinh học 8 Chương I: Khái quát về cơ thể con người Cơ thể người là toàn bộ cấu trúc vật lý của một con người. Cơ thể người bao gồm đầu, thân và tứ chi (hai tay và hai chân). Chiều cao trung bình của một người trưởng thành là khoảng 1,7 m (5 - 6 foot). Kích thước này được quyết định chủ yếu bởi các gen di truyền. Hình dáng và thể trạng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như chế độ ăn và thể dục, hoạt động hàng ngày. Khi con người đạt đến tuổi trưởng thành, cơ thể có khoảng 100 ngàn tỉ tế bào. Mỗi tế bào là một phần của một cơ quan được thiết kế để thực hiện các chức năng sống thiết yếu. Các hệ cơ quan của cơ thể bao gồm: hệ vận động, các hệ mạch (hệ tuần hoàn, hệ bạch huyết), hệ miễn dịch, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ thần kinh, hệ nội tiết và hệ sinh dục nam hoặc nữ. Tất cả các cơ quan ở người đều cấu tạo bằng tế bào. Cơ thể người có số lượng tế bào rất lớn khoảng 75 nghìn tỉ (75 × 10¹²).Có nhiều loại tế bào khác nhau về hình dạng, kích thước và chức năng. Có tế bào hình cầu (tế bào trứng), hình đĩa (hồng cầu), hình khối (tế bào biểu bì), hình nón, hình que (tế bào võng mạc), hình thoi (tế bào cơ), hình sao (tế bào thần kinh — nơ-ron), hình sợi (tóc, lông) hoặc giống các sinh vật khác (bạch cầu, tinh trùng),... Có tế bào dài, ngắn, có tế bào lớn, bé khác nhau và chức năng của các tế bào ở các cơ quan cũng khác nhau, ngay cả ở trong cùng một cơ quan cũng khác nhau. Tế bào lớn nhất là tế bào trứng, có đường kính khoảng 100 μm (0,1 mm), nằng bằng 175000 tinh trùng; tinh trùng là tế bào nhỏ nhất; dài nhất làtế bào thần kinh (nơ-ron). Mặc dù khác nhau về nhiều mặt nhưng loại tế bào nào cũng có 3 phần cơ bản: màng sinh chất, chất tế bào và nhân. Câu 1: Những chất hữu cơ chính có trong tế bào là : a, Prôtêin, lipit, gluxit, axit nuclêic. b, Prôtêin, lipit, ribôxôm, axit nuclêic. c, Lipit, gluxit, axit nuclêic, mêzôxôm. d, Xenlulô, lipit, prôtêin, axit nuclêic Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án a. Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 2: Màng tế bào có chức năng: a, điều khiển hoạt động sống của tế bào b, thực hiện trao đổi chất c, thực hiện các hoạt động sống của tế bào d, thực hiện quá trình sinh sản tế bào Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án b. Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. 82 Mã 9: Không trả lời. Câu 3: Mô là : a, Một tập hợp các tế bào có cấu tạo giống nhau, đảm nhận các chức năng khác nhau trong cơ thể. b, Một tập hợp các tế bào chuyên hoá, có cấu tạo giống nhau, đảm nhận các chức năng khác nhau trong cơ thể. c, Một tập hợp các tế bào có cấu trúc, hình dạng, kích thước khác nhau, đảm nhận chức năng nhất định trong cơ thể. d, Một tập hợp các tế bào chuyên hoá, có cấu tạo giống nhau, đảm nhận chức năng nhất định trong cơ thể. Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án d. Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 4: Đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể là a. Mô. b. Tế bào. c. Cơ quan. d. Hệ cơ quan. Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án b. Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 5: Trong cơ thể người, tế bào dài nhất là: a. Tế bào cơ. b. Tế bào xương. c. Tế bào thần kinh. d. Tinh trùng. Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án c. Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 6: Thành phần nào sau đây không cùng cấp độ tổ chức với các thành phần còn lại: 83 a. Hồng cầu. b. Nơron. c. Mao mạch. d. Tinh trùng. Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án c. Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 7: Những hệ cơ quan đảm nhận vai trò điều khiển, phối hợp và điều hoà hoạt động của các hệ cơ quan là: a. Hệ thần kinh và hệ nội tiết. b. Hệ tuần hoàn và hệ thần kinh. c. Hệ vận động và hệ thần kinh. d. Hệ nội tiết và hệ hô hấp. Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án a Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 8: Những chất hữu cơ chính có trong tế bào là : a, Prôtêin, lipit, gluxit, axit nuclêic. b, Prôtêin, lipit, ribôxôm, axit nuclêic. c, Lipit, gluxit, axit nuclêic, mêzôxôm. d, Xenlulô, lipit, prôtêin, axit nuclêic Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án a. Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 9: Có chức năng tạo ra cơ thể, neo giữ các cơ quan hoặc chức năng đệm là: a, mô biểu bì. b, mô liên kết. c, mô cơ. d, mô thần kinh. 84 Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án b. Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 10: Có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều hoà hoạt động các cơ quan đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan và giúp cơ thể thích ứng với môi trường là: a, mô biểu bì. b, mô liên kết. c, mô cơ. d, mô thần kinh. Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án d. Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 11: Có chức năng dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương đến cơ quan phản ứng là: a, nơron trung gian b, noron li tâm c, nơron hướng tâm d, nơron hướng tâm và nơron li tâm Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án b. Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Chương 2. Hệ vận động Hệ vận động người gồm có bộ xương và hệ cơ, hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thần kinh. Xương gồm 206 chiếc, dài ngắn khác nhau, hợp lại tạo thành bộ xương nâng đỡ cơ thể, che chở cho các nội quan khỏi những chấn thương lí học. Hệ cơ gồm khoảng 600 cơ tạo thành, là những cơ vân (hay cơ xương) bám vào hai đầu xương giúp cho cơ thể cử động. Nhờ hệ vận độngmà cơ thể ta có hình dạng nhất định, thể hiện được những động tác lao động, biểu lộ được những cảm xúc của mình. Trải qua thời kì dài tiến hóa, hệ vận động người được coi là tiến hóa nhất trong sinh giới nói chung và giới Động vật nói riêng. 85 Câu 12: Khớp giữa các xương ở hộp sọ là: a, khớp động b, khớp bán động c, khớp bất động d, khớp bán động và khớp động Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án c, Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 13: Xương dài nhất trong cơ thể là: a, xương cánh tay b, xương cẳng tay c, xương đùi d, xương cẳng chân Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án c. 86 Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 14: Xương lớn lên về bề ngang: a, do tế bào mô xương xốp phân chia b, do tế bào lớp sụn tăng trưởng phân chia c, do tế bào màng xương phân chia d, do tế bào khoang xương phân chia Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án c. Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 15: Khi ngâm xương đùi ếch trong cốc đựng dung dịch axit clohiđríc 10%,sau khoảng 15 phút lấy ra thấy xương : a, cứng, chắc b, giòn, dễ gãy c, mềm, dẻo d, nát vụn Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án c. Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 16: Xương người già giòn dễ gãy là do: a, xương không phát triển b, tỉ lệ muối khoáng giảm c, tỉ lệ chất cốt giao giảm d, xương phát triển nhanh Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án c. Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 17: Xương dài ra là nhờ : a, tế bào màng xương phân chia 87 b, tế bào lớp sụn tăng trưởng phân chia c, tế bào khoang xương phân chia d, tế bào mô xương xốp phân chia Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án b. Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 18: Cầu thủ đá một quả bóng nặng 0,8 kg đi xa 12m công cơ tạo ra là: a, 9,6 N b, 9,6 J c, 96 N d, 96 J Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án d. Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 19: Một trong các biện pháp giúp hết mỏi cơ là: a, uống nước thật nhiều b, xoa bóp chỗ mỏi c, chạy tại chỗ d, ăn thật nhiều. Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án b. Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 20: Một trong các yếu tố làm cong vẹo cột sống là: a, mang vác quá nhẹ b, mang vác đều hai bên c, mang vác một bên vai d, mang vác vừa sức Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án c. 88 Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Chương 3. Tuần hoàn Hệ tuần hoàn bao gồm tim và các mạch máu (động mạch, tĩnh mạch, mao mạch), nó có chức năng đảm bảo sự lưu thông máu trong cơ thể con người. Nhưng có những sự thật thú vị ít người biết về cơ quan quan trọng hàng đầu đảm bảo sự sống này. Mạch máu là những ống rỗng mang máu đi hàng dặm khắp cơ thể trong một dòng chảy không bao giờ chấm dứt. Nếu bạn có thể nối tất cả các động mạch, mao mạch và tĩnh mạch của một người lớn, nó sẽ kéo dài khoảng 60.000 dặm, tương đương 100.000km. Tức là nếu so sánh với chu vi của trái đất (40.000km), mạch máu của 1 người có thể bao bọc xung quanh hành tinh khoảng 2,5 lần. Các mao mạch là những đơn vị hoạt động nhỏ nhất trong hệ thống các mạch máu, chúng nối các tiểu động mạch với các tĩnh mạch. Mao mạch rất nhỏ, trung bình khoảng 8 micron, tương đương với 1/3.000 inch, tức là có đường kính bằng 1/10 đường kính một sợi tóc con người. Các hồng cầu cũng có kích thước tương tự các mao mạch và thông qua mao mạch, hồng cầu di chuyển theo dòng. Tuy nhiên, một số mao mạch hơi nhỏ hơn đường kính của các hồng cầu, do đó, các hồng cầu phải bóp méo hình dạng của mình để lách qua. Máu giàu oxy chảy qua động mạch và mao mạch trong cơ thể có màu đỏ tươi. Sau khi các hồng cầu mang oxy đến cung cấp cho các mô trong cơ thể, máu của bạn sẽ trở thành màu đỏ sẫm và quay trở lại trái tim thông qua các tĩnh mạch. Mặc dù dưới lớp da, bạn có thể nhìn thấy các tĩnh mạch có màu xanh nhưng thực chất không phải lúc này máu của bạn màu xanh mà màu sắc của tĩnh mạch là kết quả của các bước sóng khác nhau mà ánh sáng xuyên qua da bạn được hấp thu và phản chiếu lại trong mắt bạn. Câu 21: Chu kì co dãn tim người gồm mấy pha? a. 1 89 b. 2 c. 3 d. 4 Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án c Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 22: Máu có màu đỏ tươi sau khi đi qua cơ quan nào ? a. Gan. b. Ruột non. c. Phổi. d. Thận. Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án c. Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 23: Quá trình hồng cầu kết hợp với CO2 và giải phóng O2 xảy ra: a. trong nước mô. b. trong máu, tại mao mạch các cơ quan. c. trong mạch bạch huyết. d. trong không khí tại phế nang. Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án b. Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 24: : Huyết áp máu mao mạch thấp nhất ở: a. Thận b. Não bộ c. Cơ d. Phổi Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án d. 90 Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 25: Tế bào máu vận chuyển ôxy và cacbonic là: a, hồng cầu b, tiểu cầu c, bạch cầu trung tính d, bạch cầu ưa axit Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án a. Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 26: Tế bào lim phô B bảo vệ cơ thể bằng cách : a, tiết dịch tiêu hoá vi khuẩn b, tiết prôtêin đặc hiệu phá huỷ tể bào nhiễm vi khuẩn c, tiết kháng thể vô hiệu hoá vi khuẩn d, tiết chất nhầy bao lấy vi khuẩn Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án c. Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 27: Anh Nam có nhóm máu A bị tai nạn giao thông mất nhiều máu cần được truyền máu. Người có nhóm máu nào dưới đây có thể cho máu anh Nam: a, AB và O b, B và O c, A và O d, A và B Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án c Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 28: Vòng tuần hoàn lớn: a, bắt đầu từ tâm thất trái kết thúc ở tâm nhĩ phải 91 b, bắt đầu từ tâm thất phải kết thúc ở tâm nhĩ trái c, bắt đầu từ tâm thất trái kết thúc ở tâm nhĩ trái d, bắt đầu từ tâm thất phải kết thúc ở tâm nhĩ phải Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án a. Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 29: Vòng tuần hoàn nhỏ: a, bắt đầu từ tâm thất trái kết thúc ở tâm nhĩ phải. b, bắt đầu từ tâm thất phải kết thúc ở tâm nhĩ trái. c, bắt đầu từ tâm nhĩ trái kết thúc ở tâm thất phải. d, bắt đầu từ tâm nhĩ phải kết thúc ở tâm thất trái. Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án b. Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 30: Vòng tuần hoàn nhỏ trao đổi khí ở: a, gan b, phổi c, thận d, dạ dày Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án b. Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 31: Ngăn tim có thành dày nhất là: a, tâm nhĩ phải b, tâm nhĩ trái c, tâm thất phải d, tâm thất trái Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án d. 92 Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 32: Hở van tim ở động mạch chủ thì : a, máu chảy ngược về tim, có thể gây nhồi máu cơ tim, lượng máu nuôi cơ thể ít. b, máu dồn về đến động mạch làm động mạch căng ra, có thể gây vỡ động mạch. c, lượng máu đến động mạch bị pha trộn ít oxy làm cơ thể mệt mỏi. d, máu về tĩnh mạch nhiều hơn bình thường làm hệ tuần hoàn làm việc mệt mỏi. Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án a. Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 33: Huyết áp cao nhất ở: a, động mạch chủ. b, tĩnh mạch c, động mach phổi d, mao mạch Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án a. Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Chương 4. Hô hấp Hệ hô hấp là một hệ cơ quan có chức năng trao đổi không khí diễn ra trên toàn bộ các bộ phận của cơ thể. Ở con người và các loài thú khác, các đặc điểm giải phẫu học của hệ hô hấp gồm có ống dẫn khí, phổi và hệ cơ hô hấp. Cơ quan hô hấp được sử dụng bởi hầu hết, hoặc tất cả các loài Động vật để chuyển đổi loại khí cần thiết cho cuộc sống (được gọi là sự hô hấp). Những cơ quan đó tồn tại dưới nhiều hình thức như: Da: một số thủy sinh, hay động vật sống trên mặt đất (một số loài nhện và rận, ví dụ) có thể hít thở một cách đơn giản bằng cách trao đổi khí qua bề mặt của cơ thể Mang: nhiều thủy sinh, động vật sử dụng mang để thở. Ngay cả các động vật trên mặt đất cũng có thể làm được điều này, như với các loài mọt có thể tìm thấy được dưới những tảng đá trong sân nhà. Mang chỉ đơn giản là lớp tế bào điều chỉnh một cách cụ thể để trao đổi khí một cách phù hợp. Mang phụ: một số loài nhện, bọ cạp, và vài loài chân khớp vẫn dùng mang phụ. Mang phụ, chủ yếu là mang được điều chỉnh cho sử dụng trên đất, trong quá trình hô hấp của chúng. Chúng là những tế bào đơn giản, với nhiều vết nhăn để tăng diện tích bề mặt 93 Một bộ phận trong tai: Một cơ quan thở phụ cho các loài cá thuộc họ Anabantoidei. Chủ yếu kèm theo các tế bào đan xen chằng chịt với nhau, phát triển từ một góc trong cấu trúc của mang Khí quản: ống phát triển của nhiều loài chân khớp, có thể từ mang phụ, mà đơn giản chỉ dẫn trực tiếp vào các cơ quan thông qua các lỗ được gọi là lỗ mang, nơi mà các cơ quan nội bộ tiếp nhận với không khí. Chúng có thể rất đơn giản, như là với một số loài nhện, hoặc phức tạp hơn, kết thúc bằng một cái túi khí phức tạp, như với nhiều côn trùng. Phổi: phổi được tạo bởi các mô cơ, các tế bào bên trong phổi thu oxy trong không khí và chuyển nó vào trong máu qua mao mạch và thải khí carbon dioxide ra. Cơ hoành - một lớp cơ mỏng nằm ở dưới cùng của cơ quan hô hấp có trách nhiệm trong việc điều chỉnh khối lượng không khí hít thở. Câu 34: Nắp thanh quản có chức năng: a, để không khí không vào đường tiêu hoá b, để thức ăn không vào đường hô hấp c, để thức ăn không vào đường tiêu hoá d, để không khí không vào đường hô hấp Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án b. Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 35: Phế nang là đơn vị cấu tạo của: a, mũi b, họng c, thanh quản d, phế quản 94 Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án d. Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 36: Trao đổi khí ở phổi gồm: a, khuếch tán ôxy từ không khí phế nang vào máu và cacbonic từ máu vào không khí phế nang b, khuếch tán cacbonic từ không khí phế nang vào máu và ôxy từ máu vào không khí phế nang c, khuếch tán ôxy từ máu vào tế bào và cacbonic từ tế bào vào máu d, khuếch tán cacbonic từ máu vào tế bào và ôxy từ tế bào vào máu Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án a. Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 37: Khói thuốc lá : a, gây viêm lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí b, gây bệnh bụi phổi c, chiếm chỗ oxy trong máu làm giảm hiệu quả hô hấp d, làm tê kiệt lớp lông rung, giảm hiệu quả lọc sạch không khí Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án d. Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 38: Bụi là tác nhân chính gây ra bệnh: a, viêm phổi b, ung thư phổi c, bụi phổi d, viêm đường dẫn khí Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án d. Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 39: Loại khí nào không có trong thành phần dung tích sống: 95 a. Khí bổ xung. b. Khí lưu thông. c. Khí dự trữ. d. Khí cặn. Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án d. Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 40: Nhu cầu O2 tại cơ quan nào sau đây thấp hơn các cơ quan còn lại ? a. Não bộ b. Tinh hoàn c. Tim d. Thận Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án b. Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Chương 5. Tiêu hóa Bộ máy tiêu hóa của người gồm ống tiêu hóa và các túi tiêu hoá, cung cấp liên tục các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, thực hiện các chức năng: - Chức năng cơ học: vận chuyển thức ăn, phân cắt thức ăn thành mẩu nhỏ, nhào trộn với dịch tiêu hoá... - Chức năng hóa học: hoạt động của các dịch tiêu hóa giúp phân giải thức ăn thành các chất đơn giản dễ hấp thu - Chức năng hấp thu: đưa thức ăn đã được tiêu hóa trong ống tiêu hóa vào máu 96 Câu 41: Chất trong thức ăn bị biến đổi hoá học trong quá trình tiêu hoá là: a, gluxit b, nước c, vitamin d, muối khoáng Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án a. Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 42: Chất không bị biến đổi trong quá trình tiêu hoá thức ăn là: a, gluxit b, prôtêin c, vitamin d, lipit Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án c. 97 Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 43: Tuyến gan tiết dịch đổ vào : a, miệmg b, dạ dày c, tá tràng d, ruột già Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án c. Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 44: Tuyến vị tiết dịch đổ vào: a, thực quản b, ruột già c, ruột non d, dạ dày Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án d. Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 45: Nuốt diễn ra nhờ hoạt động chủ yếu của: a, răng b, luỡi c, thực quản d, tuyến nước bọt Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án c. Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 46: Chất bị biến đổi hoá học ở khoang miệng là: a, gluxit b, prôtêin 98 c, lipit d, vitamin Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án a. Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 47: Khi nhai cơm lâu thấy ngọt là do: a, muối khoáng biến đổi thành đường b, prôtêin bị biến đổi thành đường c, gluxít bị biến đổi thành đường d, lipit bị biến đổi thành đường Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án c. Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu 48: Chất bị tiêu hoá hoá học ở dạ dày là: a, lipit b, gluxit c, vitamin d, prôtêin Mức đầy đủ Mã 1 : đáp án d. Mức không tính điểm
File đính kèm:
- cau hoi sinh thcs theo huong phat trien nang luc hs.pdf