Giáo án Sinh học 12 - Tuần 3 đến tuần 10

*Hoạt động 1(10phút): Ôn lại kiến thức chương 1:

*Mục tiêu: HS hệ thống lại nội dung kiến thức chương 1:

- GV:Treo bảng phụ, y/c hs trả lời hệ thống câu hỏi sau:

? Đơn vị cấu tạo của cơ thể thực vật là gì.

? Nêu các bước phân chia của 1 tế bào ? Sự lớn lên và phân chia tb có ý nghĩa gì đối với cơ thể thực vật.

? Trong 1 tb thành phần nào là quan trọng nhất . Thành phần nào là cây có màu xanh ? vì sao ?

- HS: Nhớ lại kiến thức trả lời

*Hoạt động 2(10phút): Ôn lại kiến thức chương 2:

*Mục tiêu: Hs hệ thống kiến thức rễ

- GV:Treo bảng phụ, y/c hs trả lời hệ thống câu hỏi sau:

? Rễ có mấy miền ? chức năng của mỗi miền.

? Miền nào là quan trọng nhất? Vì sao

-Miền hút có cấu tạo như thế nào?

-Lông hút có tồn tại mãi mãi không?

Có phải tất cả các cây đều có miền hút không ? vì sao ?

? Vì sao bộ rễ thường đâm sâu, lan rộng.

- HS: Nhớ lại kiến thức trả lời

*Hoạt động 2(10phút): Ôn lại kiến thức chương 3:

*Mục tiêu: Hs hệ thống kiến thức về thân

- GV:Treo bảng phụ, y/c hs trả lời hệ thống câu hỏi sau:

? Giải thích sự dài ra và to ra của thân

? Nêu sự khác nhau giữa chồi lá và chồi hoa

? So sánh điểm khác nhau về cấu tạo trong của rễ(miền hút) và cấu tạo trong của thân non?

? Nêu các loại thân biến dạng ? Xương rồng có đặc điểm gì thích nghi với đời sống khô hạn.

- HS: Nhớ lại kiến thức trả lời

 

 

doc47 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1707 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 12 - Tuần 3 đến tuần 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có phụ thuộc vào thời tiết không ?
- Biết được nhu cầu nước của cây có ý nghĩa gì ?
- Vì sao cần phải cung cấp đủ nước cho cây đang lúc cây đang sinh trưởng?
-HS:
- Có, vào những ngày nắng nóng cây cần nhiều nước
- Giúp chúng ta chủ động tưới nước cho cây
- Vì giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt
*GDMT: Giáo dục hs chăm sóc cây
* Hoạt động 2(10 phút):Tìm hiểu nhu cầu muối khoáng của cây:
- GV yêu cầu hs quan sát hình 11.1 và cho biết. 
1. Theo em bạn Tuấn làm thí nghiệm trên để làm gì?
2. Trạng thái cây ở chậu A và B như thế nào ?
3. Dựa vào thí nghiệm trên em có thể rút ra kết luận gì?
- Hs quan sát tranh, trả lời:
1.Nhằm chứng minh sự cần muối khoáng của cây.
2. Chậu A cây tốt, chậu B cây sinh trưởng, phát triển kém
3. Cây xanh rất cần muối khoáng.
- Yêu cầu hs nghiên cứu bảng sgk trang 36 và đọc thông tin cho biết.
? Cây cần chủ yếu những loại muối khoáng nào
? Lấy vd chứng minh nhu cấu muối khoáng của các loại cây, các giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của cây không giống nhau
-Hs:
+ Muối đạm, lân, kali
+ Lấy vd
-GV đặt câu hỏi mở rộng:
? Tại sao bón tro bếp cho cây lại tốt?
? Tại sao trồng các cây họ đậu lại không cần bón phận đạm?
-HS:
+ Cung cấp nguồn muối kali
+ Cây tự tạo ra nguồn đạm
I. Cây cần nước và các loại muối khoáng
1). Nhu cầu nước của cây.
- Tất cả các cây đều cần nước. Nước cần nhiều hay ít còn phụ thuộc vào từng loại cây các giai đoạn sống, các bộ phận khác nhau của cây.
2) Nhu cầu muối khoáng của cây.
- Cây rất cần muối khoáng, trong đó cần nhiều là : Muôí đạm, muôí lân, muối Kali.
- Nhu cầu muối khóang khác nhau đối với từng laọi cây, từng giai đoạn trong chu trình sống của cây
4.4. Tổng kết:
- GV yêu cầu Hs trả lời:
 - Nêu vai trò của nước và muối khoáng đối với cây? - Theo em giai đoạn nào của cây cần nước và muối khoáng?
- HS: +Tất cả các cây đều cần nước. Nước cần nhiều hay ít còn phụ thuộc vào từng loại cây các giai đoạn sống, các bộ phận khác nhau của cây.
 +Cây rất cần muối khoáng, trong đó cần nhiều là : Muôí đạm, muôí lân, muối Kali.
- Nhu cầu muối khóang khác nhau đối với từng laọi cây, từng giai đoạn trong chu trình sống của cây
- GV: gọi hs đọc ghi nhớ sgk
4.5. Hướng dẫn học tập:
- Đối với tiết học này: Biết được nhu cầu cần nước và muối khoáng của cây
- Đối với tiết học tiếp theo:
+ Nghiên cứu trước bài 11: “Sự hút nước và muối khoáng của rễ( tt)”
+ Tìm hiểu :Mối quan hệ giữa quá trình hút nước và muối khoáng?
5.PHỤ LỤC:
 Bài 11: SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI
 KHOÁNG CỦA RỄ (tt)
Tuần 06 Tiết11 
Ngày dạy: 25/09/2014 
I. MỤC TIÊU
1.1.Kiến thức:
Hs biết:
 - Học sinh biết mối quan hệ giữa hai quá trình hút nước và muối khoáng
- Xác định con đường rễ cây hút nước, muối khoáng hoà tan .
- Học sinh biết được những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây
Hs hiểu:
- HS hiểu và vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng trong thiên nhiên 
1.2.Kĩ năng:
Hs thực hiện được: 
-Quan sát, so sánh, làm thí nghiệm, kỹ năng hoạt động nhóm.
- Kn tìm kiếm và xử lí thông tin về sự hút nước và muối khoáng của rễ, các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của rễ.
- Kn trình bày suy nghĩ trong thảo luận nhóm
- Kn quản lí thời gian trong khi chia sẻ thông tin,trình bày báo cáo.
Hs thực hiện thành thạo: Kn tìm kiếm và xử lí thông tin về sự hút nước và muối khoáng của rễ, các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của rễ.
1.3.Thái độ: 
Thói quen: Giáo dục ý thức chăm sóc cây xanh
Tính cách: Chăm chỉ, chú ý.
2.Nội dung bài học:
 + Con đường hút nước và muối khoáng hòa tan
 + Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây
3.Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên:
 Bảng phụ, hệ thống câu hỏi, tranh vẽ phóng to hình H.11.2
3.2. Học sinh:Chuẩn bị bài ở nhà 
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:
Lớp 6A1………………………………………..
Lớp 6A2………………………………………..
Lớp 6A3………………………………………..
4.2/ Kiểm tra miệng : (câu hỏi bài mới 2đ, câu hỏi bài cũ 8đ)
Câu hỏi bài cũ: ?Nêu vai trò của nước và muối khoáng đối với cây?(8đ)
Đáp án: 
- Tất cả các cây đều cần nước. Nước cần nhiều hay ít còn phụ thuộc vào từng loại cây các giai đoạn sống, các bộ phận khác nhau của cây.
- Cây rất cần muối khoáng, trong đó cần nhiều là : Muôí đạm, muôí lân, muối Kali.
- Nhu cầu muối khóang khác nhau đối với từng loại cây, từng giai đoạn trong chu trình sống của cây
Câu hỏi bài mới: ?Quá trình hút nước và muối khoáng có quan hệ với nhau không?(2đ)
Đáp án: Có. Vì muối khoáng được hấp thụ vào rễ và vận chuyển trong cây là nhờ tan trong nước.
4.3/ Tiến trình bài học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1(15phút): Tìm hiểu rễ cây hút nước và muối khoáng
*Mục tiêu: HS chỉ được con đường hút nước và muối khoáng hòa tan
- GV: Y/c các nhóm quan sát h11.2 tìm các từ ngữ thích hợp điền vào BT sgk.
- HS : quan sát kỹ hình trong SGK, làm bài tập trong sách.
+ Các từ cần điền: 1. lông hút; 2. vỏ rễ; 3. mạch gỗ; 4. lông hút
- GV: Gọi HS báo cáo kết quả.
- HS : báo cáo kết quả
- GV nhận xét và kết luận.
- GV: Yêu cầu hs lên chỉ trên hình vẽ con đường hút nước và muối khoáng của rễ
- HS lên trình bày
- GV hỏi:
? Bộ phận nào của rễ giữ chức năng hút nước và muối khoáng ?
? Cày, cuốc, xới đất có lợi gì cho cây?
- HS: 
+ Lông hút
+ Giúp cây hút nước và muối khoáng dễ dàng
- GV: nhận xét, hoàn thiện kiến thức
* Hoạt động 2(15 phút):Tìm hiểu những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây:
 *Mục tiêu: HS biết được những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây:
-GV: Yêu cầu HS đọc nội dung kiến thức ở SGK
? Những điều kện bên ngoài nào ảnh hưởng tới sự hút nước và khoáng của cây.Lấy ví dụ
- HS; Đọc tt sgk, trả lời:
Những Đk : đất, lượng nước, thời tiết, khí hậu…
VD: SGk
- GV đặt câu hỏi mở rộng:
? Vì sao trời nóng tưới nhiều nước cho cây, còn mưa nhiều ngập úng thì chống úng?
-HS: Trời nóng, nhiệt độ cao cây thoát hơi nước nhiều nên tưới đủ nước, mưa nhiều đất ngập nước cây không thở được lâu ngày sẽ chết do đó cần chống úng cho cây.
-Gv nhận xét, chốt kiến thức
II/. Sự hút nước và muối khoáng của rễ
1). Rễ cây hút nước và muối khoáng
-Rễ cây hút nước và muôí khoáng hoà tan nhờ lông hút.
-Nước và muối khoáng ở trong đất được lông hút hấp thụ qua vỏ tới mạch gỗ đi lên các bộ phận của cây.
2). Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây:
- Thời tiết, khí hậu, các loại đất 
- Cần cung cấp đủ nước và muối khoáng thì cây mới sinh trưởng và phát triển tốt.
4.4. Tổng kết:
- GV yêu cầu Hs trả lời:
 ? Trình bày con đường hút nước và muối khoáng hòa tan? Điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây?
- HS: 
+Rễ cây hút nước và muôí khoáng hoà tan nhờ lông hút.
+Nước và muối khoáng ở trong đất được lông hút hấp thụ qua vỏ tới mạch gỗ đi lên các bộ phận của cây.
 + Thời tiết, khí hậu, các loại đất 
 + Cần cung cấp đủ nước và muối khoáng thì cây mới sinh trưởng và phát triển tốt
4.5. Hướng dẫn học tập:
- Đối với tiết học này: Xác định được con đường hút nước và muối khoáng hòa tan
 Các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của rễ.
- Đối với tiết học tiếp theo:
+ Nghiên cứu trước bài 12: “Biến dạng của rễ”
+ Tìm hiểu :Ngoài chức năng hút nước và muối khoáng thì rễ còn có chức năng nào khác?
+ Đem mẫu vật: Củ cải trắng hoặc cà rốt, dây trầu không, hồ tiêu….
5.PHỤ LỤC:
 Bài 12: THỰC HÀNH
QUAN SÁT BIẾN DẠNG CỦA RỄ
Tuần 06 Tiết12 
Ngày dạy: 30/09/2014 
I. MỤC TIÊU
1.1.Kiến thức:
Hs biết:
- Nêu khái niệm về rễ biến dạng
- Biết được 4 loại rễ biến dạng : Rễ củ, rễ móc, rễ thở, giác mút. 
Hs hiểu:
- Hiểu được đặc điểm của từng loại rễ biến dạng phù hợp với chức năng của chúng.
- Có khả năng nhận dạng một số loại rễ biến dạng đơn giản thường gặp.
1.2.Kĩ năng:
Hs thực hiện được: 
- Kn hợp tác nhóm để sưu tầm mẫu vật và ptích mẫu vật(các loại rễ)
- Kn tìm kiếm thông tin,so sánh, ptích, đối chiếu giữa các loại rễ với nhau.
- Kn tự tin và quản lí thời gian khi thuyết trình kết quả thảo luận nhóm.
Hs thực hiện thành thạo: Kn tìm kiếm thông tin,so sánh, ptích, đối chiếu giữa các loại rễ với nhau.
1.3.Thái độ: 
Thói quen: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật. Giải thích vì sao phải thu hoạch củ trước khi ra hoa.
Tính cách: Chăm chỉ, chú ý.
2.Nội dung bài học:
 Biết được khái niệm về rễ biến dạng
 Biết được chức năng của từng loại rễ biến dạng
3.Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên:
 Bảng phụ, hệ thống câu hỏi, tranh vẽ phóng to hình H.12.1 SGk
3.2. Học sinh:Chuẩn bị bài ở nhà, chuẩn bị mẫu vật: củ cải, cà rốt, dây trầu không, hồ tiêu…
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:
Lớp 6A1………………………………………..
Lớp 6A2………………………………………..
Lớp 6A3………………………………………..
4.2/ Kiểm tra miệng : (câu hỏi bài mới 2đ, câu hỏi bài cũ 8đ)
Câu hỏi bài cũ: ? Trình bày con đường hút nước và muối khoáng hòa tan? Điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây? (8đ)
Câu hỏi bài mới: ?Có những loại rễ biến dạng nào?(2đ)
Đáp án: Có 4 loại: Rễ củ, rễ móc, rễ thở, giác mút
4.3/ Tiến trình bài học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1(5phút): Tìm hiểu khái niệm về rễ biến dạng
*Mục tiêu: HS biết được khái niệm rễ biến dạng
- GV: Y/c hs đọc TT sgk, trả lời:
? Thế nào là rễ biến dạng?
- HS: Đọc tt sgk, trả lời;
+ Một số loại rễ biến đổi hình dạng cấu tạo để làm các chức năng khác của cây gọi là rễ biến dạng.
- Gv Chốt lại kiến thức.
* Hoạt động 2(25 phút):Tìm hiểu các loại rễ biến dạng
 *Mục tiêu: HS biết được các loại rễ biến dạng và chức năng của chúng:
-GV: Treo tranh phóng to h12.1 sgk, y/c hs quan sát, trả lời: 
? Có những loại rễ biến dạng nào?
- HS: Quan sát tranh, trả lời:
Rễ củ, móc, thở, giác mút.
- GV: treo bảng phụ bảng trang 40 sgk, y/c hs thảo luận hoàn thiện bảng.
- HS thảo luận, hoàn thiện bảng.
- GV: gọi đại diện nhóm báo cáo
- HS: đại diện nhóm báo cáo
- GV hoàn thiện kiến thức.
- GV đặt câu hỏi, gọi hs trả lời:
+ Rễ cải củ có kích thước và chức năng khác với rễ cây hoa cúc như thế nào?
- HS: 
+ Rễ cải củ: phình to, chứa chất dự trữ, không hút nước và muối khoáng.
+ Rễ hoa cúc: nhỏ, chức năng chủ yếu là hút nước và muối khoáng cho cây.
- GV mở rộng kiến thức:
Củ cải, cà rốt, đậu, nhân sâm rễ hình thành từ rễ cái còn sắn, khoai lang, củ từ, thược dược rễ hình thành từ rễ bên.
-GV hỏi:
? So sánh cách mọc và chức năng của rễ phụ cây cẩm gùi và rễ phụ cây trầu không?
- HS: 
+ Rễ phụ cây cẩm gùi: mọc từ rễ cái dưới đất, chức năng: hút nước và muối khoáng.
+ Rễ phụ cây trầu không: mọc trên thân, trên mặt đất, chức năng; bám vào trụ giúp cây leo lên.
- GV hỏi:
?Hãy nhận xét cách mọc của rễ cây đước và cây bụt mọc? Tác dụng của cách mọc đó?
-HS: Rễ cây đước và cây bụt mọc ngược lên trên mặt đất để lấy không khí cho phần rễ dưới đất thở.
- GV hỏi:
? Cây tầm gửi và tơ hồng thường mọc ở đâu? Rễ có đặc điểm gì? Chức năng?
+ Chúng mọc bám trên thân, cánh của cây khác. Rễ biến thành giác mút đâm vào thân và cành của cây chủ. Chức năng: Lấy thức ăn từ cây chủ.
- Gv đặt câu hỏi mở rộng:
? Tại sao phải thu hoạch những cây rễ củ trước khi chúng ra hoa
- Hs: Vì khi đó chất dd không còn trong củ nữa mà đã cung cấp hết cho qúa trình ra hoa.
Giáo dục hs thu hoạch đúng thời kì kì theo từng loại cây
I. Khái niệm rễ biến dạng:
Một số loại rễ biến đổi hình dạng cấu tạo để làm các chức năng khác của cây gọi là rễ biến dạng
II. Các loại rễ biến dạng;
1. Rễ củ: chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả
Vd: Khoai lang, cà rốt, củ cải, của sắn…
 2. Rễ móc: Giúp cây leo lên
Vd: Trầu không, trầu bà, hồ tiêu…
3. Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí
Vd: Cây bần, cây đước, cây bụt mọc…
4. Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ
Vd: Cây tầm gửi, cây tơ hồng
4.4. Tổng kết:
- GV Treo bảng phụ bài tập, yêu cầu Hs trả lời:
Câu 1: Rễ củ có ở những cây nào ?
a. Củ cải, lạc, sắn
b. Củ cà rốt, khoai lang, củ cải
c. Nghệ, chuối, trầu không
d. Cả a, b và c đều đúng
Câu 2: Rễ móc của cây có chức năng gì ?
a. Giúp cây đứng thẳng
b. Giúp cây leo lên
c. Giúp cây hút thức ăn của cây khác
d. Chứa chất dinh dưỡng
Câu 3 : Rễ thở có ở cây nào ?
a. Cà rốt, phong lan
b. Cây đa, trầu không
c. Lạc, rau nhút.
d. Bần, mắm, bụt mọc
- HS: 1-b, 2-b, 3-d 
- Đọc ghi nhớ sgk
 4.5. Hướng dẫn học tập:
- Đối với tiết học này: Biết và nhận dạng các loại rễ biến dạng, hiểu được chức năng của các rễ biến dạng.
- Đối với tiết học tiếp theo:
+ Nghiên cứu trước bài 13: “Cấu tạo ngoài của thân”
+ Tìm hiểu :Chức năng của thân cây?
+ Đem mẫu vật: Cành cây có thân, lá chồi.
5.PHỤ LỤC: Bảng phục/40 sgk:
Tên rễ biến dạng
Tên cây
Đặc điểm của rễ biến dạng 
Chức năng đối với cây
Rễ củ
Cây cải củ
Cây cà rốt
Rễ phình to
Rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất móc vào trụ bám
Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo quả
Rễ móc
Hồ tiêu, trầu không
Sống trong điều kiện thiếu không khí. Rễ mọc ngược lên trên mặt đất
Giúp cây leo lên
Rễ thở
Bụt mọc, đước
Rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây khác.
Giúp cây hô hấp trong không khí
Giác mút
Tầm gửi, tơ hồng
Rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây khác
Lấy thức ăn từ cây chủ.
Chương III: THÂN
Bài 13: CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN
Tuần 07 Tiết13 
Ngày dạy: 02/10/2014 
I. MỤC TIÊU
1.1.Kiến thức:
Hs biết:
- Biết các bộ phận cấu tạo ngoài của thân gồm : Thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách 
Hs hiểu:
- Phân biệt chồi là và chồi hoa.
- Nhận biết, phân biệt các loại thân : Thân đứng, thân leo, thân bò.
1.2.Kĩ năng:
Hs thực hiện được: 
- Kn quan sát, so sánh, kỹ năng hoạt động nhóm.
- Kn tìm kiếm và xử lí thông tin khi tìm hiểu về cấu tạo ngoài của thân và các loại thân.
- Kn trình bày suy nghĩ trong chia sẻ thông tin
- Kn quản lí thời gian khi báo cáo.
Hs thực hiện thành thạo: 
- Kn quan sát, so sánh, kỹ năng hoạt động nhóm.
- Kn tìm kiếm và xử lí thông tin khi tìm hiểu về cấu tạo ngoài của thân và các loại thân.
1.3.Thái độ: 
Thói quen: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, trồng cây
Tính cách: Chăm chỉ, chú ý.
2.Nội dung bài học:
- Nêu được cấu tạo ngoài của thân
- Phân biệt được các loại thân
3.Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên:
 Hình 13.1, 13.2 phóng to. Bảng phụ, hệ thống câu hỏi
3.2. Học sinh:Chuẩn bị bài ở nhà, chuẩn bị mẫu vật: Cây rau má, mồng tơi, cỏ mần trầu.
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:
Lớp 6A1………………………………………..
Lớp 6A2………………………………………..
Lớp 6A3………………………………………..
4.2/ Kiểm tra miệng : (câu hỏi bài mới 2đ, câu hỏi bài cũ 8đ)
Câu hỏi bài cũ: ?Thế nào là rễ biến dạng?chức năng của các loại rễ biến dạng? (8đ)
Đáp án: Một số loại rễ biến đổi hình dạng cấu tạo để làm các chức năng khác của cây gọi là rễ biến dạng
1. Rễ củ: chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả
Vd: Khoai lang, cà rốt, củ cải, của sắn…
 2. Rễ móc: Giúp cây leo lên
Vd: Trầu không, trầu bà, hồ tiêu…
3. Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí
Vd: Cây bần, cây đước, cây bụt mọc…
4. Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ
Vd: Cây tầm gửi, cây tơ hồng
Câu hỏi bài mới: ?Thân là cơ quan gì của cây? Chức năng?(2đ)
Đáp án: Thân là cơ quan sinh dưỡng của cây, có chức năng vận chuyển các chất trong cây và nâng đỡ tán lá.
4.3/ Tiến trình bài học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1(15phút): Tìm hiểu cấu tạo ngoài của thân
*Mục tiêu: HS biết được các bộ phận cấu tạo ngoài của thân.Phân biệt được 2 loại chồi nách: chồi lá và chồi hoa
- GV: Cho HS quan sát một đoạn thân cây đã chuẩn bị sẵn và đối chiếu h.13.1trả lời các câu hỏi:
1.Thân mang những bộ phận nào ?
2. Điểm giống nhau và khác nhau giữa thân và cành
3.Vị trí chồi ngọn trên thân, cành.?
4.Vị trí chồi nách ?
5. Chồi ngọn phát triển thành bộ phận nào của cây ?
-HS: Quan sát, trả lời:
1.Thân mang lá, cành, chồi nách, chồi ngọn,hoa, quả…
2.Đều có lá, có ngọn thân giống ngọn cành… Cành do chồi nách phát triển thành. Thân do chồi ngọn phát triển thành.
3.Ở ngọn thân hoặc ngọn cành.
4.Nằm ở nách lá
5.Chồi ngọn phát triển thành thân mang lá.
- GV : Cho HS quan sát tranh 13.2 và đọc thông tin sgk
- GV : Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi:
+ Vị trí của chồi nách ? chồi nách có mấy loại ?
+ Nêu điểm giống và khác nhau giữa chồi hoa và chồi la ?
+Chồi hoa, chồi lá sẽ phát triển thành bộ phận nào của cây?
- HS quan sát đối chiếu với hình vẽ đọc thông tin, trả lời:
+ Nằm ở dọc thân và cành. Gồm chồi hoa và chồi lá
+ Đều có mầm lá. Khác nhau: chồi lá có mô phân sinh ngọn, chồi hoa có mầm hoa.
+ Chồi hoa phát triển thành cành mang hoa hoặc hoa. Chồi lá phát triển thành cành mang lá
* Hoạt động 2(15phút): Tìm hiểu các loại thân
 *Mục tiêu: HS biết và phân biệt được các loại thân:
- GV : Yêu cầu HS dựa vào hình vẽ và thông tin thảo luận và hoàn thành bảng 13/sgk tr.45
- HS hoàn thiện bảng ghi trong SGK trang 45.
- GV: Qua kết quả thảo luận nhóm, yêu cầu HS cho biết có mấy loại thân? Lấy ví dụ?
- HS: Có 3 loại thân: thân đứng, thân leo, thân bò.
* GV LHTT: Tại sao chúng ta cần phân biệt các loại thân cây?
-HS: Chủ động có mô hình trồng cây cho thích hợp với từng loại cây. VD: thân leo cần làm giàn, thân cột chôn rễ sâu…
1. Cấu tạo ngoài của thân
- Thân cây gồm : Thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách.
- Ở ngọn thân và cành có chồi ngọn 
- Dọc thân có các chồi nách, chồi nách gồm chồi hoa và chồi lá. 
2. Các loại thân :
Có 3 loại thân :
- Thân đứng có 3 dạng :
+ Thân gỗ : Cứng, cao, có cành. 
+ Thân cột : Cứng, cao, không có cành.
+ Thân cỏ : Mềm yếu, thấp.
- Thân leo : Leo bằng nhiều cách như bằng thân cuốn, tua cuốn, gai móc.
- Thân bò : Mềm yếu, bò sát mặt đất.
4.4. Tổng kết:
- Gv y/c hs làm bt 2/45 sgk
- Hs:điền các cụm từ: 1. Thân chính,cành, chồi ngọn và chồi nách, 2. chồi lá, 3. chồi hoa, 4. quả,5. thân leo, 6.tua cuốn, 7. thân leo, 8.Thân quấn.
- Đọc ghi nhớ sgk
 4.5. Hướng dẫn học tập:
- Đối với tiết học này: Biết các bộ phận của thân cây và nhận dạng các loại thân cây.
- Đối với tiết học tiếp theo:
+ Nghiên cứu trước bài 14: “Thân dài ra do đâu?”
+ Tìm hiểu :Sự dài ra của thân cây khác nhau thì có giống nhau?
5.PHỤ LỤC: Bảng phục/45 sgk:
Tên cây
Thân đứng
Thân leo
Thân bò
Thân gỗ
Thân cột
Thân cỏ
Thân quấn
Tua cuốn
Cây đậu ván
√
Cây nhãn
√
Cây rau má
√
Cây dừa
√
Cây cỏ mần trầu
√
Bài 14: THÂN DÀI RA DO ĐÂU?
Tuần 07 Tiết 14 
Ngày dạy: 07/10/2014 
I. MỤC TIÊU
1.1.Kiến thức:
Hs biết: 
- HS biết được nguyên nhân sự dài ra của thân
Hs hiểu:
- Biết vận dụng cơ sở khoa học của bấm ngọn, tỉa cành để giải thích một số hiện tượng thực tế trong sản xuất.
1.2.Kĩ năng:
Hs thực hiện được: 
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, thực hành. Kỹ năng thảo luận nhóm. 
- Kn tìm kiếm và xử lí thông tin khi tìm hiểu về sự dài ra của thân là do sự phân chia tế bào của mô phân sinh ngọn.
- Kn giải quyết vấn đề:giải thích tại sao người ta lại bâm ngọn hoặc tỉa cành 1 số loại cây.
- Kn hợp tác lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm
- Kn tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ,nhóm,lớp.
Hs thực hiện thành thạo: 
- Kn tìm kiếm và xử lí thông tin khi tìm hiểu về sự dài ra của thân là do sự phân chia tế bào của mô phân sinh ngọn.
- Kn hợp tác lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm
- Kn tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ,nhóm,lớp.
1.3.Thái độ: 
Thói quen: Có thái độ yêu quý thiên nhiên, bảo vệ cây xanh. Biết vận dụng kiến thức vào trong sản xuất đời sống
Tính cách: Chăm chỉ, chú ý.
2.Nội dung bài học:
- Biết được nguyên nhân của sự dài ra củ thân
- Vận dụng kiến thức giải thích một số hiện tượng thực tế
3.Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Hình 14.1, Bảng phụ, hệ thống câu hỏi
3.2. Học sinh:Chuẩn bị bài ở nhà, và làm thí nghiệm trước ở nhà 
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:
Lớp 6A1………………………………………..
Lớp 6A2………………………………………..
Lớp 6A3………………………………………..
4.2/ Kiểm tra miệng : (câu hỏi bài mới 2đ, câu hỏi bài cũ 8đ)
Câu hỏi bài cũ: ? - Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thân ? (4đ)
 - Có mấy loại thân, đặc điểm của từng loại? Cho ví dụ.? (4đ)
Đáp án: 

File đính kèm:

  • docBai 7Cau tao te bao thuc vat.doc
Giáo án liên quan