Giáo án Sinh học 12 - Tiết 6 - Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
I. Mục tiêu bài dạy:
1. Năng lực có thể hướng tới của bài học:
- Phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn dựa trên hiểu biết về cơ sở di truyền và sự biểu hiện của tính trạng của cơ thể bình thường với thể bị đột biến, giải bài tập.
- Thu thập thông tin và xử lí thông tin thu thập được, diễn đạt và sử dụng thông tin
- Năng lực tư duy thông qua phân tích, so sánh, xác lập mối quan hệ giữa các hiện tượng di truyền.
- Năng lực nghiên cứu khoa học: dự đoán kết quả phép lai
- Năng lực ngôn ngữ: diễn đạt, trình bày nội dung theo cách riêng
Ngày soạn : ………….. Tiết 6 - Bài 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ I. Mục tiêu bài dạy: 1. Năng lực có thể hướng tới của bài học: - Phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn dựa trên hiểu biết về cơ sở di truyền và sự biểu hiện của tính trạng của cơ thể bình thường với thể bị đột biến, giải bài tập. - Thu thập thông tin và xử lí thông tin thu thập được, diễn đạt và sử dụng thông tin - Năng lực tư duy thông qua phân tích, so sánh, xác lập mối quan hệ giữa các hiện tượng di truyền. - Năng lực nghiên cứu khoa học: dự đoán kết quả phép lai - Năng lực ngôn ngữ: diễn đạt, trình bày nội dung theo cách riêng Stt Tên năng lực Các kĩ năng 1 Phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn. Giải bài toán, cách viết giao tử của các thể đột biến đa bội. Giải thích các hiện tượng thực tế trong tự nhiên 2 Thu thập thông tin và xử lí thông tin Đọc hiểu được các sơ đồ bảng biểu, lập được sơ đồ lai của đột biến số lượng NST 3 - Năng lực tư duy Tìm kiếm nguyên nhân của sự bất thường của cơ thể bị đột biến NST và mức độ ảnh hưởng so với đột biến gen. Phân tích được kết quả phân li kiểu gen kiểu hình của phép lai 4 Năng lực nghiên cứu khoa học Phân tích được kết quả của phép lai cũng như dự đoán kết quả của phép lai khi biết được dạng bố mẹ. 5 Năng lực ngôn ngữ Biện luận và giải thích kết quả của phép lai, 2. Chuẩn kiến thức kĩ năng, thái độ 1. Về kiến thức - HS hiểu được các dạng đột biến số lượng NST , hậu quả của đột biến đối với con người và SV, thấy được ứng dụng của đột biến trong đời sống sản xuất - Hiểu đựơc khái niệm,cơ chế phát sinh, tính chất biểu hiện của từng dạng đột biến số lượng NST - Phân biệt chính xác các dạng đột biến số lượng NST - Phân tích để rút ra nguyên nhân ,hậu qủa, ý nghĩa của đột biến số lượng NST Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Đột biến lệch bội 2. Đột biến đa bội Nêu được khái niệm đột biến lệch bội (1. 1) Nêu được khái niệm đột biến đa bội Giải thích được cơ chế hình thành đột biến lệch bội (2.1,) Giải thích được cơ chế hình thành đột biến đa bội (3.1, 3.2) Giải thích được số loại thể đột biến khi biết số NSt trong tế bào của thể 2n.( 1.2) Viết được kiểu gen và giao tử của các thể đột biến khi có kiểu gen hoặc kiểu hình. (4.1, 4.2, 6.1, 6.2) Ứng dụng được kiến thức liên môn toán học để giải thích số lượng thể lệch bội kép (2. 2) Vận dụng toán học và lập luận để giải bài tập liên quan.( 5.1,5.2,5.3,5.4) 2.Kỹ năng Rèn luyện kỹ năng phân tích, viết được giao tử của các thể đột biến và sơ đồ lai của các thể đột biến đa bội. 3 . Thái độ Giải thích được một số hiện tượng thực tế. II. Chuẩn bị của GV và HS Giáo viên -hình 6.1,6.2,6.3,6.4 sách giáo khoa hình ảnh về các dạng biểu hiện của đột biến số lưọng NST 2 . HS : Kiến thức thực tế về hậu quả của Đột biến số lượng NST III.Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ (5’) Câu hỏi: Đột biến cấu trúc NST là gì? có những dạng nào, nêu ý nghĩa Đáp án: 1. Khái niệm Là những biến đổi trong cấu trúc của NST, có thể làm thay đổi hình dạng và cấu trúc NST 2. các dạng đột biến cấu trúc NST và hậu quả của chúng trước những nguyên nhân: - tác nhân vật lí, hoá học , sinh học ** Đặt vấn đề cho bài học mới: Bình thường bộ NST ở các loài là 2n nhưng tác nhân gây Đột biến thì số lượng NST bị thay đổi vậy Đột biến số lượng NST là gi ? có những dạng Đột biến số lượng NST nào ? hậu quả? 2. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của Giáo viên Nội dung Bổ sung Gv yêu cầu HS đọc sgk ? đột biến số lượng NST là gì , có mấy loại? * Hoạt động 1: tìm hiểu đột biến lệch bội Gv nêu ví dụ 1. 1: Ở người có 46 NST nhưng do đột biến hội chứng đao người này có 3 NSt cặp 21 nên có 47 NST, hoặc bị sứt môi có 3 NSt 13 và 18 - gv cho HS quan sát hình 6.1 sgk ? trong tế bào sinh dưỡng bộ NST tồn tại như thế nào ( thành từng cặp tương đồng) Gv nêu ví dụ 1.2: NST của ruồi giấm 2n=8 nhưng có khi kại gặp 2n=7, 2n=9, 2n=6 đột biến lệch bội ? vậy thế nào là đột biến lệch bội ( dị bội) ? nếu trong tế bào sinh dưỡng có 1 cặp NST bị thiếu 1 chiếc, bộ NST sẽ là bao nhiêu ( 2n-1) ? quan sát hình vẽ sgk cho niết đó là dạng đột biến lệch bội nào,? phân biệt các thể đột biến trong hình đó * Hoạt động 2: tìm hiểu cơ chế phát sinh đột biến lệch bội Gv ? nguyên nhân làm ảnh hưởng đến quá trình phân li của NST ( do rối loạn phân bào ) ? trong giảm phân NST được phân li ở kì nào? vậy nếu sự không phân li xảy ra ở kì sau 1 hoặc kì sau 2 cho kết quả đột biến có giống nhau không? ( gv giải thích thêm về thể khảm) ? hãy viết sơ đồ đột biến lệch bội xảy ra với cặp NST giới tính ( gv cung cấp thêm về biểu hiện kiểu hình ở nguời ở thể lệch bội với cặp NST giới tính ? theo em đột biến lệch bội gây hậu quả gì Có ý nghĩa gì? Gv : thực tế có nhiều dạng lệch bội không hoặc ít ảnh hưởng đế sức sống của SV những loại này có ý nghĩa gì trong tiến hoá và chọn giống? ?có thể sử dụng loại đột biến lệch bội nào để đưa NST theo ý muốn vào cây lai ? tại sao ? ( thể không) * Hoạt động 3: tìm hiểu đột biến đa bội Gv hướng dẫn HS quan sát hình 6.2 *? hình vẽ thể hiện gì ? thể tam bội được hình thành như thế nào ? thể tứ bội được hình thành như thế nào ? các giao tử nvà 2n được hình thành như thế nào, nhờ quá trình nào ? ngoài cơ chế trên thể tứ bộ còn có thể hình thành nhờ cơ chế nào nữa **? sự khác nhau giữa thể tự đa bội và thể lệch bội ( lệch bội xảy ra với 1 hoặc 1 vài cặp NST , tự đa bội xảy ra với cả bộ NST ) Gv hướng dẫn HS quan sát hình 6.3 ? phép lai trong hình gọi tên là gì ?cơ thể lai xa có đặc điểm gi ? bộ NST của cơ thể lai xa trước và sau khi trở thành thể tứ bội ? phân biệt hiện tượng tự đa bội và dị đa bội ? thế nào là song dị bội ? trạng thái tồn tại của NST ở thể tự đa bội và dị đa bội **gv giải thích : tại sao cơ thể đa bội có những đặc điểm trên ( hàm lượng ADN tăng gấp bội,quá trình sinh tổng hợp các chất xảy ra mạnh mẽ, trạng thái tồn tại của NST không tương đồng, gặp khó khăn trong phát sinh giao tử. Cơ chế xác định giới tính ở động vật bị rối loạn ảnh hưởng đến quá trình sinh sản ) Là sự thay đổi về số lượng NST trong tế bào : lệch bội, tự đa bội , dị đa bội I. Đột biến lệch bội Là đột biến làm biến đổi số lượng NST chỉ xảy ra ở 1 hay 1 số cặp NST tương đồng gồm : + thể không nhiễm + thể một nhiễm + thể một nhiễm kép + thể ba nhiễm 2. cơ chế phát sinh * trong giảm phân: một hay vài cặp ST nào đó không phân li tạo giao tử thừa hoặc thiếu một vài NST . các giao tử này kết hợp với giao tử bình thường sẽ tạo các thể lệch bội * trong nguyên phân (tế bào sinh dưỡng): một phần cơ thể mang đột biến lệch bội và hình thành thể khảm 3. Hậu quả mất cân bằng toàn bộ hệ gen ,thường giảm sức sống ,giảm khả năng sinh sản hoặc chết 4. ý nghĩa Cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá -sử dụng lệch bội để đưa các NST theo ý muốn vào 1 giống cây trồng nào đó II. Đột biến đa bội 1. tự đa bội a. khái niệm là sự tăng số NST đơn bội của cùng 1 loài lên một số nguyên lần - Đa bội chẵn : 4n ,6n, 8n Đa bội lẻ:3n ,5n, 7n b. cơ chế phát sinh - thể tam bội: sự kết hợp của giao tử nvà giao tử 2n trong thụ tinh - thể tứ bội: sự kết hợp giữa 2 giao tư 2n hoặc cả bộ NST không phân li trong lần nguyên phân đầu tiên cuat hợp tử 2. dị đa bội a. khái niệm là hiện tượng làm gia tăng số bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau trong một tế bào b. cơ chế phát sinh ở con lai khác loài ( lai xa) cơ thể lai xa bất thụ ở 1 số loài thực vật các cơ thể lai bất thụ tạo được các giao tử lưõng bội do sự không phân li của NST không tương đồng, giao tử này có thể kết hợp với nhau tạo ra thể tứ bội hữu thụ 3 . hậu quả và vai trò của đa bội thể - tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát tribôxômển khoẻ, chống chịu tốt - các thể tự đa bội lẻ không sinh giao tử bình thường - khá phổ biến ở thực vật, ít gặp ở động vật 3.Củng cố và luyện tập (3’) đột biến xảy ra ở NST gồm những dạng chính nào ? phân biệt các dạng này về lượng vật chất di truyền và cơ chế hình thành một loài có 2n=20 NST sẽ có bao nhiêu NST ở: thể một nhiễm; b. thể ba nhiễm; c. thể bốn nhiễm; d.thê không nhiễm; e. thể tứ bội thể tam bội; g. thể tam nhiễm kép; h. thể một nhiễm kép 4. Hướng dẫn HS học và làm bài ở nhà:(2 Phút) Học và làm bài theo câu hỏi trong SGK chuẩn bị thực hành: châu chấu đực 2 con. 1 nhóm 6 em Bài 1: Một loài có số lượng NST 2n = 20 1.1) Khi quan sát tiêu bản về tế bào sinh dưỡng đếm được bao nhiêu NST ở thể: a, Thể 3 nhiễm c, Thể 1 nhiễm e, Thể không b, Thể 3 nhiễm kép d, Thể 1 nhiễm kép g, Thể bốn 1.2) Loại nào thường gặp nhất? Tại sao? Bài 2: Ở ngô alen A quy định thân cao, a quy định thân thấp. 2.1) Viết kiểu gen của cây ngô thân cao và thân thấp thể lệch bội ba nhiễm 2.2) Cho biết kết quả các phép lai sau: a) P1 Aaa x aaa b) AAa x Aaa Bài 3: 3.1) Ở cà chua 2n = 24. Khi quan sát tiêu bản tế bào dưới kính hiển vi sẽ đếm được bao nhiêu NST ở a) Thể tam bội b) Thể tứ bội 3.2) Con người thường sử dụng loại nào trong hai loại trên? Tại sao? Bài 4: Ở cà chua alen A qui định quả đỏ, a qui định quả vàng 4.1) Viết kiểu gen của a) Cà chua tứ bội quả đỏ b) cà chua tứ bội quả vàng 4.2) Cho biết kết quả các phép lai sau: a) P AAaa x AAaa b) P AAaa x aaaa c) P AAaa x Aaaa Bài 5: Ở một loài thực vật alen A qui định quả tròn, quả bầu dục. Người ta cho lai các cây tứ bội thu được kết quả đời lai F1 các trường hợp sau: 5.1) F1 xuất hiện tỷ lệ kiểu hình 1 quả tròn : 1 quả bầu dục 5.2) F1 xuất hiện tỷ lệ kiểu hình 5 quả tròn : 1 quả bầu dục 5.3) F1 có 720 cây trong đó có 700 cây quả tròn 5.4) F1 có 1000 cây trong đó có 90 cây quả bầu dục Hãy xác định kiểu gen của P trong mỗi trường hợp trên và lập sơ đồ chứng minh kết quả. Bài 6: Viết giao tử của kiểu gen AAAaaa Có thể có Tỉ lệ những giao tử có khả nang sinh sản
File đính kèm:
- bai 6 sinh 12 soan theo dinh huong phat trien nang luc HS.doc