Giáo án Sinh học 12 - Tiết 39 - Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
. MẬT ĐỘ CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ
- Mật độ: Số lượng cá thể của quần thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích.
- Mật độ cá thể của quần thể là một trong những đặc trưng cơ bản quan trọng của quần thể vì ảnh hưởng lớn tới mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của cá thể.
- Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành thức ăn, nơi ở.dẫn tới tỉ lệ tử vong tăng cao.
Ngày soạn: 05/01/2013 Ngày giảng: ..................................12a1; ....................................12a2. Tiết 39: Bài 37: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức - Nêu được các đặc trưng cơ bản về cấu trúc dân số của các quần thể sinh vật, lấy được ví dụ minh họa. - Nêu được ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần thể trong thực tế sản xuất, đời sống. 2. Kỹ năng -Kĩ năng quan sát kênh hình, thảo luận, phân tích, rút ra kết luận. B.PHƯƠNG PHÁP - Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận. C. PHƯƠNG TIỆN - Giáo án, SGK, Tranh phóng to các hình 36.1 – 36.4 SGK. D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định tổ chức - Kiểm tra sỹ số 2. Kiểm tra bài cũ - Thế nào là quần thể sinh vật? Quần thể sinh vật được hình thành như thế nào? - Nêu ác mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ NỘI DUNG * Hoạt động 1: Tìm hiểu tỉ lệ giới tính GV: - Tỉ lệ giới tính là gì?Tỉ lệ giới tính chịu ảnh hưởng của các nhân tố tới nào? - Nghiên cứu tỉ lệ giới tính có ý nghĩa gì trong thực tế sản xuất và đời sống? HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang và bảng 37.1 SGK trang 161 để trả lời. GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức * Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhóm tuổi của quần thể. GV: Điền tên cho 3 dạng tháp tuổi A, B, C và mỗi nhóm trong mỗi tháp? Ý nghĩa sinh thái của mỗi nhóm tuổi? Giải thích? - Mức độ đánh bắt ở các quần thể cá? Giải thích? ® Ý nghĩa của việc nghiên cứu cấu trúc tuổi? HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang 162 và kiến thức sinh học lớp 9, thảo luận và trả lời các câu hỏi. GV: Nhận xét, bổ sung hoàn thiện kiến thức. * Hoạt động 3: Tìm hiểu sự phân bố cá thể của quần thể GV: Yêu cầu học sinh trình bày đặc điểm, ý nghĩa và nêu ví dụ về các kiểu phân bố cá thể trong quần thể? HS: Nghiên cứu thông tin bảng 37.2 SGK * Hoạt động 4: Tìm hiểu mật độ cá thể của quần thể. GV: - Mật độ phần thể là gì? VD minh họa? - Tại sao mật độ cá thể được coi là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể? VD? - Điều gì xảy ra với quần thể cá quả nuôi trong ao khi mật độ cá thể tăng cao? HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang 164, thảo luận và trả lời các câu hỏi. GV: Nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức. I . TỈ LỆ GIỚI TÍNH - Tỉ lệ giới tính: Tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cái trong quần thể. - Tỉ lệ giới tính thường sấp xỉ 1 : 1 nhưng có thể thay đổi tùy loài, từng thời gian và điều kiện sống ... - Tỉ lệ giới tính của quần thể đẩm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường sống thay đổi. - Tỉ lệ giới tính của quần thể chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố của môi trường, đặc điểm sinh lí, tập tính của loài..... II. NHÓM TUỔI - Cấu trúc tuổi: Tuổi sinh lí, tuổi sinh thái, tuổi quần thể.(SGK trang 162) - Quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng nhưng cấu trúc đó cũng luôn thay đỏi phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường. - Cấu trúc, thành phần của nhóm tuổi cho thấy tiềm năng tồn tại và sự phát triển của quần thể trong tương lai. - Nắm chắc cấu trúc tuổi giúp ta bảo vệ, khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn. III. SỰ PHÂN BỐ CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ - Sự phân bố cá thể của quần thể ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồng sống trong khu vực phân bố. - Các kiểu phân bố cá thể: Phân bố theo nhóm, phân bố đồng đều, phân bố ngẫu nhiên.(Bảng 37.2-SGK trang 164) IV. MẬT ĐỘ CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ - Mật độ: Số lượng cá thể của quần thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích. - Mật độ cá thể của quần thể là một trong những đặc trưng cơ bản quan trọng của quần thể vì ảnh hưởng lớn tới mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của cá thể. - Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành thức ăn, nơi ở...dẫn tới tỉ lệ tử vong tăng cao. - Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau. 4.Củng cố Theo em điều kiện sống của môi trường có ảnh hưởng như thế nào tới cấu trúc dân số (Tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi, phân bố và mật độ cá thể) của quần thể? 5.Hướng dẫn về nhà: -Hoàn thiện các câu hỏi cuối bài. 6. Rút kinh nghiệm giờ dạy .........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- tiet 39.doc