Giáo án Sinh học 12 - Tiết 33 - Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TRÁI ĐẤT QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT.

1. Hiện tượng trôi dạt lục địa.

- Lớp vỏ trái đất không phải là khối thống nhấtn\mà được chia thành các vùng riêng biệt gọi là các phiến kiến tạo.

- Các phiến kiến tạo liên tục di chuyển do lớp dung nhan nóng chảy bên dưới chuyển động gọi là hiện tượng trôi dạt lục địa.

- Trôi dạt lục địa dẫn đến làm thay đổi mạnh về điều kiện khí hậu trái đất, do vậy có thể dẫn đến đợt đại tuyệt chủng và sau đó là thời điểm bùng phát loài mới.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 4061 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 12 - Tiết 33 - Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/12/2013
Ngày giảng: ................... 12a1; ...................... 12a2……………..12a3
Tiết 33:
Bài 33
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT.
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
	- Phân tích được mối quan hệ giữa các điều kiện địa chất, khí hậu và các sinh vật điển hình qua các đại địa chất: đại tiền Cambri, đại cổ sinh, đại trung sinh và đại tân sinh.
	- Biết được một số hoá thạch điển hình trung gian giữa các ngành, các lớp chính trong giới thực vật và động vật
2. Kỹ năng
	- Hình thành được cho học sinh khả năng so sánh, phân tích, tổng hợp.
B.PHƯƠNG PHÁP
 	 - Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
C. PHƯƠNG TIỆN
	- Tranh ảnh của một số hoá thạch.
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức
	- Kiểm tra sỹ số
2. Kiểm tra bài cũ
	1. Trình bày giả thuyết của Oparin và thí nghiệm của Milơ và Urây?
	2. Nêu điều kiện của quá trình trùng phân tạo nên các đại phân tử hữu cơ? 
3. Bài mới: 
	Sau khi sự sống được phát sinh nó tiếp tục phát triển → toàn bộ sinh giới ngày nay như thế nào ? Căn cứ nào cho phép chúng ta khẳng định điều đó ?
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG
 Hoạt động I: Tìm hiểu : Hoá thạch và vai trò của hoá thạch trong việc nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới - Cả lớp.
- Mục tiêu: - Biết được một số hoá thạch điển hình trung gian giữa các ngành, các lớp chính trong giới thực vật và động vật
- Thời gian: 13 phút.
- Đồ dùng dạy học: Hình: Một số hóa thạch điển hình
- Cách tiến hành: 
+B1: GV yêu cầu học sinh đọc SGK kết hợp quan sát hình về một số hóa thạch điển hình và trả lời câu hỏi:
- Hoá thạch là gì? Kể tên một vài dạng hoá thạch mà em biết?
- Hoá thạch có vai trò gì trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới?
- Nêu cách xác định tuổi hoá thạch?
+B2: HS trả lời các câu hỏi, giáo viên phân tích về cách xác định tuổi hoá thạch.
+B3: GV nhận xét, đánh giá, kết luận
 Hoạt động II: Tìm hiểu: Lịch sử phát triển của trái đất qua các đại địa chất – Cả lớp.
- Mục tiêu: - Phân tích được mối quan hệ giữa các điều kiện địa chất, khí hậu và các sinh vật điển hình qua các đại địa chất: đại tiền Cambri, đại cổ sinh, đại trung sinh và đại tân sinh.
- Thời gian: 23 phút.
- Đồ dùng dạy học: 
- Cách tiến hành: 
+B1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK trả lời câu hỏi:
 - Thế nào là các phiến kiến tạo?
 - Thế nào là hiện tượng trôi dạt lục địa?
 - Vai trò của hiện tượng trôi dạt lục địa trong sự phát triển của sinh giới?
 +B2: HS trả lời các câu hỏi.
+B3: GV yêu cầu hs nghiên cứu SGK, trả lời các câu hỏi:
 - Căn cứ vào lịch sử phát triển của trái đất người ta chia trái đất thành mấy đại? Kể tên?
- Ranh giới giữa các đại, các kỉ có đặc điểm gì?
+B4: HS Trả lời câu hỏi.
+B5: Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà học thuộc nội dung của bảng 33 SGK.
I. HOÁ THẠCH VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC HOÁ THẠCH TRONG NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI
1. Hoá thạch là gì?
- Hoá thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất.
- Hoá thạch thường gặp là các sinh vật bằng đá( có thể là toàn bộ cơ thể, có thể là một bộ phận cơ thể), các mảnh xương, mảnh vỏ sinh vật hoá đá, đôi khi là xác sinh vật được bảo quản trong băng tuyết, tròng hổ phách. Một số sinh vật hiện nay rất ít hoặc không biến đổi so với trước đây được coi là dạng hoá thạch sống.
2. Vai trò của hoá thạch:
- Hoá thạch là bằng chứng trực tiếp để biết được lịch sử phát sinh, phát triển của sự sống
 - Là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử vỏ trái đất
+ sự phát triển sự sống đã trải qua các đại, các kỉ khác nhau được nghiên cứu nhờ hoá thạch
II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TRÁI ĐẤT QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT.
1. Hiện tượng trôi dạt lục địa.
- Lớp vỏ trái đất không phải là khối thống nhấtn\mà được chia thành các vùng riêng biệt gọi là các phiến kiến tạo.
- Các phiến kiến tạo liên tục di chuyển do lớp dung nhan nóng chảy bên dưới chuyển động gọi là hiện tượng trôi dạt lục địa.
- Trôi dạt lục địa dẫn đến làm thay đổi mạnh về điều kiện khí hậu trái đất, do vậy có thể dẫn đến đợt đại tuyệt chủng và sau đó là thời điểm bùng phát loài mới. 
2. Sinh vật trong các đại địa chất.
- Căn cứ vào lịch sử của trái đất chia trái đất thành 4 đại địa chất, các đại địa chất lại được chia thành các kỉ. Ranh giưói giũa các đại và các kỉ thường có những biến đổi địa chất của trái đất làm cho hành loạt sinh vật bị tuyệt chủng và sau đó bắt đầu một giai đoạn tiến hoá mới.
- Đặc điểm địa chất và sinh vật trong các đại, các kỉ: Bảng 33 SGK.
4.Củng cố
 	-Bò sát phát triển phồn thịch ở thời kỳ nào ? Và bò sát khổng lồ bị tiêu diệt ở thời kỳ nào ? Tại sao ?
	5.Hướng dẫn về nhà:
-Hoàn thiện các câu hỏi cuối bài.
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy
	........................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 33.doc