Giáo án Sinh học 12 - Tiết 16 - Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể

Kết luận:

Thành phần kiểu gen qua các thế hệ → tăng dần tần số KG đồng hợp và giảm dần tần số KG dị hợp.

2.Quần thể giao phối gần

a.Định nghĩa:

Là hiện tượng các cá thể có quan hệ huyết thống giao phối với nhau.

b.Đặc điểm:

Cấu trúc di truyền biến đổi theo hướng tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử.

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 2871 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 12 - Tiết 16 - Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/10/2013
Ngày giảng: ............................12a1; .......................12a2………………..12a3
Tiết 16:
Bài 16: 
CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1.Kiến thức
-Giải thích được thế nào là một quần thể sinh vật cùng các đặc trưng di truyền của quần thể.
2.Kỹ năng
-Biết cách tính tần số allele và tần số kiểu gene của quần thể.
-Nêu được xu hướng thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần.
B. PHƯƠNG PHÁP
 Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Tranh một số quần thể, bảng 16 trang 69 SGK.
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra bài cũ:
2. Kiểm tra bài cũ
	- GV nêu vấn đề dẫn dắt vào chương mới: Mỗi cá thể có một cấu trúc di truyền đặc trưng được xác định bởi các gene trong bộ NST. Trong mỗi quần thể của mỗi loài, cấu trúc di truyền là gì, nó được xác định ntn ?
 3. bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1
N/c các đặc trưng di truyền của quầnthể
GV: (Cho học sinh quan sát tranh về một số quần thể)
Quần thể là gì? Nêu VD ?
GV: Mỗi quần thể có một vốn gen đặc trưng.
GV: N/c SGK cho biết vốn gen là là gì ?
GV: Vậy làm thế nào để xác định được vốn gen của một quần thể ? 
GV: Bài tập: Quần thể đậu Hà lan gen quy định màu hoa đỏ có 2 loại allele: A - là hoa đỏ, a – là hoa trắng.
Giả sử quần thể đậu có 500 cây có KG AA, 200 cây có KG Aa, và 300 cây có KG aa.
Xác định vốn gene quần thể cây này ?
HOẠT ĐỘNG 2
N/c cấu trúc di truyền của quần thể
GV: (Treo tranh về hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn)
Gv vấn đáp gợi ý để rút ra kết luận: 
P: Aa x Aa 
F1: 50% đồng hợp (AA + aa) : 50% dị hợp (Aa) 
F2: 75% đồng hợp : 25% dị hợp 
F3 : 87,5% đồng hợp : 12,5% dị hợp
Fn : Cơ thể dị hợp: ( ½)n 
 Cơ thể đồng hợp : 1 – ( ½)n
GV: Nghiên cứu bảng 16 SGK, hoàn thành ?
GV: Thế hệ thứ n có:
Kiểu gen AA = { () /2 }. 4n
Kiểu gen Aa = 
Kiểu gen aa = { () /2 }. 4n
GV: Có nhận xét về tần số kiểu gene qua các thế hệ tự thụ phấn ?
GV:(Khắc sâu) Thế khi nào nó đạt tới trạng thái cân bằng ?
GV: Giao phối gần là gì?
GV: Cấu trúc di truyền của quần thể giao phối gần thay đổi như thế nào?
GV: Quá trình giao phối gần diễn ra qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới hiện tượng gì ? Hãy so sanh với quần thể tự thụ phân ?
* Tích hợp môi trường: 
- Mỗi quần thể sinh vật thường có một vốn gen đặc trưng, đảm bảo sự ổn định lâu dài trong tự nhiên.
- Củng cố những tính trạng mong muốn, ổn định loài
I.QUẦN THỂ
1.VD:
2.Định nghĩa:
Thành phần: Là tập hợp các cá thể cùng loài.
Không gian: sống trong cùng một khoảng không gian xác định.
Thời gian: vào một thời điểm xác định.
Khả năng: Có khả năng sinh ra các thế hệ con cái để duy trì nòi giống.
3.Các đặc trưng: 
-Vốn gene: là tập hợp tất cả các allele có trong quần thể ở một thời điểm xác định.
-Tần số allele của một gene: là tỷ lệ giữa số lượng allele đó trên tổng số các loại allele khác nhau của cùng một gene trong quần thể.
-Tần số của một kiểu gene: là tỷ lệ giữa số cá thể có KG đó trên tổng số cá thể trong quần thể.
II.CẤU TRÚC DI TRUYỀN
1.Quần thể tự thụ phấn:
a.Định nghĩa: 
Là hiện tượng thụ phấn xảy ra giữa nhị và nhuỵ trong cùng một hoa hoặc giữa các hoa trong cùng một cây.
b.Công thức tổng quát: 
Tần số KG AA=()/2
Tần số KG Aa = 
Tần số KG aa = ()/2
c.Kết luận: 
Thành phần kiểu gen qua các thế hệ → tăng dần tần số KG đồng hợp và giảm dần tần số KG dị hợp.
2.Quần thể giao phối gần
a.Định nghĩa:
Là hiện tượng các cá thể có quan hệ huyết thống giao phối với nhau.
b.Đặc điểm:
Cấu trúc di truyền biến đổi theo hướng tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử.
4.Củng cố:Tại sao luật hôn nhân gia đình lại cấm không cho người có họ hàng gần trong vòng 3 đời kết hôn với nhau?
5. Hướng dẫn về nhà
- Hoàn thiện các câu hỏi cuối bài.
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy
	........................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 16.doc