Giáo án Sinh học 12 - Tiết 13 - Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen

MỨC PHẢN ỨNG CỦA KIỂU GEN.

 - Ví dụ: SGK.

 - Khái niệm: Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau gọi là mức phản ứng của kiểu gen.

 - Những tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng. Còn tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp.

 - Thường biến ( sự mềm dẻo kiểu hình) là hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước điều kiện môi trường khác nhau.

 Vậy kiểu hình được tạo thành do sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 5981 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 12 - Tiết 13 - Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20 /09 /2013.
Ngày dạy: …………..12A1; …………12A2;................12A3.
Tiết 13:
Bài 13.
ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN.
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
 1, Kiến thức.
- Nêu được những ảnh hưởng của điều kiện môi trường trong và ngoài đến sự biểu hiện của gen và mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình thông qua một ví dụ.
- Nêu khái niệm mức phản ứng và cách xác định mức phản ứng.
- Phân tích được mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình đối với năng suất của vật nuôi và cây trồng.
- Nêu được khái niệm và những tính chất của thường biến.
 2, Kỹ năng.
- Phát triển tư duy so sánh, vận dụng, kĩ năng làm việc theo nhóm, trình bày trước đám đông.
- Phát triển được kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
B. PHƯƠNG PHÁP.
Sử dụng phương pháp hỏi đáp và thảo luận nhóm.
C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Sử dụng hình 13 SGK, hình vẽ thường biến ở cây rau mác và phiếu học tập.
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.
 1, Ổn định tổ chức và kiểm tra sỹ số.
 2, Kiểm tra bài cũ. 
 Câu 1: NST giới tính là gì? Nêu đặc điểm của di truyền của gen nằm trên NST giới tính X và Y?
	Câu 2: Nêu cơ chế xác định giới tính bằng NST? Đặc điểm của di truyền ngoài nhân?
3, Bài mới. GV đặt vấn đề vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
 Hoạt động I: Tìm hiểu : Mối quan hệ giữa gen và tính trạng– Cả lớp.
- Mục tiêu: Khái quát mối quan hệ giữa kiểu gen và tính trạng. 
- Thời gian: 6 phút
- Cách tiến hành: 
+B1: GV đặt câu hỏi:
 - Gen muốn biểu hiện phải thông qua các vật chất trung gian nào? 
 - Khi thông qua nhiều thành phần trung gian như vậy sự biểu hiện của gen bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào? Cho ví dụ?
+B2: học sinh nghiên cứu SGK, trả lời.
+B3: GV: Nhận xét, bổ sung
 Hoạt động II: Tìm hiểu: Sự tương tác giữakiểu gen và môi trường – Cả lớp.
 - Mục tiêu:- Nêu được những ảnh hưởng của điều kiện môi trường trong và ngoài đến sự biểu hiện của gen và mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình thông quamột ví dụ.
 - Thời gian: 18 phút
- Cách tiến hành: 
+B1: GV nêu ví dụ và yêu cầu học sinh:
 Nhận xét về mối quan hệ giữa kiểu gen với, môi trường và kiểu hình?
+B2: HS: nghiên cứu Ví dụ SGK, trả lời
+B3:GV: Rút ra kết luận.
*.Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: có rất nhiều yếu tố của môi trường ảnh hưởng đến sự biểu hiện của kiểu gen nên bảo vệ môi trường sống, hạn chế những tác động có hại đến sinh trưởng và phát triển của động, thực vật và con người.
 Hoạt động III: Tìm hiểu: Mức phản ứng của kiểu gen – Cả lớp.
- Mục tiêu: - Nêu khái niệm mức phản ứng
- Thời gian: 12 phút
- Cách tiến hành: 
+B1: GV nêu ví dụ và phân tích yêu cầu học sinh rút ra khái niệm về mức phản ứng.
 Mức phản ứng của tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng có đặc điểm gì?
+B2: GV đưa ra ví dụ về sự thay đổi kiểu hình của cây rau mác trong các điều kiện môi trường khác nhau gọi đó là thường biến vậy thường biến là gì?
+B2: HS nghiên cứu SGK, trả lời.
+B3: GV nhận xét, bổ sung
 - Giáo dục kỹ năng sống : 
I. MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG.
 Gen (AND) mARN Pr Tính trạng
 Sự biểu hiện của gen thông qua nhiều bước trung gian do vậy có thể bị nhiều yếu tố môi trường chi phối.
 II. SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂU GEN VÀ MÔI TRƯỜNG.
 * Một số ví dụ:
 1. Ví dụ 1: Giống thỏ Himalaya cố bộ lông trắng trong khi đó ở các đầu mút của cơ thể lại có lông mầu đen.
 2. Ví dụ 2: Hoa cẩm tú có mầu đỏ hay tím phụ thuộc vào Ph của đất.
 3. Ví dụ 3: bệnh phêninkêtô niệu do gen lặn trên NST thường quy định. Nếu phát hiện sớm và áp dụng chế độ ăn kiêng thì trẻ phát triển bình thường.
 * Nhận xét: Cơ thể có cùng kiểu gen nhưng biểu hiện khác nhau trong các điều kiện môi trường khác nhau.
 * Kết luận: Nhiều yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện của kiểu gen.
III. MỨC PHẢN ỨNG CỦA KIỂU GEN.
 - Ví dụ: SGK.
 - Khái niệm: Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau gọi là mức phản ứng của kiểu gen.
 - Những tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng. Còn tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp.
 - Thường biến ( sự mềm dẻo kiểu hình) là hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước điều kiện môi trường khác nhau.
 Vậy kiểu hình được tạo thành do sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.
 4.Củng cố
GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm về sự ảnh hưởng của môi trường lên kiểu gen và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trong thời gian 5 phút để trả lời câu hỏi sau:
Câu 1: Nêu ứng dụng về mức phản ứng số lượng, chất lượng trong trồng trọt? 
Câu 2: Thường biến có vai trò gì với đời sống sinh vật? Lấy ví dụ minh hoạ?
 5.Hướng dẫn học sinh ở nhà.
GV Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại bài và phần đóng khung SGK, Trả lời các câu hỏi cuối sách và chuẩn bị cho bài 14 – Thực hành.
 6. Rút kinh nghiệm giờ dạy.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doctiet 13.doc