Giáo án Sinh học 12 - Tiết: 11 - Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen

Mục tiêu: Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết hoàn toàn và không hoàn toàn.

Thời gian: 5 phút

Đồ dùng dạy học:

Cách tiến hành:

+B1: GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK, trao đổi theo nhóm nhở trả lời câu hỏi:

- Di truyền liên kết hoàn toàn và không hoàn toàn có ý nghĩa như thế nào trong thực tiễn chọ giống và trong tiến há?

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 7201 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 12 - Tiết: 11 - Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/ 09/ 2013
Ngày dạy: ........................12A1;......................12A2;.....................12A3.
Tiết : 11.
Bài 11.
LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 	1. Kiến thức.
 	- Nêu được thí nghiệm của Mocgan về di truyền LKG và HVG.
- Nêu được một số đặc điểm cơ bản của di truyền liên kết hoàn toàn.
- Giải thích được cơ sở tb học của hiện tượng HVG, định nghĩa hoán vị gen, tần số hoán vị gen.
- Chỉ ra được ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa lý luận của hiện tượng LKG và HVG.
 2. Kĩ năng.
 	- Phát triển tư duy lôgic, kĩ năng làm việc theo nhóm 	
- Hình thành kĩ năng xác định tỉ lệ của các giao tử trong hoán vị gen.
B. PHƯƠNG PHÁP.
 	Sử dụng phương pháp hỏi đáp và thảo luận nhóm.
C. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
	Sử dụng hình 11.1 SGK và phiếu học tập.
Nội dung
Phân li độc lập
Hoán vị gen
Vị trí các gen trên NST
Tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình F2
D. TỔ CHỨC GIỜ HỌC.
	1. Ổn định lớp
	- Kiểm tra sỹ số
2. Kiểm tra bài cũ.
 	Câu 1: Tương tác gen là gì? Có những kiểu tương tác gen nào? 
	Câu 2: Tại sao nói tương tác gen và gen đa hiệu không phủ nhận học thuyết của Menđen mà mở rộng học thuyết của Menđen.?
 3. Bài mới.
 	Giáo viên đặt vấn đề vào bài mới. 
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động I: Tìm hiểu : Liên kết gen – Cả lớp.
Mục tiêu: Nêu thí nghiệm, viết được sơ đồ lai của hiện tượng liên kết gen.
Thời gian: 12 phút.
Đồ dùng dạy học:
Cách tiến hành:
+B1 GV yêu cầu học sinh đọc SGK và nêu thí nghiệm của Moocgan sau đó đặt vấn đề:
 Fa cho 2 tổ hợp vậy F1 cho 2 giao tử mà F1 dị hợp về 2 cặp gen hãy xác định kiểu gen của F1?
B2: GV cung học sinh giải thích vấn đề dự theo hiện tượng liên kết gen.
B3: GV yêu cầu học sinh: Hãy quy ước gen và viết sơ đồ lai từ P đến Fa?
 B4: GV hướng dẫn học sinh cách xác định giao tử của P và F1. 
Hoạt động II: Tìm hiểu: Hoán vị gen – Cả lớp.
Mục tiêu: Mô tả được thí nghiệm, cơ sở tế bào học, viết được sơ đồ lai của hiện tượng hoán vị gen.
Thời gian: 15 phút
Đồ dùng dạy học:
Cách tiến hành:
B1:GV nêu thí nghiệm về hoán vị gen và yêu cầu học sinh:
 - Nhận xét về kết quả thí nghiệm so với định luật phân li độc lập của Menđen? Tại sao lại có sự khác biệt nhau đó?
 - Trong giảm phân ở kí đầu của giảm phân I NST có đặc điểm gì?
B2:GV yêu cầu học sinh đọc SGK và hỏi: 
 - Hoán vị gen là gì?
 - Dựa vào ví dụ hãy nêu cách xác định tần số hoán vị gen và cách xác định tỉ lệ giao tử liên kết, giao tử hoán vị?
 B3: GV hướng dẫn học sinh về giao tử liên kết và giao tử hoán vị.
B4: GV: Yêu cầu học sinh viết sơ đồ lai từ P đến Fa? Xác định giao tử của F1?
 Hoạt động III: Tìm hiểu: ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen – Cả lớp
Mục tiêu: Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết hoàn toàn và không hoàn toàn.
Thời gian: 5 phút
Đồ dùng dạy học:
Cách tiến hành:
+B1: GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK, trao đổi theo nhóm nhở trả lời câu hỏi:
- Di truyền liên kết hoàn toàn và không hoàn toàn có ý nghĩa như thế nào trong thực tiễn chọ giống và trong tiến há?
+B2: HS nghiên cứu SGK, trả lời.
+B3: GV nhận xét, bổ sung
* Giáo dục bảo vệ môi trường : Môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến vốn gen của loài người ?
- Liên kết gen duy trì sự ổn định của loài, giữ cân bằng sinh thái.
- Hoán vị gen tăng nguồn biến dị tổ hợp, tạo độ đa dạng về loài.
I. LIÊN KẾT GEN.
 - Thí nghiệm: SGK
+ Đặc điểm của liên kết hoàn toàn:
- Trên mỗi NST có chứa nhiều gen, các gen trên cùng một NST thường di truyền cùng nhau làm thành nhóm gen liên kết.
- Số nhóm liên kết ở mỗi loài tương ứng với số NST trong bộ đơn bội(n) của loài đó.
- Số nhóm tính trạng liên kết tương ứng với số nhóm gen liên kết.
- Sơ đồ lai: 
PT/c ♀ Thân xám, cánh dài x ♂ thân đen, cụt
 AB ab 
 AB ab
F1 AB
 ab
 100% Thân xám, cánh dài 
♂ F1 Thân xám, cánh dài x ♀ thân đen, cụt
 AB ab
 ab ab
 Fa AB ab
 ab ab
 1 Thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cụt
II. HOÁN VỊ GEN.
1. Thí nghiệm của Moocgan và hiện tượng hoán vị gen.
 - Thí nghiệm:
PT/c ♀ Thân xám, cánh dài x ♂ thân đen, cụt
 F1 100% Thân xám, cánh dài 
♂ F1 Thân xám, cánh dài x ♀ thân đen, cụt
 Fa 965 thân xám, cánh dài 
 944 thân đen, cánh cụt.
 206 thân xám, cánh cụt.
 185 thân đen, cánh dài.
- Nhận xét: Kết quả phép lai không tuân theo định luật phân li độc lập của Menđen.
2. Cơ sở tế bào của hiện tượng hoán vị gen.
 - Các gen quy định các tính trạng đều nằm trên 1 NST. Do vậy chúng di truyền cùng nhau trong quá trình giảm phân. Tuy nhiên ở trong quá trình giảm phân ở một số tế bào giữa các NST xẩy ra hiện tượng trao đổi chéo, làm xuất hiện tổ hợp gen mới gọi là hoán vị gen.
- Sự trao đổi chéo giữa các Crômatit khác nguồn gốc của cặp NST tương đồng dẫn đến sự hoán vị giữa các gen trên cùng 1 cặp NST tương đồng. các gen càng nằm xa nhau lực liên kết càng yếu, càng dẽ xảy ra hoán vị gen.
- Để xác định tỉ lệ % hoán vị gen người ta dùng tần số hoán vị gen (f) = 
 Số các thể kiểu hình khác P x 100%
 Tổng số các thể tạo thành
 + Tần số hoán vị gen dao động từ 0% đến 50%.
 + Tỉ lệ giao tử hoán vị = f/2.
 + Tỉ lệ giao tử liên kết = 0,5 – f/2.
- Sơ đồ lai: 
PT/c ♀ Thân xám, cánh dài x ♂ thân đen, cụt
 AB ab 
 AB ab
F1 AB
 ab
 100% Thân xám, cánh dài 
♂ F1 Thân xám, cánh dài x ♀ thân đen, cụt
 AB ab
 ab ab
GF1 0,415 AB; 0,415 ab; ab
 0,085 Ab; 0,085 aB
Fa 0,415 AB 0,415 ab 0,085Ab 0,085 aB
 ab ab ab ab
III. Ý NGHĨA CỦA HIỆN TƯỢNG LIÊN KẾT VÀ HOÁN VỊ GEN. ( SGK).
- ý nghĩa của liên kết gen: Hạn chế xuất hiện các biến dị tôt hợp, đảm bảo sự duy trì bền vững từng nhóm tính trạng quy định bởi các gen trên cùng 1 NST...
- ỳ nghĩa của hoán vị gen:
	4.Củng cố
GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm về liên kết gen và hoán vị gen và đặt các câu hỏi củng cố.
 	 GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để chỉ ra điểm khác biệt giữa phân li độc lập và hoán vị gen trong thời gian 4 phút.
 	Câu 1. Điều kiện để xẩy ra liên kết gen và hoán vị gen là gì?
	Câu 2: Làm cách nào để xác định các gen đố phân li độc lập hay liên kết gen, hoán vị gen?
 	5.Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà. 
GV Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại bài và phần đóng khung SGK, Trả lời các câu hỏi cuối sách và chuẩn bị cho bài 12
	6. Rút kinh nghiệm bài giảng
......................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 11.doc