Giáo án Sinh học 11 - Tiết 4 - Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng
Hoạt động III: Tìm hiểu phần: Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây. Hoạt động cả lớp.
+B1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời các câu hỏi:
- Cây hấp thu chất dinh dưỡng từ những nguồn nào?
- Muối khoáng trong đát tồn tại ở những dạng nào? Cây có thể hấp thụ những dạng nào?
- Chuyển hóa dạng không tan thành dạng hòa tan chịu ảnh hưởng của các nhân tố nào?
- Trong trồng trọt phân bón có vai trò gì với cây trồng?
- Quan sát hình 4.3 SGK và cho biết tại sao phải bón phân hợp lí cho cây trồng? Tác hại khi bón phân quá nhiều cho cây?
- Cây hấp thụ muối khoáng theo cơ chế nào>?
Ngày soạn: 01/9/2013 Ngày dạy: .....................11a1; ....................11a2; .........................11a3 Tiết 4: Bài 4. VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. Sau khi học xong bài này học sinh cần phải: 1. Kiến thức. - Nêu được vai trò của chất khoáng ở thực vật. - Phân biệt được các nguyên tố khoáng đại lượng và vi lượng. - Phân biệt được 2 cơ chế trao đổi chất khoáng ở thực vật. - Nêu được 3 con đường hấp thụ nguyên tố khoáng: qua không bào, qua tế bào chất, qua thành tế bào và gian bào. 2. Kỹ năng. Rèn luyện tư duy hệ thống, so sánh và phân tích hình vẽ. Hình thành được kĩ năng tự học, làm việc theo nhóm. B. PHƯƠNG PHÁP. Sử dụng phương pháp dạy học tích cực thảo luận nhóm, kết hợp với hỏi đáp tìm tòi. C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Trong bài giáo viên sử dụng hình vẽ số 4.1, 4.2, 4.3 SGK, bảng 4 SGK, phiếu học tập. D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG. 1. Ổn định tổ chức. -Kiểm tra sỹ số. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu 1: Hãy nêu ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước của lá? Tại sao nói quá trình thoát hơi nước qua lá vừa lá thiết yếu và vừa là tai họa? Câu 2: Nêu đặc điểm 2 con đường thoát hơi nước của cây? Những tác nhân nào ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước của cây? 3. Bài mới. GV đặt vấn đề vào bài mới. HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động I: Tìm hiểu phần: Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây + GV yêu cầu học sinh quan sát hình 4.1 và nêu nhận xét về sự sinh trưởng của các cây trong thí nghiệm? + HS: Quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi: + GV: Tại sao lại có sự khác nhau đó? + HS trả lời - Thế nào là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu? - Căn cứ vào tỷ lệ nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây, người ta chia thành mấy loại nguyên tố khoáng? GV sử dụng câu hỏi ứng dụng: - Khi biết thiếu nguyên tố dinh dưỡng thường biểu hiện ở mầu sắc lá thì có ứng dụng gì trong trồng trọt? +B6: HS trả lời, GV nhận xét, kết luận. Hoạt động II: Tìm hiểu phần: Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây. Cả lớp. +B1: GV yêu cầu học sinh quan sát bảng 4 SGK và nêu khái quát vai trò, dạng hấp thụ của các nguyên tố khoáng thiết yếu? +B2: HS trả lời các câu hỏi. +B3: GV chính xác kiến thức và yêu cầu học sinh nghiên cứu nội dung SGK. Hoạt động III: Tìm hiểu phần: Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây. Hoạt động cả lớp. +B1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời các câu hỏi: - Cây hấp thu chất dinh dưỡng từ những nguồn nào? - Muối khoáng trong đát tồn tại ở những dạng nào? Cây có thể hấp thụ những dạng nào? - Chuyển hóa dạng không tan thành dạng hòa tan chịu ảnh hưởng của các nhân tố nào? - Trong trồng trọt phân bón có vai trò gì với cây trồng? - Quan sát hình 4.3 SGK và cho biết tại sao phải bón phân hợp lí cho cây trồng? Tác hại khi bón phân quá nhiều cho cây? - Cây hấp thụ muối khoáng theo cơ chế nào>? _ Muối khoáng hấp thụ vào rễ theo mấy con đường? Sự hấp thụ iôn khoáng của cây phụ thuộc vào những yếu tố nào? +B2:HS trả lời các câu hỏi. +B3: GV: Nhận xét, kết luận *Tích hợp MT: - Bón phân hợp lý có tác dụng gì với năng suất cây trồng và môi trường? - Tại sao phải bảo vệ hợp lý nguồn tài nguyên đất, nước, không khí? I. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu. - Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trỡnh sống - Không thể thay thế được bởi bất kỳ nguyên tố nào khác - Phải trực tiếp tham gia vào qua s trình chuyển hoỏ vật chất - Các nguyên tố khoáng được chia thành 2 nhóm: + Các nguyên tố khoáng đại lượng: Chủ yếu đóng vai trò cấu trúc của tế bào, cơ thể; điều tiết các quá trình sinh lớ. + Các nguyên tố vi lượng: Chủ yếu đóng vai trũ hoạt húa cỏc enzim. - Khi thiếu nguyên tố dinh dưỡng thường biểu hiện ở mầu sắc lá. Vi dụ SGK. II. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây. (SGK) III. nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây. 1. Đất là nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây. - Muối khoáng trong đất tồn tại ở 2 dạng hòa tan và không tan. - Rễ cây chỉ hấp thụ được muối khoáng ở dạng hòa tan. - Quỏ trỡnh hấp thụ muối khoỏng theo 2 cơ chế: + Chủ động: Ngược chiều gradient nồng độ (từ nơi nồng độ thấp đến nơi nồng độ cao), cần năng lượng và chất mang. + Thụ động: Cùng chiều gradient nồng độ, không cần năng lượng, có thể cần chất mang. - Muối khoáng hấp thụ vào rễ cây theo 2 con đường: * Con đường qua thành tế bào - gian bào: Nhanh, không được chọn lọc. * Con đường qua chất nguyên sinh - không bào: Chậm, được chọn lọc. 2. Phân bón cho cây trồng. - Phân bón là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trong cho cây trồng. - Trong trồng trọt cần bón phân hợp lí cho cây trồng. - ảnh hưởng của điều kiện môi trường: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm đất, pH đất, độ thoáng khí.(SGK) 4. Củng cố. - GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm về nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu, đại lượng, vi lượng và đặt các câu hỏi củng cố. Câu 1. Tại sao cần bón đầy đủ, cân đói các loại phân bón cho cây trồng? Câu 2: Giải thích tại sao trong trồng trọt lại phải làm cỏ sục bùn, bón vôi cho đát chua..? Hướng dẫn học sinh ở nhà. GV Yêu cầu HS về nhà đọc lại bài và phần đóng khung SGK, Trả lời các câu hỏi cuối sách và chuẩn bị cho bài 5. Rút kinh nghiệm giờ dạy …………………………………………………………………………............................................................................................................................
File đính kèm:
- tiet 4.doc