Giáo án Sinh học 11 - Tiết 38, Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa - Năm học 2015-2016 - Bùi Quốc Đại

- HS: Ta tính qua vòng năm

- GV: Ở nước ta, Tết ở miền Bắc được đặc trưng bởi một loài hoa đó là hoa Đào, còn ở miền Nam thì có hoa Mai, thế nhưng người dân ta ở miền Nam lại muốn có hoa Đào chơi Tết cho nên đã chuyển hoa Đào từ miền Bắc vào miền Nam để trồng, thế nhưng mặc dù trồng ở miền Nam rất lâu năm nhưng cây Đào vẫn không ra hoa đúng dịp Tết hoặc có thể không ra hoa. Như vậy điều kiện nào đã ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây hoa Đào mặc dù đã tới tuổi ra hoa?

 Các em hãy chú ý đến khí hậu hai miền

- HS: Đó chính là nhiệt độ và ánh sáng

- GV: Chúng ta cùng nhau xét sang nhân tố thứ hai đó là nhiệt độ thấp

- GV: Nhiệt độ ảnh hưởng rất sâu sắc đến sự ra hoa ở nhiều loài TV, với những cây hàng năm, ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự ra hoa là thứ yếu, nhưng đối với những cây 2 năm như bắp cải, xà lách thì ngược lại, năm đầu chúng duy trì ở trạng thái sinh dưỡng, năm thứ hai sau khi trải qua một thời gian lạnh dài thì chúng ra hoa, nếu những TV này không được tác động bởi nhiệt độ thấp thì phần lớn chúng được giữ ở trạng thái sinh trưởng.

 

doc9 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 745 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 - Tiết 38, Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa - Năm học 2015-2016 - Bùi Quốc Đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI SOẠN SINH HỌC 11
Giáo viên hướng dẫn: Hà Thị Nhung
Giáo sinh: Bùi Quốc Đại
Ngày soạn: 23/02/2016
Ngày giảng: 02/03/2016
Lớp: 11B6
Tiết 38 (Bài 36): PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA
1: Mục tiêu
a) Kiến thức
- HS nêu được khái niệm về sự phát triển của thực vật
- Mô tả được sự xen kẽ thế hệ trong chu trình sống của thực vật
- Trình bày được khái niệm về hooc môn ra hoa (Florigen)
- Nêu được vai trò của phito hooc môn trong sự phát triển của thực vật.
b) Kỹ năng
- Rèn luyện được kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp
- Rèn luyện kỹ năng liên hệ kiến thức vào thực tiễn đời sống
c) Thái độ
- Nghiêm túc trong học tập, nghiên cứu khoa học
- Tích cực tham gia phát biểu ý kiến, chủ động lĩnh hội kiến thức
2: Chuẩn bị:
a: Giáo viên:
- Soạn giáo án trước khi lên lớp
- SGK, SGV
b: Học sinh
- Chuẩn bị bài trước khi lên lớp
3: Tiến trình bài dạy
 a: Đặt vấn đề: (2 phút)
 Ở hai bài trước, khi nghiên cứu về sự sinh trưởng của thực vật và các hoocmôn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thực vật thì chúng ta thấy thực vật không chỉ tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể mà bên cạnh đó trong quá trình sống nó còn hình thành nên cành, lá, hoa, quả,.. Sự hình thành các bộ phận mới này trên TV đó chính là sự phát triển. Như vậy thế nào là sự phát triển ở thực vật và chúng có mối quan hệ thế nào đối với sự sinh trưởng? Để tìm hiểu các nội dung này chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: (5 phút)
- GV: Treo tranh về sự sinh trưởng ở thực vật
 Đầu tiên chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu khái niệm phát triển: Em hiểu gì về hình vẽ trên?
- HS: Cây đã có sự sinh trưởng đồng thời có sự phát sinh hoa, quả,..
- GV: Sự hình thành các bộ phận mới này trên TV đó chính là sự phát triển. Như vậy thế nào là sự phát triển ở thực vật?
- HS: Phát triển của cơ thể TV là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm ba quá trình liên quan tới nhau là: Sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
Hoạt động 2: (15 phút)
- GV: Căn cứ vào khái niệm phát triển ta thấy giữa sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đối với một số TV, sự sinh trưởng tốt sẽ dẫn đến phát triển tốt, nhưng ở một số loài sự sinh trưởng tốt lại hạn chế sự phát triển và ngược lại. Một trong những đặc trưng nhất có sự phát triển ở TV đó chính là sự ra hoa. Vậy những nhân tố nào đã ảnh hưởng đến sự ra hoa ở TV có hoa, đó là các nhân tố: Tuổi cây, Nhiệt độ thấp, quang chu kỳ, phitocrom và các hooc môn ra hoa. Ta lần lượt xét từng nhân tố này đến sự ra hoa ở TV có hoa:
Chúng ta sẽ cùng nhau xem xét nhân tố đầu tiên là Tuổi của cây:
Cây đến một độ tuổi nhất định thì sẽ ra hoa, em hãy quan sát hình 36 và trả lời câu hỏi: Khi nào cây cà chua ra hoa và dựa vào đâu để xác định tuổi của cây một năm?
- HS: Khi cây cà chua đạt đến lá thứ 14 thì sẽ bắt đầu ra hoa
- GV: Theo em có phải cây một năm nào cũng ra hoa khi đủ 14 lá không?
- HS: Không phải cây nào cũng ra hoa khi đạt 14 lá
- GV: Đối với một số loài TV, khi đạt độ tuổi xác định thì chúng mới ra hoa. Độ tuổi ra hoa không tùy thuộc vào ngoại cảnh mà tùy thuộc vào giống loài.
- GV: Dựa vào đâu để xác định độ tuổi của TV một năm?
- HS: Đối với cây một năm ta tính tuổi cây bằng cách đếm số lá trên cây.
- GV: Thế đối với cây lâu năm ta xét tuổi của cây bằng cách nào?
- HS: Ta tính qua vòng năm
- GV: Ở nước ta, Tết ở miền Bắc được đặc trưng bởi một loài hoa đó là hoa Đào, còn ở miền Nam thì có hoa Mai, thế nhưng người dân ta ở miền Nam lại muốn có hoa Đào chơi Tết cho nên đã chuyển hoa Đào từ miền Bắc vào miền Nam để trồng, thế nhưng mặc dù trồng ở miền Nam rất lâu năm nhưng cây Đào vẫn không ra hoa đúng dịp Tết hoặc có thể không ra hoa. Như vậy điều kiện nào đã ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây hoa Đào mặc dù đã tới tuổi ra hoa?
 Các em hãy chú ý đến khí hậu hai miền
- HS: Đó chính là nhiệt độ và ánh sáng
- GV: Chúng ta cùng nhau xét sang nhân tố thứ hai đó là nhiệt độ thấp 
- GV: Nhiệt độ ảnh hưởng rất sâu sắc đến sự ra hoa ở nhiều loài TV, với những cây hàng năm, ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự ra hoa là thứ yếu, nhưng đối với những cây 2 năm như bắp cải, xà lách thì ngược lại, năm đầu chúng duy trì ở trạng thái sinh dưỡng, năm thứ hai sau khi trải qua một thời gian lạnh dài thì chúng ra hoa, nếu những TV này không được tác động bởi nhiệt độ thấp thì phần lớn chúng được giữ ở trạng thái sinh trưởng.
 Năm 1857 Klipart, một nông dân nguời Nga đã thành công trong việc biến lúa mì mùa đông thành lúa mì mùa xuân bằng cách cho nảy mầm nhẹ và bảo quản chúng trong điều kiện nhiệt độ thấp cho đến khi đem gieo hạt lúa mì vào tháng 4 thay cho gieo vào tháng 9 năm trước. Ông đã giúp cung cấp được một lượn lương thực lớn cho Liên Xô trong thời chiến. Chính vì vậy mà thuật ngữ xuân hóa được coi như một sự thúc đẩy ra hoa của cây ở nhiệt độ thấp
 Vậy Xuân hóa là gì?
- HS: Xuân hóa là hiện tượng cây ra hoa phụ thuộc vào nhiệt độ thấp
 - Ở một số loài thì sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự xuân hóa cũng khác nhau. VD: Lúa mạch mùa đông ra hoa ở nhiệt độ từ 40C - 140C, Củ cải đường (-0,5 – 150C), Hành (8-170C). Nhìn chung giwois hạn đó trong khoảng 00C - 150C. Ngoài tác độc đến thời gian ra hoa, nhiệt độ còn ảnh hưởng đến việc ra hoa đực hay cái đối với các loại TV khác nhau [Môi trường -> Hooc môn TV -> Gen -> Biểu hiện giới tính (đực/cái)]
Ngoài tác nhân nhiệt độ thì ánh sáng cũng luôn đi kèm theo đó và chính tác động của ánh sáng đã tạo nên hiện tượng quang chu kỳ ở TV, vậy quang chu kỳ là gì chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo
- GV: Quang chu kỳ là gì?
- HS: là sự ra hoa của thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm
- GV: “Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cuời đã tối” như vậy ngày ngắn hay ngày dài được tính như thế nào?
- HS: Ngày dài là thời gian chiếu sáng lớn hơn 12 giờ, ngày ngắn là thời gian chiếu sáng nhỏ hơn 12 giờ.
- GV: Căn cứ vào tác động của ánh sáng đối với sự ra hoa của thực vật, người ta chia TV ra làm 3 nhóm là: Cây ngày ngắn, cây ngày dài và cây trung tính
- GV: Vấn đề quan trọng là: Trong phản ứng quang chu kỳ, thời kỳ sáng hay thời kỳ tooisquyeets định cho sự ra hoa? Nhiều thí nghiệm đã chứng minh cây ngày ngắn là bóng tối là yếu tố cảm ứng quyết định sự ra hoa. Còn độ dài chiếu sáng trong ngày chỉ có ý nghĩa về định lượng tức là liên quan đến số lượng và kích thước hoa mà không ảnh hưởng đến sự ra hoa.
- GV: Nhân tố tiếp theo tác động đến sự ra hoa của TV là phitocrom, phitocrom có mối lên hệ mật thiết tới quang chu kỳ. Em hãy cho biết phitocrom là gì?
- HS: là sắc tố cảm nhận quang chu kỳ, cảm nhận ánh sáng trong các hạt cần ánh sáng đẻ nảy mầm
- GV: phitocrom tồn tại ở những dạng nào?
- HS: Tồn tại ở 2 dạng: 
+ Hấp thụ ánh sáng đỏ
+ Hấp thụ ánh sáng đỏ xa
- GV: Hai dạng này có thể chuyển hóa thuận nghịch với nhau duới t/đ của ánh sáng:
- GV: Cơ chế nào chuyển cây từ trạng thái sinh dưỡng sang trạng thái ra hoa khi cây ở điều kiện quang chu kỳ thích hợp?
- HS: Ở điều kiện quang chu kỳ thích hợp, trong lá hình thành hooc môn ra hoa (Florigen)
- GV: Hoocmôn này di chuyển từ lá vào đỉnh của thân làm cho cây ra hoa
Hooc môn ra hoa gồm 2 phần:
+ Giberelin: Kích thích sự sinh trưởng và phát triển của thân hoa
+ Antesin: kích thích sự phát triển của hoa
Hoạt động 3: (5 phút)
- GV: Dựa vào khái niệm ta thấy trong phát triển có sự sinh trưởng, vậy mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển như thế nào, chúng ta nghiên cứu phần tiếp theo
- GV: Dựa vào hình 36, hãy cho biết mối liên hệ giữa sinh trưởng và phát triển?
- HS: + Sinh trưởng gắn liền với phát triển
 + Phát triển trên cơ sở của sự sinh trưởng
Hoạt động 4: (9 phút)
- GV: Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu xong về sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật, vậy người ta đã ứng dụng những kiến thức này như thế nào trong sản xuất và đời sống, chúng ta cùng tìm hiểu phần cuối cùng trong bài hôm nay
- Đầu tiên là ứng dụng kiến thức về sinh trưởng
- GV: Em hãy nêu ví dụ vận dụng kiến thức sinh trưởng vào các thao tác xử lý hạt, củ nảy mầm?
- HS: Dùng hooc môn thúc khoai tây nảy mầm, điều tiết sinh trưởng ở cây, bảo quản giống trong kho lạnh
- GV: Trong công nghiệp rượu bia, sinh trưởng và phát triển của TV được ứng dụng như thế nào?
- HS: Sử dụng hooc môn sinh trưởng GA tăng quá trình phân giải tinh bột thành mạch nha.
- GV: Những kiến thức về phát triển được vận dụng như thế nào trong sản xuất?
- HS: + Chọn giống cây trồng theo vùng địa lý, theo mùa
 + Xen canh, chuyển, gối vụ cây trồng
I: PHÁT TRIỂN LÀ GÌ?
- Là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm ba quá trình liên quan tới nhau là: Sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
- VD: Sự tạo thành lá, hoa, quả,..
II: NHỮNG NHÂN TỐ CHI PHỐI SỰ RA HOA
1: Tuổi của cây
- Đối với một số loài TV, khi đạt độ tuổi xác định thì chúng mới ra hoa
- Độ tuổi ra hoa không tùy thuộc vào ngoại cảnh mà tùy thuộc vào giống loài.
- Đối với cây một năm ta tính tuổi cây bằng cách đếm số lá trên cây.
2: Nhiệt độ thấp và quang chu kỳ
a: Nhiệt độ thấp
- Xuân hóa là hiện tượng cây ra hoa phụ thuộc vào nhiệt độ thấp
b: Quang chu kỳ 
- Là sự ra hoa của thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm
- Ngày dài là thời gian chiếu sáng lớn hơn 12 giờ, ngày ngắn là thời gian chiếu sáng nhỏ hơn 12 giờ.
- Cây ngày ngắn: ra hoa trong điều kiện ngày ngắn (độ dài chiếu sáng < 12 giờ) VD: Cúc, café, đậu tương, lúa, mía,..
- Cây ngày dài: ra hoa trong điều kiện ngày dài (độ dài chiếu sáng > 12 giờ). VD: Lúa mạch đông, cỏ ba lá, rau bina,..
- Cây trung tính: ra hoa không phụ thuộc vào quang chu kỳ. VD: Đậu cove, dưa chuột, cà chua, hướng dương,..
- Thực chất của cây ngày dài là cây đêm ngắn, thực chất của cây ngày ngắn là cây đếm dài
- Bóng tối là yếu tố cảm ứng quyết định sự ra hoa. Còn độ dài chiếu sáng trong ngày chỉ có ý nghĩa về định lượng tức là liên quan đến số lượng và kích thước hoa mà không ảnh hưởng đến sự ra hoa.
c: Phitocrom
- Là sắc tố cảm nhân quang chu kỳ, cảm nhận ánh sáng trong các hạt cần ánh sáng đẻ nảy mầm. VD: cây rau diếp,..
- Phitocrom tồn tại ở 2 dạng: 
+ Hấp thụ ánh sáng đỏ (Pđ) làm cho hạt nảy mầm, hoa nở, mở khí khổng.
+ Hấp thụ ánh sáng đỏ xa (Pđx)
- Dưới t/đ của ánh sáng: Pđ Pđx
3: Hoocmôn ra hoa
- Ở điều kiện quang chu kỳ thích hợp, trong lá hình thành hooc môn ra hoa (Florigen)
- Hoocmôn này di chuyển từ lá vào đỉnh của thân làm cho cây ra hoa
- Hooc môn ra hoa gồm 2 phần:
+ Giberelin: Kích thích sự sinh trưởng và phát triển của thân hoa
+ Antesin: kích thích sự phát triển của hoa
III: MỐI QUAN HỆ GIỮA SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
- Sinh trưởng và phát triển là những quá trình liên quan mật thiết với nhau, đó là hai mặt của chu trình sống của cây
+ Sinh trưởng gắn liền với phát triển
+ Phát triển trên cơ sở của sự sinh trưởng.
IV: ỨNG DỤNG KIẾN THỨC VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
1: Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng
* Trong ngành trồng trọt:
- Dùng hooc môn thúc khoai tây nảy mầm
- Điều tiết sinh trưởng ở cây
- Bảo quản giống trong kho lạnh
* Trong công nghiệp rượu bia: Sử dụng hooc môn sinh trưởng GA tăng quá trình phân giải tinh bột thành mạch nha.
2: Ứng dụng kiến thức về phát triển:
- Chọn giống cây trồng theo vùng địa lý, theo mùa
- Xen canh, chuyển, gối vụ cây trồng
b: Củng cố và luyện tập (3 phút)
Câu 1: Em hãy giải thích câu ca dao: “Đói thì ăn sắn,ăn khoai
 Chớ thấy lúa trỗ tháng hai mà mừng”
Dựa vào yếu tố nhiệt độ hãy giải thích câu ca dao trên?
Câu 2: Cây vải thiều đặc trưng ở miền Bắc, tại sao khi đưa vào miền Nam trồng lại không ra hoa? Từ đó em có thể rút ra ứng dụng gì?
c: Bài tập về nhà (1 phút)
 Các em về đọc mục “Em có biết”, làm bài tập cuối SGK và xem lại kiến thức phần Sinh trưởng và phát triển ở thực vật, giờ sau chúng ta sẽ kiểm tra 1 tiết.

File đính kèm:

  • docBai_36_Phat_trien_o_thuc_vat_co_hoa.doc