Giáo án Sinh học 11 - Tiết 37: Sinh trưởng ở thực vật - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Giang

- GV chiếu hình ảnh cây 1 lá mầm và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nếu cắt MPS đỉnh thì thân cây 1 lá mầm có dài ra được không? Tại sao?

- HS trả lời yêu cầu đạt được: Có dài ra được vì MPS lóng sẽ hoạt động nên cây tiếp tục được sinh trưởng và dài ra.

- GV nhận xét và dẫn vào phần 2.

- GV chiếu hình sinh trưởng sơ cấp ở thân, giới thiệu hình và hỏi:

+ Sinh trưởng sơ cấp ở thân do mô phân sinh nào đảm nhiệm?

+ Kết quả của sinh trưởng sơ cấp là gì?

- HS suy nghĩ trả lời.

- GV tiếp tục hỏi: Qua 2 câu hỏi trên một em hãy đưa ra khái niệm sinh trưởng sơ cấp?

- HS trả lời khái niệm sinh trưởng sơ cấp.

- GV chiếu hình sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp của cây thân gỗ.

- GV hỏi: Qua quan sát hình em thấy lát cắt sinh trưởng thứ cấp khác lắt cắt sinh trưởng sơ cấp về màu sắc, kích thước và các thành phần như thế nào?

- Từ trên GV yêu cầu học sinh nêu khái niệm sinh trưởng thứ cấp.

- HS trả lời.

 

doc7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 746 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 - Tiết 37: Sinh trưởng ở thực vật - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/03/2016
Ngày giảng: 12/03/2016. Thứ 7. Tiết 3. Lớp 11A4
Người soạn: Nguyễn Thị Giang
CHƯƠNG III. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
A – SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT
Tiết 37: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm sinh trưởng ở thực vật, lấy được ví dụ minh họa.
- Nêu được khái niệm mô phân sinh, các loại mô phân sinh và vai trò của từng loại mô phân sinh.
- So sánh được sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
- Trình bày được ảnh hưởng của điều kiện môi trường tới sự sinh trưởng ở thực vật.
2. Kĩ năng
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tư duy logic, khái quát hóa kiến thức.
3. Thái độ
- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, biết cách xác định được tuổi của cây, xác định chất lượng gỗ, trồng trọt.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Hỏi đáp.
- Làm việc nhóm.
- Làm việc với sách giáo khoa.
2. Phương tiện dạy học
- Máy chiếu powerpoint.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số lớp 11A4
2. Bài mới
Hoạt động GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1: Khái niệm sinh trưởng
- GV chiếu video về sự sinh trưởng của cây đậu, yêu cầu hs quan sát và nhận xét về đặc điểm hình thái của cây.
- HS trả lời.
- GV nhận xét vậy nhờ quá trình nào mà kích thước, khối lượng tế bào lại tăng lên?
- HS trả lời.
- GV đó là ví dụ về sinh trưởng, vậy sinh trưởng là gì?
- HS dựa vào thông tin trả lời.
- GV nhận xét và dẫn sang phần II.
Hoạt động 2: Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp
- GV chiếu hình lát cắt đỉnh sinh trưởng của cây có chứa mô phân sinh và giới thiệu về hình.
- GV hỏi: Theo em mô phân sinh được định nghĩa như thế nào?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV chiếu hình các loại mô phân sinh và hỏi:
+ Quan sát trên hình em thấy có mấy loại mô phân sinh? Đó là những loại nào?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, yêu cầu HS phân biệt các loại MPS, trả lời 3 câu hỏi sau:
+ Có ở loại vây nào? (1 hay 2 lá mầm).
+ Vị trí MPS đó tồn tại trong cây?
+ Chức năng của các loại MPS đó là gì?
- HS nghiên cứu và trả lời.
- GV chiếu hình ảnh cây 1 lá mầm và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nếu cắt MPS đỉnh thì thân cây 1 lá mầm có dài ra được không? Tại sao?
- HS trả lời yêu cầu đạt được: Có dài ra được vì MPS lóng sẽ hoạt động nên cây tiếp tục được sinh trưởng và dài ra.
- GV nhận xét và dẫn vào phần 2.
- GV chiếu hình sinh trưởng sơ cấp ở thân, giới thiệu hình và hỏi:
+ Sinh trưởng sơ cấp ở thân do mô phân sinh nào đảm nhiệm?
+ Kết quả của sinh trưởng sơ cấp là gì?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV tiếp tục hỏi: Qua 2 câu hỏi trên một em hãy đưa ra khái niệm sinh trưởng sơ cấp?
- HS trả lời khái niệm sinh trưởng sơ cấp.
- GV chiếu hình sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp của cây thân gỗ.
- GV hỏi: Qua quan sát hình em thấy lát cắt sinh trưởng thứ cấp khác lắt cắt sinh trưởng sơ cấp về màu sắc, kích thước và các thành phần như thế nào?
- Từ trên GV yêu cầu học sinh nêu khái niệm sinh trưởng thứ cấp.
- HS trả lời.
- GV chia lớp thành 2 nhóm: các nhóm thảo luận để hoàn thành thông tin bảng so sánh sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
Dựa vào hình 34.2, 34.3 và trả lời các câu hỏi sau:
1. Sinh trưởng sơ cấp (thứ cấp) có ở loài TV nào? (1 hay 2 lá mầm).
2. Bộ phận diễn ra sinh trưởng sơ cấp (thứ cấp).
3. Loại MPS nào thực hiện ?
4. Sau khi sinh trưởng sơ cấp (thứ cấp) diễn ra cây thay đổi như thế nào?
- HS nghiên cứu thông tin và lên bảng điền thông tin.
- GV yêu cầu nhóm còn lại nhận xét, bổ sung sau đó GV sẽ chốt lại kiến thức.
- GV chiếu hình ảnh giải phẫu thân gỗ, yêu cầu HS quan sát, dựa vào thông tin SGK ghi nhớ nhanh và điền tên các phần còn thiếu trong hình và nêu chức năng của từng bộ phận đó.
- HS trả lời.
- GV nhận xét và chiếu hình ảnh vòng năm, giới thiệu vòng năm và hỏi: Dựa vào vòng năm ta xác định được điều gì?
- HS trả lời: Tuổi của cây.
- GV nhận xét, giải thích về vòng năm và nêu ứng dụng trong việc chọn các mặt hàng gỗ.
- GV nêu: Sự sinh trưởng của thực vật chịu chi phối của rất nhiều yếu tố. Tiếp theo chúng ta sẽ chuyển sang tìm hiểu phần 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng.
- GV phát vấn: Theo em có những yếu tố nào ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật?
- HS trả lời: các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài.
- GV nhận xét và yêu cầu HS hoạt động nhóm và hoàn thiện bảng: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng.
- HS hoàn thiện bảng.
- GV chiếu đáp án và hỏi trong sản xuất nông, lâm nghiệp cần có biện pháp gì để cây sinh trưởng được tốt?
- HS trả lời.
I. KHÁI NIỆM
- Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng lên số lượng, kích thước tế bào làm cho cây lớn lên trong từng giai đoạn tạo cơ quan sinh dưỡng như rễ,thân, lá.
II. SINH TRƯỞNG SƠ CẤP VÀ SINH TRƯỞNG THỨ CẤP
1. Các mô phân sinh
- Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân.
- Bao gồm 3 loại MPS: đỉnh, bên và lóng.
* Phân biệt 3 loại MPS
MPS
 Đỉnh
 Bên
Lóng
Loại cây
1, 2 lá mầm
2 lá mầm
1 lá mầm
Vị trí
- Chồi đỉnh
- Chồi nách
- Chóp rễ
- Thân
- Rễ 
- Mắt của thân vỏ
Chức năng
- Giúp thân, rễ dài ra.
- Giúp thân, rễ to ra.
- Giúp lóng sinh trưởng dài ra.
Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp
ST sơ cấp
ST thứ cấp
Khái niệm 
- ST của thân và rễ theo chiều dài do MPS đỉnh.
- ST thứ cấp của cây thân gỗ do hoạt động của MPS tạo ra.
Đại diện
- 1 lá mầm
- Thân non 2 lá mầm
- 2 lá mầm
Vị trí xảy ra
- Thân, rễ
- Thân 
MPS thực hiện
- MPS đỉnh
- MPS bên
Kết quả
- Thân, rễ dài ra.
- Tăng bề dày thân.
- Cấu tạo của cây thân gỗ
+ Gỗ lõi
+ Gỗ dác
+ Tầng phân sinh bên
+ Mạch rây thứ cấp
+ Tầng sinh bần
+ Bần
- Vòng gỗ hàng năm: các vòng đồng tâm, màu sáng tối khác nhau. Dựa vào đó ta xác định được tuổi của cây.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
Nhân tố
Sự ảnh hưởng
Ví dụ
Bên trong
Bên ngoài
Nhiệt độ
Hàm lượng nước
Ánh sáng
Dinh dưỡng khoáng
Ôxi
3. Củng cố
- Câu hỏi trắc nghiệm.
- Đọc ghi nhớ SGK - Trang 138.
4. Dặn dò
- Làm bài tập skg trang 138 và học bài.
- Đọc trước bài 35: Hoocmôn thực vật.
* Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Ở thực vật 2 lá mầm, thân và rễ dài ra do đâu?
Mô phân sinh đỉnh.
Mô phân sinh lóng.
Mô phân sinh bên.
Mô phân sinh cành.
Câu 2: Loại mô phân sinh chỉ có ở cây 2 lá mầm:
Mô phân sinh đỉnh thân.
Mô phân sinh bên.
Mô phân sinh lóng.
Mô phân sinh rễ.
Câu 3: Mạch vận chuyển nước vài ion khoáng thực sự của cây nằm ở vùng:
Gỗ lõi
Vỏ 
Tầng phân sinh bên
Gỗ dác
* Đáp án trắc nghiệm: 1 - A; 2 - B; 3 - D
* Đáp án bảng 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
Nhân tố
Sự ảnh hưởng
Ví dụ
Bên trong
- Đặc điểm di truyền, các thời kì sinh trưởng của giống, loài cây.
- Hoocmôn thực vật điều tiết tốc độ sinh trưởng của cây.
- Giai đoạn măng, cây tre sinh trưởng nhanh (có thể > 1m/ngày).
- Giberelin (GA) tăng sinh trưởng dãn dài của mỗi TB.
Bên ngoài
Nhiệt độ
- Ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của thực vật.
- Ở ngô: sinh trưởng chậm ở 10 - 37oC, sinh trưởng nhanh ở 37 - 44oC, ngừng sinh trưởng ở dưới 5oC và trên 50oC tùy giống.
Hàm lượng nước
- Sinh trưởng của TV phụ thuộc vào độ no nước của các TB mô phân sinh. TB chỉ st được trong đk độ no nước của TB không thấp hơn 95%
- Cây héo rũ, và chết khi thiếu nước.
Ánh sáng
- Ảnh hưởng đến quang hợp.
- Biến đổi hình thái.
- Không có ánh sáng cây không quang hợp được, không tích lũy sinh khối khô cho sinh trưởng.
- Hiện tượng mọc vống khi thiếu ánh sáng.
Dinh dưỡng khoáng
- Thiếu dinh dưỡng thiết yếu, sinh trưởng của cây bị ức chế, thậm chí chết.
- Thiếu Nitơ cà chua bị vàng lá, lúa không sinh trưởng được.
Ôxi
- Nồng độ ô xi giảm xuống dưới 5% sinh trưởng bị ức chế.
- Cây bị ngập lâu trong nước, thiếu ôxi cho hô hấp, tích lũy chất độc => cây không sinh trưởng được.
Tân Yên, ngày 07 tháng 03 năm 2016
Giáo viên hướng dẫn
(Kí, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Hương
Sinh viên
(Kí, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Giang

File đính kèm:

  • docBai_34_Sinh_truong_o_thuc_vat.doc