Giáo án Sinh học 11 - Tiết 37, Bài 35: Hoocmôn thực vật - Bùi Quốc Đại

+ Hình dạng quả?

- Để tìm hiểu rõ tại sao lại có hiện tượng trên chúng ta cùng nhau tìm hiểu Cơ chế tác động của Auxin. Các em hãy nghiên cứu thông tin trong SGK và cho biết tác động sinh lý của Auxin?

- Hiện nay chúng ta đã tổng hợp được nhiều hợp chất có tác dụng tương tự Auxin, em hãy kể tên một số loại Auxin tự nhiên và nhân tạo mà em biết và cho biết ứng dụng của chúng trong thực tiễn đời sống?

- Chúng ta vừa tìm hiểu xong Hoocmôn Auxin, tương tự em hãy cho thầy biết Nguồn gốc, nơi phân bố, tác dụng sinh lý và ứng dụng của Giberelin và Xitokinin?

- Về Giberelin:

Giberelin là nhóm phytohormone thứ hai được phát hiện sau auxin

 

doc12 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 - Tiết 37, Bài 35: Hoocmôn thực vật - Bùi Quốc Đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI SOẠN SINH HỌC 11
Giáo viên hướng dẫn: Hà Thị Nhung
Giáo sinh: Bùi Quốc Đại
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Lớp: 11B6
Tiết 37 (Bài 35): HOOCMÔN THỰC VẬT
1: Mục tiêu
a) Kiến thức
- Trình bày được khái niệm hoocmôn thực vật và đặc điểm chung của hoocmôn thực vật
- Kể tên được một số loại hoocmôn kích thích, ức chế và đặc điểm cơ bản của các loại hoocmôn đó
- Trình bày được tác dụng sinh lý và ứng dụng của các loại hoocmôn thực vật
- Trình bày được sự tương quan giữa các hoocmôn thực vật.
- Nêu được những ứng dụng của việc sử dụng hoocmôn trong nông nghiệp
b) Kỹ năng
- Rèn luyện được kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp
- Rèn luyện kỹ năng liên hệ kiến thức vào thực tiễn đời sống
c) Thái độ
- Nghiêm túc trong học tập, nghiên cứu khoa học
- Tích cực tham gia phát biểu ý kiến, chủ động lĩnh hội kiến thức
2: Chuẩn bị:
a: Giáo viên:
- Soạn giáo án trước khi lên lớp
- SGK, SGV
b: Học sinh
- Chuẩn bị bài trước khi lên lớp
3: Tiến trình bài dạy
 a: Đặt vấn đề: (2 phút)
 Hiện nay trên báo đài, thời sự và dư luận đưa rất nhiều thông tin về việc trồng rau phun thuốc kích thích sau 2 - 3 ngày có thể thu hoạch. Vậy các chất kích thích đó có bản chất là gì và chúng có tác động như thế nào với thực vật? Để trả lời câu hỏi trên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài hôm nay. Bài 35: HOOCMÔN THỰC VẬT
HOẠT ĐỘNG 1: KHÁI NIỆM (4 PHÚT)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Dựa vào kiến thức thực tiễn và thông tin trong SGK, em hãy cho biết Hoocmôn thực là gì?
- Em có thể kể tên một số hoocmôn thực vật?
- HS vận dụng kiến thức thực tế và thông tin trong SGK trả lời câu hỏi
- Auxin, Giberelin, Xitokinin, Etilen và axit abxixic
I: Khái niệm
- Hoocmôn thực vật là: Các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây
- VD: Auxin, Giberelin, Xitokinin, Etilen và axit abxixic
HOẠT ĐỘNG 2: HOOCMÔN KÍCH THÍCH (20 PHÚT)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Tùy theo mức độ biểu hiện người ta chia hoocmôn thực vật làm 2 nhóm đó là Hoocmôn kích thích và hoocmôn ức chế. Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu từng nhóm trên.
- Hãy kể tên các hoocmôn kích thích trong các hoocmôn trên?
- Em hãy nói cho cả lớp nghe những hiểu biết của em về các loại hoocmôn trên, đầu tiên là Auxin?
- Em hãy cho biết Auxin được sinh ra ở đâu và con người có thể tổng hợp ra chúng không?
- Em hãy chú ý, Hoocmôn được tạo ra ở một nơi nhưng lại gây phản ứng ở một nơi khác. Chất Auxin sau khi được sinh ra sẽ đc vận chuyển đến chồi, hạt đang nảy mầm, lá, tầng phân sinh bên, nhị hoa,..
- Quan sát hình 35.1 và nêu nhận xét về sự ảnh hưởng của của auxin đến sự sinh trưởng của quả dâu tây?
+ khích thước quả?
+ Hình dạng quả?
- Để tìm hiểu rõ tại sao lại có hiện tượng trên chúng ta cùng nhau tìm hiểu Cơ chế tác động của Auxin. Các em hãy nghiên cứu thông tin trong SGK và cho biết tác động sinh lý của Auxin?
- Hiện nay chúng ta đã tổng hợp được nhiều hợp chất có tác dụng tương tự Auxin, em hãy kể tên một số loại Auxin tự nhiên và nhân tạo mà em biết và cho biết ứng dụng của chúng trong thực tiễn đời sống?
- Chúng ta vừa tìm hiểu xong Hoocmôn Auxin, tương tự em hãy cho thầy biết Nguồn gốc, nơi phân bố, tác dụng sinh lý và ứng dụng của Giberelin và Xitokinin?
- Về Giberelin:
Giberelin là nhóm phytohormone thứ hai được phát hiện sau auxin. Từ những nghiên cứu bệnh lý “bệnh lúa von” do loài nấm ký sinh ở cây lúa Gibberella fujikuroi gây nên.
Theo em Giberelin được sinh ra ở cơ quan nào và chúng được phân bố ở đâu?
- Lúa von là hiện tượng cây lúa cao gấp 2, 3 lần cây lúa bình thường vậy Giberelin đã có tác động như thế nào đối với thực vật?
- Dựa vào tác động sinh lý của GA, em hãy nêu ứng dụng của GA trong sản xuất nông nghiệp?
- Hằng năm, trước Tết một vài tháng người trồng cây cảnh thường đem đánh Đào, quất trồng vào chậu hoặc cha ông ta khi trồng cây cau lùn thường xuyên đánh cây lên rồi trồng lại vào chỗ khác,.. Em hãy giải thích ý nghĩa của hoạt động trên?
- Từ khái niệm trên em hãy cho biết nguồn gốc và nơi phân bố của xitokinin là gì?
- Xitokinin có vai trò hay tác động thế nào đối với đời sống thực vật?
+ Em hãy quan sát hình 35.3 để biết tác động sinh lý của xitokinin ở mức cơ thể.
- Đối với xitokinin thì nó được sử dụng rộng rãi trong nuôi cấy mô tế bào và điều khiển sự sinh chồi ở mô callus
- Quay trở lại với câu hỏi đầu bài, như các em thấy thực vật có khả năng sản sinh ra các hoocmôn kích thích tăng trưởng, vậy tại sao khi chúng ta ăn nhiều rau lại không bị bệnh mà khi ta ăn rau phun chất khích thích không đủ thời gian, không đúng liều lượng lại gây bệnh cho con người và động vật?
- HS nhìn vào SGK kể tên 3 hooocmorn kích thích là Auxin, Giberelin và Xitokinin
- HS đọc vận dụng kiến thức cá nhân kết hợp vs SGK trả lời câu hỏi
- Sinh ra chủ yếu ở đỉnh của thân và cành. Nó có nhiều trong chồi, hạt đang nảy mầm, lá, tầng phân sinh bên, nhị hoa,.. hiện nay con người đã có thể tổng hợp được Auxin 
- Auxin kích thích sinh trưởng làm tăng kích thước quả dâu tây
- Hạt cây cũng sản sinh ra auxin có tác dụng quy định hình dạng quả
- Tác động sinh lí của Auxin:
+ ở mức tế bào:
+ ở mức cơ thể:
- Một số loại auxin như AIA, AIB (axit indol butiric), ANA (axit naptyl axetic), 2,4 D,.. Chúng được dùng để kích rễ, tăng tỉ lệ thụ quả, tạo quả không hạt,..
- Được sinh ra chủ yếu ở lá và rễ cây
- Lá, hạt, củ, chồi đang nảy mầm, trong hạt và quả đang hình thành, trong các lóng thân và cành đang sinh trưởng.
- Ở mức tế bào
- Ở mức cơ thể
- Kích thích sự nảy mầm của hạt, chồi , củ,..
- Tăng chiều cao cây, tạo quả không hạt,..
- Xitokinin là dẫn suất của Adenin C5H6N4 hình thành ở rễ và vận chuyển hướng lên ngọn có tác dụng khích thích sự phân chia tế bào, ngăn chặn sự già hóa của cây,.. Vì vậy, con người đã tiến hành hoạt động trên để cắt bớt rễ cây, làm giảm lượng xitokinin đc sinh ra, thiếu xitokinin cây sinh trưởng chậm lại ra hoa sớm hơn.
- Nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, nơi phân bố là các tế bào đang xảy ra sự phân chia
- Ở mức tế bào
- Ở mức cơ thể
- Các chất kích thích con người phun vào là auxin nhân nó không có enzyme phân giải nên khi bị tích lũy trong nông phẩm sẽ gây độc hại cho con người và động vật.
II: Hoocmôn kích thích
1: Auxin
- Auxin là một chất hữu cơ tương đối đơn giản, có nhân indole, có công thức là: C10H9O2N (AIA)
- Nguồn gốc sinh ra:
+ Đỉnh của thân và cành
+ Auxin nhân tạo
- Nơi phân bố:
+ Chồi hạt đang nảy mầm
+ Lá đang sinh trưởng
+ Tầng phân sinh bên đang hoạt động
+ Nhị hoa
- Tác động sinh lí của Auxin:
+ ở mức tế bào: Kích thích quá trình nguyên phân và sinh trưởng dãn dài của tế bào.
+ ở mức cơ thể: Tham gia vào hướng dộng, ứng động
- Ứng dụng:
Một số loại auxin như AIA, AIB (axit indol butiric), ANA (axit naptyl axetic), 2,4 D,.. Chúng được dùng để kích rễ, tăng tỉ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô TB TV,..
2: Giberelin:
- Giberelin là nhóm chất đượcphát hiện khi nghiên cứu bệnh nấm lúa von. Các dạng của chúng là các axit giberelic (GA)
- Nguồn gốc: Lá và rễ cây
- Nơi phân bố:
+ Lá, hạt, củ, chồi đang nảy mầm
+ trong hạt và quả đang hình thành
+ trong các lóng thân và cành đang sinh trưởng.
- Tác động sinh lý của GA:
+ Ở mức TB: làm tăng số lần nguyên phân và tăng chiều dài của mỗi TB
+ Ở mức cơ thể: Kích thích mạnh mẽ sự kéo dài của thân, sinh trưởng của lóng
- Ứng dụng: 
+ Kích thích sự nảy mầm của hạt, chồi , củ,..
+ Tăng chiều cao cây, tạo quả không hạt,..
+ Tăng tốc độ phân giải tinh bột.
3: Xitokinin
- Khái niệm: Xitokinin là dẫn suất của Adenin C5H6N4 bao gồm các chất tự nhiên và nhân tạo có t/d gây ra sự phân chia tế bào.
- Nguồn gốc:
+ Tự nhiên: có nhiều ở rễ của thực vật, chồi, lá non, tầng phân sinh,.. VD: zeatin
+ Nhân tạo: Kinetin,..
- Nơi phân bố: Các tế bào đang diễn ra quá trình phân chia
- Tác động sinh lý:
+ ở mức tế bào: kích thíc sự phân chia tế bào, làm chậm quá trình già của tế bào
- ở mức cơ thể: hoạt hóa sự phân hóa phát sinh chồi thêm trong nuôi cấy mô callus
- Ứng dụng:
+ Được sử dụng rộng rãi trong nuôi cấy mô tế bào
+ Điều khiển sự sinh chồi ở mô callus
- Chú ý không được sử dụng auxin nhân tạo đối với nông phẩm sử dụng trực tiếp làm rau ăn vì chúng không có enzyme phân giải nên sẽ gây độc cho con nguời và động vật.
HOẠT ĐỘNG 3: HOOC MÔN ỨC CHẾ (15 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu xong 3 loại hoocmôn kích thích, đối với hoocmôn ức chế chúng ta sẽ tìm hiểu về 2 loại hoocmôn đó là Etilen và Axit abxixic. Để tạo không khí sôi nổi, tích cực trong học tập cũng như tạo không khí thi đua giữa các em, sau đây thầy sẽ tổ chức một trò chơi nhỏ giúp lớp thi đua, tìm hiểu về 2 loại hoocmôn trên. Các em có muốn chơi không ạ?
- Sau đâu thầy sẽ chia 2 dãy lớp thành 2 nhóm, các em sẽ vận dụng kiến thức cá nhân và tìm hiểu thông tin trong SGK để điền nội dung còn thiếu vào bảng so sánh thầy viết trên bảng. Đội bên trái thầy sẽ tìm hiểu về Etilen, đội bên phải thầy tìm hiểu về Axit abxixic. Cả 2 đội có 5 phút để trả lời, trong 5 phút này, mỗi đội sẽ cử đại diện lần lượt lên bảng để điền vào chỗ trống, mỗi lượt chỉ được điền một ý (một gạch đầu dòng) và mỗi em chỉ được lên một lần. Các em có quyền thảo luận để đưa ra các đáp án đúng. Đội chiến thắng là đội có nhiều đáp án đúng nhất và trả lời nhanh nhất. Các em đã hiểu luật chơi chưa? Sau đây thầy sẽ kẻ bảng, các em nghiên cứu SGK để chuẩn bị trả lời.
- GV cho hai nhóm nhận xét lẫn nhau để tìm ra kết quả đúng nhất, hướng dẫn học sinh, giải đáp thắc mắc, đưa ra đáp án
- Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu xong 5 loại hoocmôn thực vật chính bao gồm cả hooc môn kích thích và ức chế, từ những kiến thức vừa học em hãy cho biết đặc điểm chung của hoocmôn thực vật là gì?
+ Nơi sinh và phân bố của các hooc môn
+ Dùng thuốc kích rễ N3M Giâm, chiết cành (20gr/L nước): nhúng cành muốn giâm vào dung dịch thuốc 5-10p, sau đó giâm vào đất; bôi trực tiếp vào vết khoanh vỏ phía trên ngọn cành khi bỏ bầu. Ngâm hạt giống (10gr/10L nước): ngâm hạt giống trong 24h, sau đó vớt ra ủ bình thường
+ Tính chuyên hóa
- Học sinh hào hứng tham gia
- HS nghe phổ biến luật chơi, nghiên cứu SGK và chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV.
- HS thảo luận, ghi chép vào vở
+ Tạo ra mội nơi à phản ứng ở một nơi khác
+ Nồng độ thấp nhưng hiệu quả cao
+ Tính chuyên hóa thấp hơn hoocmôn động vật bậc cao
III: Hoocmôn ức chế
- Đặc điểm chung của hoocmôn thực vật:
+ Tạo ra mội nơi à phản ứng ở một nơi khác
+ Nồng độ thấp nhưng hiệu quả cao
+ Tính chuyên hóa thấp hơn hoocmôn động vật bậc cao.
HOẠT ĐỘNG 4: TƯƠNG QUAN HOOCMÔN THỰC VẬT (5 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Chúng ta vừa tìm hiểu xong một số loại hoocmôn kích thích và ức chế, trong thực tế thì ở một loài thực vật luôn cùng tồn tại nhiều loại hoocmôn khác nhau. Vậy các loại hoocmôn này tương tác với nhau như thế nào, chúng ta cùng nhau tìm hiểu phần cuối cùng trong bài hôm nay.
- Em hãy cho biết trong cơ thể thực vật, các loại hoocmôn có những mối tương quan nào?
- Dựa vào kiến thức đã học, em hãy liên hệ vận dụng sự tương quan hoocmôn thực vật trong sản xuất? GV gợi ý việc trồng đảo cảnh, quất cảnh, táo ta,..
- Tương quan giữa hoocmôn kích thích và ức chế
- Tương quan giữa các hoocmôn kích thích với nhau
- Xử lý làm rụng lá để kích thích cây ra hoa ở đào, mai,..
- Cắt chồi ngọn để phát triển cành một số loại cây cảnh,..
IV: Tương quan hoocmôn thực vật
- Tương quan giữa hoocmôn kích thích và ức chế:
VD: SGK
- Tương quan giữa các hoocmôn kích thích với nhau:
VD: SGK
- Ứng dụng:
+ Xử lý làm rụng lá để kích thích cây ra hoa ở đào, mai,..
+ Cắt chồi ngọn để phát triển cành một số loại cây cảnh,..
+ Ngoài ra chúng ta còn có thể ứng dụng mối tương quan trên để bảo quản hat, kích thích trồi,
* Kết luận: (SGK – 142)
b: Củng cố và luyện tập (3 phút)
Câu 1: Trong nông nghiệp, để kích thích cây ra rễ người ta hay sử dụng hooc môn nào?
Etilen	B. Xitokinin	C. Auxin	D. Axit abxixic
Câu 2: Để tăng tốc độ chín của quả ta có thể để chúng trong môi trường chứa hooc môn nào?
Auxin 	B. Giberelin	C. Xitokinin	D. Etilen
Câu 3: Ưu thế ngọn là biểu hiện của hooc môn nào sao đây?
Xitokinin	B. Etilen	C. Axit abxixic	D. Auxin
Câu 4: Để tạo quả không hạt ta cần xử lý qua hooc môn thực vật nào dưới đây?
Xitokinin 	B. Auxin	C. Etilen	D. Axit abxixic
Câu 5: Quả đang chín sản sinh ra nhiều hooc môn thực vật nào?
Auxin	B. Giberelin	C. Etilen	D. Axit abxixic
c: Bài tập về nhà (1 phút)
 Các em về đọc mục “Em có biết”, làm bài tập cuối SGK và chuẩn bị bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa.
PHỤ LỤC
Hoocmôn ức chế:
Etilen
Axit abxixic
Nguồn gốc
Nơi phân bố
Tác động sinh lý
Ứng dụng
Đáp án bảng so sánh Hoocmôn ức chế:
Etilen
Axit abxixic
Nguồn gốc
- Sinh ra nhiều trong thời gian rụng lá, mô bị tổn thương, hoa già
- Khi gặp điều kiện bất lợi
- Trong lá, lục lạp, chóp rễ của thực vật có hoa
Nơi phân bố
- Quả chín, hoa già
- Mô của thực vật có mạch
- Cơ quan đang hóa già
Tác động
sinh lý
- Thúc đẩy quá trình chín của quả
- Ức chế sinh trưởng của cây non
- Điều tiết trạng thái ngủ, sự chín và hoạt động của hạt, sự đóng mở khí khổng
Ứng dụng
- Thúc quả chóng chín, rụng lá
- Loại bỏ hiện tượng sinh con
- Điều tiết trạng thái ngủ, sự chín và hoạt động của hạt, sự đóng mở khí khổng

File đính kèm:

  • docBai_35_Hoocmon_thuc_vat.doc