Giáo án Sinh học 11 - Tiết 31 - Bài 30: Truyền tin qua xi náp

Quá trình truyền tin qua xináp.

 - Xung thần kinh đến làm ion Ca2+ đi vào chuỳ xináp.

- Ion Ca2+ làm cho các bóng chứa chất trung gian( Axetincôlin) gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng axêtincôlin vào kheo xináp .

- Axêticôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp.

- Enzim axêtincôlinesteraza phân huỷ axêtincôlin thành axêtat cà côlin trở lại truỳ xináp tái tổng hợp axêtincôlin.

- Quá trình truyền tin qua xináp luôn đi theo một chiều từ màng trước quan màng sau.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 4386 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 - Tiết 31 - Bài 30: Truyền tin qua xi náp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/02/2013
Ngày giảng: ...................11a1;....................11a2;..........................11a3.
Tiết 31:
Bài 30: 
TRUYỀN TIN QUA XI NÁP
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
 	 - Nêu được khái niệm xináp, vẽ và nêu được thành phần cấu tạo của xináp.
 	 - Trình bày được quá trình truyền tin qua xináp hoá học.
2. Kĩ năng
 	- Rèn luyện được tư duy hệ thống,phân tích sơ đồ để nắm khiến thức.
- Hình thành được kĩ năng tự học, làm việc theo nhóm và trình bày trước đám đông.B.PHƯƠNG PHÁP
Sử dụng phương pháp dạy học tích cực thảo luận nhóm, kết hợp với hỏi đáp tìm tòi
 C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Trong bài giáo viên sử dụng hình vẽ 30.1., 30.2, 30.3 SGK và phiếu học tập.
Phiếu học tập.
Hãy đọc SGK để trả lời phiếu học tập sau:
Câu 1: Tại sao tin được truyền qua xináp chỉ theo một chiều từ màng trước sang màng sau?
Câu 2:Tại sao hàng loạt xung thần kinh đến chuỳ xináp làm vỡ nhiều bóng chúa chất trung gian, giải phóng vào khe xináp và truyền sang màng sau mà lượng chất hoá học trung gian đó không ứ đọng ở màng sau?
Câu 3: Chất trung gian có vai trò gì trong truyền tin qua xináp hoá học?
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp:
	- Kiểm tra sỹ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
	Câu1. Nêu các giai đoạn chuyển đổi từ điện thế nghỉ sang điện thế hoạt đông? Cơ chế hình thành điện thế hoạt động?
Câu 2: So sánh sự lan truyền xung thần kinh trên sợi có bao miêlin và không có bao miêlin3. Bài mới: GV đặt vấn đề vào bài mới.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: Tìm hiểu: Khái niệm xináp. 
- Mục tiêu: Nêu được khái niệm xinap.
- Thời gian: 5 phút.
- Đồ dùng dạy học: H. 30.1 SGK.
- Cách tiến hành: 
B1: GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK và quan sát sơ đồ hình 30.1 thảo luận nhóm nhỏ để trả lời các câu hỏi :
- Xináp là gì? Xináp có thể tiếp xúc với những loại tế bào nào?
- Căn cứ vào thành phần cấu toạ chia xináp thành mấy loại? 
B2: Học sinh trao đổi, trả lời.
B3: GV: Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động II: Tìm hiểu: Cấu tạo xináp hoá học .
- Mục tiêu: Mô tả được cấu tạo của Xinap hoá học.
- Thời gian: 8 phút.
- Đồ dùng dạy học: hình 30.2 SGK
- Cách tiến hành: 
B1: GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK và quan sát hình 30.2 để trả lời các câu lệnh SGK:
- Mô tả cấu toạ của xináp hoá học?
- Chuỳ xináp có cấu tạo như thế nào? 
- Đặc điểm cấu tạo màng sau xináp? 
B2: HS: Trả lời các câu hỏi.
Hoạt động III: Tìm hiểu: Quá trình truyền tin qua xináp .
- Mục tiêu: Trình bày được quá trình truyền tin qua Xinap hoá học.
- Thời gian: 18 phút.
- Đồ dùng dạy học: hình 30.3 SGK
- Cách tiến hành: 
B1: GV.Yêu cầu học sinh đọc SGK và quan sát hình 30.3 trả lời câu hỏi:
- Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra như thế nào?
- Chất hoá học trung gian có vai trò gì?
- Thụ thể trên màng sau có nhiệm vụ gì?.
B2: HS: Trả lời câu hỏi.
B3: GV yêu cầu học sinh đọc SGK và quan sát hình 29.3, 29.4 thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập trong thời gian 5 phút.
B4: HS: Thảo luận nhóm hoàn thành phiều học tập, cử đại diện trình bày ý kiến của nhóm và nhận xét các nhóm khác.
B5: GV: Hướng dẫn các nhóm thảo luận và chính xác kiến thức.
I. Khái niệm xináp.
- Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với các tế bào khác ( Tế bào thần kinh, tế bào cơ, tế bào tuyến…)
- Xináp bao gồm xináp hoá học và xináp điện.
II. Cấu tạo xináp hoá học.
- Chuỳ xináp có chứa các ti thể và các bóng khí chứa chất trung gian ( Axêtincôlin, norađrênalin..)
- Màng trước xináp.
- Khe xinap.
- Màng sau xináp có chứa các thụ thể hoá học tiếp nhận chất trung gian hoá học.
III. Quá trình truyền tin qua xináp.
 - Xung thần kinh đến làm ion Ca2+ đi vào chuỳ xináp.
- Ion Ca2+ làm cho các bóng chứa chất trung gian( Axetincôlin) gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng axêtincôlin vào kheo xináp .
- Axêticôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp.
- Enzim axêtincôlinesteraza phân huỷ axêtincôlin thành axêtat cà côlin trở lại truỳ xináp tái tổng hợp axêtincôlin.
- Quá trình truyền tin qua xináp luôn đi theo một chiều từ màng trước quan màng sau.
4. Củng cố:
 	- GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm về khái niệm, cấu tạo và quá trình truyền tin qua xináp và yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi củng cố.
Câu 1: Nêu cấu tạo xináp hoá học? Tại sao quá trình truyền tin quan xináp chỉ theo một chiều từ màng trước sáng màng sau?
Câu 2: Chất trung gian hoá học có vai trò như thế nào trong truyền tin qua xin
 5. Hướng dẫn về nhà:
 	 GV Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại bài và phần đóng khung SGK. Chuẩn bị trước cho bài 31 – Tập tính của động vật..
6.Rút kinh nghiệm giờ dạy
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 31.doc