Giáo án Sinh học 11 - Tiết 27 - Bài 25: Thực hành: hướng động

Nội dung và cách tiến hành.

 - Chọn 2 hạt có rễ mầm mọc thẳng, dùng ghim xuyên 2 hạt đó vào nút cao su sao cho rễ mầm ở thế nằm ngang hướng ra mép cao su, các lá mầm hướng vào trong.

 - Cắt bỏ tận cùng của rễ mần 1 hạt, đặt nút cao su trên đĩa có nước, dùng giấy lọc phủ lên trên. úp chuông thuỷ tinh lên, đặt vào buồng tối 1-2 ngày vào quan sát sự vận động của rễ 2 hạt.

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 11059 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 - Tiết 27 - Bài 25: Thực hành: hướng động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/01/2014
Ngày giảng: ...................11a1;....................11a2;..........................11a3.
Tiết 27:
Bài 25: THỰC HÀNH: HƯỚNG ĐỘNG
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
 	 - Biết cách bố trí thí nghiệm và tiến hành được thí nghiệm về hướng trọng lực của cây.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện tính tỉ mỉ, khả năng quan sát, phân tích tổng hợp.
Hình thành được kĩ năng bố trí thí nghiệm.
B.PHƯƠNG PHÁP
- Sử dụng phương pháp phân nhóm nhỏ thực hành trong phòng thí nghiệm.
C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- 2 đĩa đáy sâu; 1 chuông thủy tinh hay nhựa trong suốt; 1 nút cao su có đường kính 5-6cm, mềm đủ để cắm được kim; 2 ghim nhỏ ; 1 panh gắp hạt; 1 dao lam hoặc 1 kéo; 1 giấy lọc
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp:
	- Kiểm tra sỹ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
	Câu 1. ứng động là gì? Nêu vai trò của ứng động?
 Câu 2: Thế nào là ứng động sinh trưởng? ứng động không sinh trưởng? Cơ chế?
3. Bài mới: GV đặt vấn đề vào bài mới.
 GV chia lớp thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm từ 4 đến 6 học sinh, giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm học sinh.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: Tìm hiểu phần: Mục tiêu thí nghiệm .
 GV yêu cầu học sinh đọc SGK sử dụng các câu hỏi 
 Mục tiêu của bài thực hành là gì?
H/S : Trả lời các câu hỏi dựa và thông tin trong SGK.
GV: Chuẩn hóa kiến thức. 
Hoạt động II: Tìm hiểu phần: Chuẩn bị Hoạt động tập thể. GV sử dụng câu hỏi:
Thí nhiệm cần những dụng cụ gì?
Mẫu vật của thí nghiệm là gì?
HS trả lời các câu hỏi.
 Hoạt động III: Tìm hiểu phần: Nội dung và cách tiến hành thí nghiệm - Hoạt động tập thể.
 GV: Yêu cầu học sinh đọc nội dung thí nghiệm trong SGK.
 H/S: Đọc nội dung bài.
 GV:Sử dụng câu hỏi. 
 - Nêu nội dung và cách tiến hành thí nghiệm?
 + Mục đích của việc cắt chóp rễ của 1 hạt là gì?
HS trả lời các câu hỏi.
Các nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm. 
GV quan sát và chỉnh sửa thao tác.
Hoạt động IV: Tìm hiểu phần: Báo cáo thí nghiệm – Cả lớp.
 Các nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm và cử đại diện quan sát trong thời gian 1-2 ngày ghi lại kết quả và cả nhóm thảo luận viết báo cáo theo mẫu.
I. Mục tiêu.
 - Thực hiện được thí nghiệm về hướng trọng lực của cây. Từ đó thấy được vai trò của hướng động đối với đời sống của cây.
II. Chuẩn bị.
Mỗi nhóm học sinh cần chuẩn bị.
Dung cụ: 2 đĩa đáy sâu, 1 chuông thuỷ
tinh hay chuông nhựa, 1 nút cao su, 2 ghim nhỏ, 1 phanh, 1 dao lam, giấy lọc.
Mẫu vật: Hạt đậu hoặc ngô, lúa mới nhú mầm.
III. Nội dung và cách tiến hành. 
 - Chọn 2 hạt có rễ mầm mọc thẳng, dùng ghim xuyên 2 hạt đó vào nút cao su sao cho rễ mầm ở thế nằm ngang hướng ra mép cao su, các lá mầm hướng vào trong.
 - Cắt bỏ tận cùng của rễ mần 1 hạt, đặt nút cao su trên đĩa có nước, dùng giấy lọc phủ lên trên. úp chuông thuỷ tinh lên, đặt vào buồng tối 1-2 ngày vào quan sát sự vận động của rễ 2 hạt.
IV. Tiến hành thí nghiệm và viết thu hoạch.
 Các nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm, cử đại diện quan sát, cuối cùng viết báo cáo theo yêu cầu SGK.
Mẫu viết báo cáo.
Báo cáo thí nghiệm: Hướng động.
Tên nhóm:…….
Mục tiêu:…………………………………
Cách tiến hành:……………………………
Kết quả thu được:
 + Hạt 1 ( không cắt chóp rễ):……………
 + Hạt 2 ( Cắt chóp rễ):…………………
 Nhận xét về sự vận động của rễ mần và vị trí tiếp nhận kích thích.
4. Củng cố:
 GV hệ thống lại cách tiến hành thí nghiệm và yêu cầu báo cáo thí nghiệm.
5. Hướng dẫn về nhà:
 	 GV yêu cầu học ở các nhóm thu dọn dụng cụ thí nghiệm và dọn phòng thí nghiệm. Chuẩn bị trước bài số 26.
6.Rút kinh nghiệm giờ dạy
........................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 27.doc