Giáo án Sinh học 11 - Tiết 25 - Bài 23: Hướng động

- GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm về tính hướng động của cây, cơ chế hướng động, các hình thức hướng động và yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi củng cố.

Câu 1: Những hình thức nào sau đây là hướng động:

a. Cây trinh nữ cụp lá lại khi chạm vào. b. Cây mọc cạnh bờ ao rễ mọc nhiều về nguồn nước.

c. Hoa Cúc nở khi có ánh sáng. d. Cây Bầu leo trên giàn.

Câu 2. Hướng động có vai trò gì với đời sống của cây

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 11649 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 - Tiết 25 - Bài 23: Hướng động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/01/2013
Ngày giảng: ...................11a1;....................11a2;..........................11a3.
Tiết 25:
Bài 23: HƯỚNG ĐỘNG
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
 	- Phát biểu được khái niệm về cảm ứng và hướng động
 	- Nêu được các kiểu hướng động và tác nhân gây nên các kiểu hướng động đó.
- Trình bày được vai trò của hướng động trong đời sống của thực vật.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện được tư duy hệ thống, so sánh và phân tích sơ đồ để nắm khiến thức.
- Hình thành được kĩ năng tự học, làm việc theo nhóm và trình bày trước đám đông.
B.PHƯƠNG PHÁP
- Sử dụng phương pháp dạy học tích cực thảo luận nhóm, kết hợp với hỏi đáp tìm tòi. 
C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 	Trong bài giáo viên sử dụng hình vẽ 23.1., 23.2, 23.3 SGK và phiếu học tập.
Phiếu học tập.
 Hãy đọc SGK để trả lời phiếu học tập sau:
Kiểu hướng động
Khái niệm
Hiện tượng
Cơ chế
Hướng sáng
Hướng trọng lực
Hướng hoá
Hướng nước
Hướng tiếp xúc
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp:
	- Kiểm tra sỹ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Không kiểm tra.
 3. Bài mới: GV đặt vấn đề vào bài mới.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: Tìm hiểu: Một số khái niệm 
GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK, đưa ví dụ và hỏi:
Ví dụ: Gà lạnh xù lông, cây mọc cong ra ánh sáng – Gọi là cảm ứng.
Vậy cảm ứng là gì?
Hoạt động II: Tìm hiểu: Khái niệm hướng động .
- Mục tiêu: + Khái niệm, phân loại, nguyên nhân gây ra hướng động.
- Thời gian: 8 phút.
- Đồ dùng dạy học: H. 23.1 SGK
- Cách tiến hành:
+B1: GV; Yêu cầu học sinh đọc SGK, thảo luận theo nhóm nhỏ và trả lời các câu hỏi sau:
* Quan sát hình 23.1 và cho biết nhận xét về sự sinh trưởng của thân cây non trong các điều kiện chiếu sáng khác nhau?
 - Tại sao cây ở hình a lại cong về ánh sáng?
* Hướng động là gì? Có mấy loại hướng động? Đặc điểm?
* Nguyên nhân nào gây nên sự hướng động đó?
+B2: Học sinh nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm nhỏ, trả lời.
+B3: GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động III: Tìm hiểu: Các kiểu hướng động .
- Mục tiêu: - Nêu được các kiểu hướng động và tác nhân gây nên các kiểu hướng động đó.
- Thời gian: 18 phút.
- Đồ dùng dạy học: H. 23.2; H23.3; H.23.4 SGK,.
+ Cách tiến hành:
+B1: GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK quan sát hình vẽ 23.2, 23.3, 23.4 SGK và thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu thảo luận trên.
+B2: HS: Thảo luận theo nhóm để hoàn thiện phiếu học tập.
+B3: GV: Điều khiển học sinh thảo luận nhóm để hoàn thiện phiếu học tập và chính xác kiến thức.
+B4: GV: Sử dụng các câu hỏi bổ sung:
Hướng sáng dướng có vai trò gì đối với thân, cành? Cho ví dụ?
Hướng trọng lực có ý nghĩa gì đối vơi cây trồng?
Vai trò của hướng nước và hướng khoáng?
Hướng tiếp xúc có ý nghĩa gì với sự tồn tại của câu? Lấy ví dụ một số loài cây có hướng tiếp xúc?
+B5: Học sinh vận dụng kiến thức, trả lời.
Hoạt động IV: Tìm hiểu: Vai trò của hướng động với đời sống của thực vật.
- Mục tiêu: Nêu được vai trò của hướng động đối với đời sống thực vật.
- Thời gian: 5 phút
- Đồ dùng dạy học:
- Cách tiến hành:
+B1: GV yêu cầu học sinh quan sát SGK và hỏi
* Hướng động có vai trò gì với đời sống của cây?
+B2: GV nhận xét, bổ sung.
- Cảm ứng: Là phản ứng của sinh vật với kích thích
- Tính cảm ứng: Là khả năng của thực vật đối với kích thích. 
I. Khái niệm hướng động.
- Hướng động: là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định.
- Phân loại hướng động: Gồm 2 loại.
 + Hướng động dương: Sinh trưởng hướng về nguồn kích thích. VD: Cây mọc cong về AS.
 + Hướng động âm: Sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích. VD: Rễ cây mọc tránh xa nguồn chất độc.
- Nguyên nhân gây nên hướng động: Do sự phân bố không đồng đều nồng độ hooc môn Auxin ở các phần của cơ thể trong các điều kiện khác nhau và sự mẫn cảm với nồng độ auxin ở các bộ phận là khác nhau.
II. Các kiểu hướng động.
1. Hướng sáng. Ví dụ. Hình 23.2 SGK.
 - Hiện tượng: Thân cây hướng về ánh sáng ( hướng sáng hương),
rễ cây hướng xa nguồn AS ( Hướng sáng âm).
- Nguyên nhân: Auxin mẫn cảm với ánh sáng nên phân bố nhiều ở phần không được chiếu sáng, mặt khác thân cây thích hợp với nồng độ auxin lớn hơn rễ cây.
2. Hướng trọng lực.
 - VD: SGK.
- Khái niêm: Phản ứng của cây với trọng lực được gọi là hướng trọng lực.
 - Hiện tượng: Rễ cây hướng xuống đất ( hướng trọng lực dương). Ngọn cây hướng lên trên ( hướng trọng lực âm).
- Nguyên nhân: Do auxin phân bố mặt dưới nhiều hơn mặt trên….
3. Hướng hoá.
VD: rễ cây hướng tới nguồn nước, phân bón và tránh xa nguồn chất độc.
- Hướng hoá là phản ứng sinh trưởng của cây đối với các hợp chất hoá học. Hướng hoá thường được gặp ở rễ, ống phấn…
- Phân loại hướng hoá: SGK.
- Cơ chế: Do sự phân bố auxin không đều 2 mặt của rễ.
4. Hướng nước: ( Tương tự hướng hoá).
5. Hướng tiếp xúc.
- Hiện tượng: Các loại cây thân leo mọc cuốn quanh giá thể.
- Khái niệm: Hướng tiếp xúc là phẩn ứng sinh trưởng đối với sự tiếp xúc.
III. Vai trò của hướng động với đời sống của thực vật.
- Hướng động giúp cây có những điều kiện tốt nhất và giúp cây thích nghi với sự thay đổi của môi trờng sống cho quá trình sinh trưởng, phát triển và tồn tại. 
4. Củng cố:
- GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm về tính hướng động của cây, cơ chế hướng động, các hình thức hướng động và yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi củng cố.
Câu 1: Những hình thức nào sau đây là hướng động:
a. Cây trinh nữ cụp lá lại khi chạm vào. b. Cây mọc cạnh bờ ao rễ mọc nhiều về nguồn nước.
c. Hoa Cúc nở khi có ánh sáng. d. Cây Bầu leo trên giàn.
Câu 2. Hướng động có vai trò gì với đời sống của cây? 
5. Hướng dẫn về nhà:
 	 GV Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại bài và phần đóng khung SGK, Trả lời các câu hỏi cuối sách và chuẩn bị cho bài 24 – ứng động. 
 6.Rút kinh nghiệm giờ dạy
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 25.doc
Giáo án liên quan