Giáo án Sinh học 11 - Tiết 21 - Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo)

GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm về tính tự động của tim, chu kì hoạt động của tim, sự thay đổi huyết áp, vận tốc máu trong hệ mạch và yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi củng cố.

Câu 1: Tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi do nguyên nhân chủ yếu:

a. Trong tim có nhiều máu.

b. Do cấu trúc cơ tim đặc biệt.

c. Do tim hoạt động theo chu kì, thời gian hoạt động ít hơn thời gian nghỉ.

d. Cả 3 ph¬ơng án trên.

Câu 2: Mối t¬ương quan gi¬ưã nhịp tim và khối lượng cơ thể là:

 

doc4 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 12251 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 - Tiết 21 - Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/12/2012
Ngày giảng: ...................11a1;....................11a2;..........................11a3.
Tiết 21:
Bài 19: TUẦN HOÀN MÁU
( Tiếp theo )
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
 	- Nêu được tính tự động của tim là gì? Tại sao tim lại có khả năng đập tự động.
 	- Nêu được trình tự và thời gian co dãn của tim.
 	- Giải thích được tại sao các loài động vật khác nhau lạicó nhịp tim khác nhau và tại sao tim đập suốt đời mà không mệt.
 	- Trình bày được hoạt động của hệ mạch( Huyết áp, vận tốc máu)
2. Kĩ năng
- Rèn luyện được tư duy hệ thống, so sánh và phân tích sơ đồ để nắm khiến thức.
- Hình thành được kĩ năng tự học, làm việc theo nhóm và trình bày trước đám đông.
B.PHƯƠNG PHÁP
Sử dụng phương pháp dạy học tích cực thảo luận nhóm, kết hợp với hỏi đáp tìm tòi
 C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 	 Trong bài giáo viên sử dụng hình vẽ 19.1., 19.2, 19.3, 19.4, bảng 19.1, 19.2 SGK và phiếu học tập.
Phiếu học tập.
 Hãy đọc SGK để trả lời phiếu học tập sau:
Câu 1: Huyết áp là gì? Nguyên nhân nào gây ra huyết áp trong mạch?
Câu 2: Tại sao lại có huyết áp tâm thu ( tối đa) và huyết áp tâm trương ( tối thiểu)? Huyết áp thay đổi như thế nào trong hệ mạch theo chiều đi của dòng máu? Tại sao?
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp:
	- Kiểm tra sỹ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
	Câu1. Nêu cấu tạo, chức năng của hệ tuần hoàn? 
Câu 2: Hệ tuần hoàn hở có đặc điểm nào dưới đây?
 3. Bài mới: GV đặt vấn đề vào bài mới.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: Tìm hiểu: Tính tự động của tim – Cả lớp.
- Mục tiêu: Giới thiệu cho học sinh biết thế nào là tính tự động của tim, nguyên nhân tính tự động của tim
- Thời gian: 8 phút
- Đồ dùng dạy học: h 19.1
- Cách tiến hành:
B1:GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK và cho biết:
* Tính tự động của tim là gì?
* Nguyên nhân nào tạo cho tim có tính tự động?
* Hệ dẫn truyền tim có cấu tạo như thế nào?
* Hãy mô tả họat động của hệ dẫn truyền?
B2: Hs thảo luận theo nhóm nhỏ, trả lời các câu hỏi trên.
B3: GV nhận xét, bổ sung, đánh giá.
Hoạt động II: Tìm hiểu: Chu kì tim 
- Mục tiêu:- Nêu được trình tự và thời gian co dãn của tim.
 - Giải thích được tại sao các loài động vật khác nhau lạicó nhịp tim khác nhau và tại sao tim đập suốt đời mà không mệt.
- Thời gian: 10 phút
- Đồ dùng dạy học:H . 19.2, Bảng 19.1
- Cách tiến hành:
B1:GV; Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:
* Chu kì tim là gì?
* Quan sát hình 19.2 nêu trình tự tính hoạt động theo chu kì tim của người? Giải thích tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi?
* Hãy quan sát bảng 19.1 và cho biết mối tương quan giữa khối lượng cơ thể với nhịp tim? Giải thích tại sao nhịp tim của các loại động vật khác nhau lại khác nhau?
B2: Học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ, trả lời.
B3: Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung.
Hoạt động III: Tìm hiểu: Cấu trúc hệ mạch– Cả lớp.
- Mục tiêu: mô tả được cấu trúc chung của hệ mạch
- Thời gian: 5 phút
- Đồ dùng dạy học:
- Cách tiến hành:
B1:GV yêu cầu học sinh quan sát SGK và hỏi:
* Hãy quan sát hình 18.3 SGK ( Trang 79) và nêu thành phần cấu trúc của hệ mạch?
* Hãy so sánh sự thay đổi đường kính hệ mạch theo chiều đi của dòng máu?
* Hãy so sánh sự thay đổi tổng tiết diện hệ mạch theo chiều đi của dòng máu?
B2 HS: Thảo luận nhóm nhỏ,Trả lời các câu hỏi.
B3 GV: Đưa ra VD.
VD: Đường kính của động mạch chủ có thể lên tới 3cm, còn mao mạch chỉ 0,01- 0,04mm. Nhng tổng tiết diện của động mạch chủ chỉ là 5-6cm2 còn tổng tiết diện của mao mạch là 6000cm2.
Hoạt động IV: Tìm hiểu: Vận tốc máu– Cả lớp
- Mục tiêu:Mổ tả được sự biến đổi của vận tốc máu trong hệ mạch, giải thích nguyên nhân của sự biến đổi đó.
- Thời gian: 5 phút
- Đồ dùng dạy học: h 19.4
- Cách tiến hành:
.B1:GV yêu cầu học sinh quan sát SGK và hỏi
* Vận tốc máu là gì?
* Hãy quan sát hình 19.4 SGK và cho biết mối liên quan giữa vận tốc máu với tổng tiết diện mạch và sự chênh lệch huyết áp giữa 2 đầu đoạn mạch?
B2: HS thảo luận nhóm nhỏ, trả lời.
B3: GV nhận xét, bổ sung
Hoạt động V: Tìm hiểu: Huyết áp – Thảo luận nhóm.
GV: Yêu cầu
- Mục tiêu: Nêu được định nghĩa huyết áp, giả thích được tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch.
- Thời gian: 7 phút
- Đồ dùng dạy học: H 19.3; Bảng 19.2
- Cách tiến hành:
B1: học sinh đọc SGK quan sát hình vẽ19.3, bảng19.2 SGK và thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu thảo luận trên.
 B2 HS: Thảo luận theo nhóm để hoàn thiện phiếu học tập.
 B3 GV: Điều khiển học sinh thảo luận nhóm để hoàn thiện phiếu học tập và chính xác kiến thức.
III. Hoạt động của tim.
1. Tính tự động của tim.
- Hoạt động của tim:
+ Tính tự động của tim: Tim co giãn tự động theo chu kì do có hệ dẫn truyền tim (bao gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin).
2. Chu kì hoạt động của tim.
- Chu kì tim là Sự co, dãn nhịp nhàng theo chu kì của tim. VD Chu kì tim ở ngời TB 0,8 giây.
+ Tim hoạt động theo chu kì: Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ ® pha co tâm thất ® pha giãn chung.
 - VD: Chu kì tim người: SGK
- Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể sinh vật.
IV. Hoạt động của hệ mạch.
1. Cấu trúc của hệ mạch.
- Hệ mạch bao gồm:
 + Hệ động mạch : Động mạch chủ, các động mạch phân nhán nhỏ, tiểu động mạch tiếp giáp với mao mạch.
 + Hệ tĩnh mạch: Tĩnh mạch chủ, các Tĩnh mạch phân nhán nhỏ, tiểu tĩnh mạch tiếp giáp với mao mạch.
 + Hệ mao mạch: Là nơi TĐC với các tế bào cơ thể.
- Trong hệ mạch tiết diện giảm dần từ động mạch chủ đến mao mạch và tăng dần từ mao mạch đến tĩnh mạch chủ, còn tổng tiết diện thay đổi ngược lại.
2. Vận tốc máu.
- Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong một giây.
- Vận tốc máu tỉ lệ thuận với tổng tiết diện mạch và tỉ lệ thuận với sự chênh lệch huyết áp giữa 2 đầu của mạch.
- Vận tốc máu phụ thuộc vào tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch.
Vận tốc máu nhỏ nhất ở mao mạch, đảm bảo cho sự trao đổi chất giữa máu và tế bào.
 VD: Động mạch chủ tổng tiết diện bằng 5-6cm2 vận tốc là 500m/s. Còn ở mau mạch tổng tiết diện bằng 6000cm2 vận tốc chỉ là 0,5 m/s. 
3. Huyết áp.
- Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch.
- Huyết áp thay đổi theo chu kì tim, khi tim co tạo nên huyết áp tâm thu ( huyết áp tối đa), khi tim dãn tạo nên huyết áp tâm trương ( huyết áp tối thiểu).
- Trong hệ mạch theo chiều đi của dòng máu huyết áp giảm dần.
 Vd: HA ở động mạch chủ là120 -140, mao mạch là 20-40 , ở tĩnh mạch chủ 0 mmHg. - - Huyết áp còn phụ thuộc vào các tác nhân làm thay đổi nhịp tim, lực co tim, sự đàn hồi mạch… 
 4. Củng cố:
 	- GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm về tính tự động của tim, chu kì hoạt động của tim, sự thay đổi huyết áp, vận tốc máu trong hệ mạch và yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi củng cố.
Câu 1: Tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi do nguyên nhân chủ yếu:
Trong tim có nhiều máu.
Do cấu trúc cơ tim đặc biệt.
Do tim hoạt động theo chu kì, thời gian hoạt động ít hơn thời gian nghỉ.
Cả 3 phơng án trên.
Câu 2: Mối tương quan giưã nhịp tim và khối lượng cơ thể là:
 a. Khối lượng cơ thể càng lớn nhịp tim càng nhanh.
 b. Khối lượng cơ thể càng nhỏ nhịp tim càng nhanh.
 c. Nhịp tim không có mối quan hệ với khối lượng cơ thể.
 d. Khối lượng cơ thể càng nhỏ nhịp tim càng chậm.
Câu 3. Giải thích bệnh cao huyết áp và thấp huyết áp ở người? Tác hại của bệnh đó?
5. Hướng dẫn về nhà:
 	 GV Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại bài và phần đóng khung SGK, Trả lời các câu hỏi cuối sách và chuẩn bị cho bài 20 – Thực hành. 
6.Rút kinh nghiệm giờ dạy
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 21.doc