Giáo án Sinh học 11 - Tiết 20 - Bài 18: Tuần hoàn máu

- Cách tiến hành:

+B1: GV: Yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp quan sát hình từ H 18.1 đến 18.3 , thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi sau:

 - Phân loại các dạng tuần hoàn?

 - Nêu đại diện, đặc điểm của hệ tuần hoàn hở và tuần hoàn kín?

 - Mô tả đường đi của máu ở các dạng tuần hoàn hở và kín?

- Mô tả đường đi của máu ở các dạng tuần hoàn đơn và tuần hoàn kép?

- So sánh tuần hoàn đơn và kép bằng cách hoàn thành bảng trong phiếu học tập.

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 6020 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 - Tiết 20 - Bài 18: Tuần hoàn máu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/12/2012
Ngày giảng: ...................11a1;....................11a2;..........................11a3.
Tiết 20:
Bài 18: TUẦN HOÀN MÁU
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
 	 	- Nêu được những đặc điểm thích nghi của hệ tuần hoàn ở các nhóm động vật khác nhau.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện được tư duy hệ thống, so sánh và phân tích sơ đồ để nắm khiến thức.
- Hình thành được kĩ năng tự học, làm việc theo nhóm và trình bày trước đám đông.B.PHƯƠNG PHÁP
Sử dụng phương pháp dạy học tích cực thảo luận nhóm, kết hợp với hỏi đáp tìm tòi
 C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 	 1. Giáo viên.
 Trong bài giáo viên sử dụng hình vẽ 18.1, 18.2, 18.3 SGK và phiếu học tập.
Phiếu học tập.
Nội dung
Hệ tuần hoàn đơn
Hệ tuần hoàn kép
Đại diện
Cấu tạo tim
Số lượng vòng tuần hoàn
Chất lượng máu nuôi cơ thể
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp:
	- Kiểm tra sỹ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
	* Kiểm tra 15 phút 
 	 Câu hỏi: Cho biết cơ quan thực hiện, đặc điểm cấu tạo của các hình thức hô hấp ở Động vật? 
3. Bài mới: GV đặt vấn đề vào bài mới.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: Tìm hiểu: Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn – Cả lớp.
- Mục tiêu: Nêu được cấu tạo, chức năng của hệ tuần hoàn
- Thời gian: 4 phút
- Đồ dùng dạy học:
- Cách tiến hành:
B1;GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK và quan sát hình vẽ 18.3, thảo luận nhóm nhỏ cho biết:
- Cấu tạo chung của hệ tuần hoàn?
- Nêu chức năng của các bộ phận trong hệ tuần hoàn?
- Hệ tuần hoàn có chức năng gì?
B2 HS: Tr trao đổi trả lời câu hỏi.
B3 -GV: Giải thích thêm về chức năng hệ tuần hoàn.
Hoạt động II: Tìm hiểu:khái quát về sự tiến hóa của HTH.
- Mục tiêu: Nêu được khái quát sự tiến hóa của HTH
- Thời gian: 5 phút
- Đồ dùng dạy học: 
- Cách tiến hành:
+ B1:GV: Yêu cầu học sinh dựa vào SGK . Thảo luận theo nhóm nhỏ, trả lời các câu hỏi sau:
- Khái quát về sự tiến hóa của HTH?
- HTH được phân loại như thế nào?
+ B2:HS: Trao đổi nhanh, trả lời câu hỏi
+B3: GV nhận xét, bổ sung
Hoạt động III: Tìm hiểu:Các dạng hệ tuần hoàn.
- Mục tiêu: Nêu được những đặc điểm thích nghi của hệ tuần hoàn ở các nhóm động vật khác nhau.
- Thời gian: 30 phút
- Đồ dùng dạy học: H. 18.1 - 18.3 SGK
- Cách tiến hành:
+B1: GV: Yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp quan sát hình từ H 18.1 đến 18.3 , thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi sau:
 - Phân loại các dạng tuần hoàn?
 - Nêu đại diện, đặc điểm của hệ tuần hoàn hở và tuần hoàn kín?
 - Mô tả đường đi của máu ở các dạng tuần hoàn hở và kín?
- Mô tả đường đi của máu ở các dạng tuần hoàn đơn và tuần hoàn kép?
- So sánh tuần hoàn đơn và kép bằng cách hoàn thành bảng trong phiếu học tập.
I. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn.
1. Cấu tạo chung.
- Dịch tuần hoàn: Máu hoặc hỗn hợp máu và dịch mô.
- Tim: Hút và đẩy máu chảy trong mạch.
- Hệ thống mạch máu: Hệ động mạch, hệ tĩnh mạch, hệ mao mạch.
2. Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn.
 Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác của cơ thể.
 II. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật.
- Động vật đơn bào và nhiều loài động vật đa bào bậc thấp không có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể.
- Giun đất, các động vật đa bào bậc cao đã có hệ tuần hoàn, dịch tuần hoàn (máu, dịch mô) được vận chuyển đi khắp cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và oxi cho các 
tế bào, đồng thời nhận các chất thải từ các tế bào để vận chuyển tới cơ quan bài tiết nhờ hoạt động của tim và hệ mạch. Tùy theo cấu tạo hệ mạch có thể phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.
 HTH hở
HTH HTH đơn
 HTH kín
	HTH kép
ND
TH hở
TH kín
Đại diện
Thân mềm và chân khớp
Mực ống, giun đốt, chân đầu, đv có xương sống
Đặc điểm
Có một đoạn máu đi ra khỏi mạch máu và trộn lẫn với dịch mô, máu lưu thông với tốc độ chậm.
Máu lưu thông trong mạch kín với tốc độ cao, khả năng điều hòa và phân phối máu nhanh.
4. Củng cố:
 	- H/S hệ thống lại kiến thức trọng tâm về so sánh giữu tuần hoàn hở với tuần hoàn kín, tuần hoàn đơn với tuần hoàn kép trả lời các câu hỏi củng cố.
5. Hướng dẫn về nhà:
 	 GV Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại bài và phần đóng khung SGK, Trả lời các câu hỏi cuối sách và chuẩn bị tiếp bài 19 – Tuần hoàn máu ( tiếp theo).
6.Rút kinh nghiệm giờ dạy
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 20.doc