Giáo án Sinh học 11 - Tiết 01 - Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

Phiếu học tập.

 Câu 1: Hãy nêu cơ chế của sự hấp thụ nước ở rễ cây? Nguyên nhân nào dẫn đến dịch tế bào rễ ưu trương hơn dung dịch đất?

 Câu 2: Nêu cơ chế của sự hấp thụ ion khoáng vào rễ?

 Câu 3. Nêu các con đường xân nhập của nước và các ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ? Đai caspari có vai trò gì?

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 6183 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 - Tiết 01 - Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/08/2013
Ngày dạy:……………..11a1;…………..11a2;………………..11a3.
Tiết 01:
Bài 1
SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ.
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 	1, Kiến thức.
- Phân biệt TĐC giữa cơ thể với MTvà chuyển hoá VC và NL trong TB.
- Trình bày được vai trò của nước ở thực vật
- Trình bày được cơ chế trao đổi nước ở thực vật. 
 2, Kỹ năng.
- Rèn luyện được tư duy hệ thống, so sánh và phân tích hình vẽ.
- Hình thành được kĩ năng tự học, làm việc theo nhóm.
B, PHƯƠNG PHÁP .
 	 - Sử dụng phương pháp dạy học tích cực thảo luận nhóm, kết hợp với hỏi đáp tìm tòi. 
C, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 - Trong bài giáo viên sử dụng hình vẽ số 1.1, 1.2, 1.3 SGK, hình vẽ 1 SGV, phiếu học tập.
Phiếu học tập.
 Câu 1: Hãy nêu cơ chế của sự hấp thụ nước ở rễ cây? Nguyên nhân nào dẫn đến dịch tế bào rễ ưu trương hơn dung dịch đất?
 Câu 2: Nêu cơ chế của sự hấp thụ ion khoáng vào rễ? 
 Câu 3. Nêu các con đường xân nhập của nước và các ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ? Đai caspari có vai trò gì?
D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sỹ số.
2. Kiểm tra bài cũ
	- GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức đã học liên quan đến nội dung bài học
3. Bài mới. GV đặt vấn đề vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động I: : Tìm hiểu phần: Vai trò của nước. -Hoạt động cả lớp .
 - Mục tiêu: Trình bày được vai trò của nước ở thực vật; đảm bảo hình dạng nhất định của tế bào và tham gia vào các quá trình sinh lí của cây. Thực vật phân bố trong tự nhiên lệ thuộc vào sự có mặt của nước.
 - Thời gian: 8 phút
 - Đồ dùng dạy học:
 - Cách tiến hành:
 +B1: GV sử dụng các câu hỏi tái hiện để kiểm tra những kiến thức có liên quan.
- Nước có vai trò gì đối với tế bào?
- Nếu không có nước cây có thể lấy được muối khoáng hay không? Tại sao khi khô hạn, tốc độ lớn của cây lại chậm lại? Buổi trưa nắng gắt cây không bị chết bởi nhiệt độ cao?
+B2: HS nghiên cứu SGK, trả lời
+B3: GV: nhận xét, bổ sung, kết luận
*Tích hợp giáo dục MT: 
- Ô nhiễm môi trường đất và nước có ảnh hưởng gì đến lông hút của rễ cây và ảnh hưởng như thế nào đến khả năng hút nước và ion khoáng của rễ?
- Tại sao cần bảo vệ môi trường đất và nước?
- Việc chăm sóc, bón phân tưới nước hợp lý cho cây trồng có tác dụng gì tới sự sinh trưởng phát triển của cây và môi trường?
Hoạt động II: Tìm hiểu phần: Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng. 
 +B1: GV Giao câu hỏi cho học sinh về nhà hoàn thành: Mô tả đặc điểm hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hút nước và ion khoáng? GV có thể gợi ý cho học sinh:
- Mô tả cấu tạo bên ngoài của hệ rễ cây trên cạn?
- Tìm sự liên hệ giữa hệ rễ với nguồn nước?
- Đối với thực vật thuỷ sinh và thực vật không có lông hút thì hấp thụ nước và muối khoáng bằng cách nào?
Hoạt động III: Tìm hiểu phần: Hấp thụ nước và iôn khoáng vào rễ bằng tế bào lông hút .
 +B1: GV sử dụng phiếu học tập tiến hành cho các nhóm học sinh thảo luận trong khoảng thời gian 7 phút và điều khiển các nhóm thảo luận để đưa ra kiến thức.
+B2: Các nhóm học sinh tiến hành thảo luận và cử đại diện trình bày ý kiến của nhóm.
+B3: Gv phân tích và chính xác kiến thức.
+B4: GV Sử dụng các câu hỏi nhằm kiểm tra mức độ nắm kiến thức của học sinh
 - Phân biệt cơ chế hấp thụ nước và cơ chế hấp thụ các ion khoáng ở rễ cây?
 - Đai caspari có vai trò gì trong quá trình hút nước và muối khoáng của rễ cây?
+B5: HS; vận dụng kiến thức trả lòi/
Hoạt động IV: Tìm hiểu phần: ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ. - Cả lớp.
+B1: GV yêu cầu học sinh tự tìm hiểu các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ qua câu lệnh SGK. GV sử dụng các câu hỏi vận dụng:
- Tại sao cây lại bị héo khi bón quá nhiều phân?
- Tại sao lại phải thường xuyên vun xới cho cây? 
+B2: HS trả lòi
+B3: GV nhận xét, kết luận
- Vai trò của nước đối với tế bào: 
Làm dung môi, đảm bảo sự bền vững của hệ thống keo nguyên sinh, đảm bảo hình dạng của tế bào, tham gia vào các quá trình sinh lí của cây( thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ của cây, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường...), ảnh hưởng đến sự phân bố của thực vật 
I. CƠ CHẾ HẤP THỤ NƯỚC VÀ ION KHOÁNG Ở RỄ CÂY
1. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng.
- Cấu tạo chung của hệ rễ bao gồm: Rễ chính, rễ bên, lông hút, đỉnh sinh trưởng.
- ở cây thuỷ sinh hấp thụ nước và muối khoáng bằng toán bộ bề mặt cơ thể, một số thực vật ở cạn không có lông hút hút nước bằng các nấm rễ. 
2. Hấp thụ nước và ion từ đất vào rễ bằng tế bào lông hút.
 a. Sự hấp thụ nước.
 - Cơ chế: Theo cơ chế thụ động ( thẩm thấu) do sự chênh lệch thế năng nước giữa môi trường đất với dịch tế bào đất.
 - Nguyên nhân sự chênh lệch thế năng nước giữa môi trường đất với dịch tế bào đất:
 + Quá trình thoát hơi nước của lá cây làm giảm lượng nước của tế bào lông hút.
 + Nồng độ các chất tan trong tế bào rễ cao hơn môi trường đất.
b. Hấp thụ ion khoáng.
 - Cơ chế: 
 + Cơ chế thụ động.
 + Cơ chế chủ động có tiêu tốn năng lượng ATP.
3. Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ.
 - Trước khi gặp đai Caspari: Theo 2 con đường.
 + Con đường qua thành tế bào - gian bào : nhanh, không được chọn lọc
 + Con đường qua chất nguyên sinh - không bào: chậm, được chọn lọc.
 + Cơ chế: Thẩm thấu do sự chênh lẹch áp suất thẩm thấu
4. Ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ.
- Độ ẩm.
- Độ thoáng khí
- Tự tìm hiểu.
- Độ PH.
- Nồng độ các ion khoáng….
 	4. Củng cố
- GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm về cơ chế hấp thụ nước và hấp thụ các ion khoáng của rễ và đặt các câu hỏi củng cố.
5. Hướng dẫn học sinh ở nhà. 
- GV Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại bài và phần đóng khung SGK, Trả lời các câu hỏi cuối sách và chuẩn bị cho bài 2.
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy.
……………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • doctiet 1.doc