Giáo án Sinh học 11 - Học kì II - Trần Xuân Linh

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

- Nêu được khái niệm điện thế nghỉ

- Cơ chế hình thành điện thế nghỉ

- Nêu được đặc điểm và cơ chế hình thành điện thế hoạt động

- Đặc điểm sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh

2. Kỹ năng: Quan sát, rèn luyện kỹ năng, phân tích, so sánh

 3. Thái độ:

 Hiểu được bản chất của tế bào -> giải thích 1 số hiện tượng sinh lí -> chống mê tín dị đoan.

II. PHƯƠNG PHÁP: Hỏi đáp, diễn giảng, TLN

III. PHƯƠNG TIỆN:

1. GV: Hình 28.1, 29.1, 29.2, 29.3, 29.4 SGK.

2. HS: đọc trước bài.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

1. Ổn định - Kiểm tra: KTSS, KTBC.

- Cấu trúc hệ thần kinh dạng ống?

- Phân biệt PX có ĐK và PX không ĐK, cho VD?

 2.Vào bài:

 3. Bài mới:

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ

I. ĐIỆN THẾ NGHỈ:

 - KN: Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích. Phía trong màng tế bào tích điện âm (-) so với phía ngoài màng tế bào tích điện dương (+)

- VD:

+ ĐTN ở TBTK mực ống: -70mV

+ ĐTN ở tb nón trong mắt ong mật:

- 50mV

II. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG:

 - KN: Điện thế hoạt động là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào bị kích thích.

- Đồ thị điện thế hoạt động:

Gồm 3 giai đoạn:

 - Mất phân cực ( khử cực)

 - Đảo cực

 - Tái phân cực.

III. LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH TRÊN SỢI THẦN KINH:

 1. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao myêlin (sợi cảm giác):

 - Cách lan truyền: xung tk truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên

 - Nguyên nhân: do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp hết vùng này sang vùng khác.

- Tốc độ lan truyền chậm (3-5 m/s)

 2. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin (sợi vận động):

 * Bao myêlin có bản chất là phospholipit -> cách điện.

 * Một số sợi tk có bao miêlin bao quanh không liên tục ngắt quãng –> eo Ranvie.

 - Cách lan truyền: xung lan truyền theo lối “nhảy cóc” từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác

 - Nguyên nhân: do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác

- Tốc độ lan truyền: nhanh hơn sợi không có bao miêlin (100m/s).

 * HĐ 1: Tìm hiểu điện thế nghỉ.

• Quan sát H.28.1, cho biết cách tiến hành đo điện thế nghỉ như thế nào?

• Kim điện kế có thay đổi gì?

• Giá trị điện ở màng?

• TN tiến hành ở loại tế bào nào?

• Vì sao tiến hành ở tb TK? Tiến hành ở loại tb khác thì sao?

(tế bào TK lớn hơn các TB khác nên dễ tiến hành đo)

• Qua TN trên, chúng ta đo được điện thế nghỉ của tb. Vậy điện thế nghỉ có đặc điểm gì?

- GV lưu ý HS cách ghi giá trị ĐTN có dấu – phía trước.

* HĐ 2: Tìm hiểu điện thế hoạt động.

 Khi nào xuất hiện điện thế

hoạt động?

 Quan sát H.29.1, cho biết đồ

thi điện thế hoạt động có mấy giai đoạn?

* HĐ 2: Tìm hiểu sự lan truyền xung TK trên sợi TK.

- Yêu cầu HS quan sát hình, nghiên cứu SGK và TLN 2’, phân biệt sự lan truyền xung TK trên 2 sợi TK theo các ND:

 + Cách lan truyền.

 + Nguyên nhân.

 + Tốc độ.

- Gọi các nhóm trình bày, củng cố và ghi ND.

- Dựa vào tốc độ lan truyền của 2 sợi TK, xác định dây TK cảm giác và vận động?  đặt điện cực tại 2 vị trí khác nhau: 1 điện cực ở ngoài và 1 điện cực ở trong màng.

 lệch sang 1 phía (do có sự chênh lệch điện tích)

 ngoài dương, trong âm

 tế bào thần kinh

 dễ thực hiện

 điện thế chênh lệch 2 bên màng

ghi nhớ

- Chênh lệch điện tích 2 bên màng, khi không bị kích thích

 - Ngoài dương, trong âm

- Ghi nhớ

 khi bị kích thích tế bào thần kinh hưng phấn và xuất hiện điện thế hoạt động.

 điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn.

- mất phân cực

- đảo cực

- tái phân cực

- QS, TLN theo yêu cầu.

- Cử đại diện trình bày.

- Chú ý lắng nghe, nhận xét.

- Tu duy, liên hệ bài cũ xác định.

 

doc76 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 883 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 11 - Học kì II - Trần Xuân Linh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến ở chim.
- Có hiệu quả nhât lúc mới sinh, sau đó giảm dần.
 - VD: SGK.
 3. Điều kiện hóa:
 a. Điều kiện hóa đáp ứng (kiểu Paplôp):
 - Hình thành mối liên kết mới với thần kinh trung ương dưới tác động của 2 kích thích đồng thời.
 - VD: Vừa đánh chuông vừa cho chó ăn -> sau vài chục lần phối hợp -> chó nghe tiếng chuông đã tiết nước bọt. 
 b. Điều kiện hóa hành động (kiểu Skinnơ):
 - Liên kết một hành vi của ĐV với một phần thưởng (hình phạt), sau đó ĐV chủ động lặp lại hành vi đó --> có tính “thử - sai” 
 - VD: Thả chuột vào lồng có gắn bàn đạp + thức ăn -> chuột chạy trúng bàn đạp -> thức ăn rơi ra -> 1 số lần ngẫu nhiên -> chuột chủ động lấy thức ăn khi đói bụng.
 4. Học ngầm:
- Kiểu học không ý thức, không biết rõ là mình đã học được.
- Khi có nhu cầu --> tái hiện kiến thức --> giải quyết tình huống.
- VD: đọc một lời giải toán hay, sau đó gặp một bài khác tương tự - giải khá nhanh chóng
 5. Học khôn: 
 - Phối hợp các kinh nghiệm cũ để giải quyết những tình huống mới.
 - Có ở ĐV có HTK phát triển: Người và ĐV thuộc bộ Linh trưởng.
- VD: Tinh tinh biết cách sắp xếp các thùng gỗ chồng lên nhau để lấy chuối trên cao. 
V. MỘT SỐ DẠNG TẬP TÍNH PHỔ BIẾN Ở ĐỘNG VẬT:
1. Tập tính kiếm ăn:
 - Ở ĐV bậc thấp: tập tính bẩm sinh.
 - Ở ĐV bậc cao: tập tính học được
( từ bố mẹ, đồng loại, bản thân).
VD: SGK
 2. Tập tính bảo vệ lãnh thổ:
 - Giúp bảo vệ lãnh thổ, nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản.
 - Tập tính bảo vệ lãnh thổ ở mỗi loài khác nhau.
VD: SGK
 3. Tập tính sinh sản:
- Là tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng.
- VD: SGK
 4. Tập tính di cư:
 - Là tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng, thay đổi theo mùa.
 - VD: SGK 
 5. Tập tính xã hội:
 Sống theo bầy đàn (ong, kiến, mối, gấu, voi, ...)
 a.Tập tính thứ bậc: có phân chia thứ bậc, cao nhất là con đầu đàn.
VD: SGK
 b.Tập tính vị tha:
 Là tập tính hi sinh quyền lợi bản thân, kể cả tính mạng vì lợi ích sinh tồn của bầy đàn.
VD: SGK
VI. ỨNG DỤNG NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ TẬP TÍNH VÀO ĐỜI SỐNG VÀ SẢN XUẤT:
- Giải trí: thú làm xiếc
- Săn bắn: chó săn mồi
- ANQP: chó đánh hơi bắt trộm.
 * Một số tập tính chỉ có ở người như giữ gìn vệ sinh môi trường, tập thể dục buổi sáng. 
* HĐ 1: Tìm hiểu 1 số tập tính học được ở ĐV.
Nêu 1 số hình thức học tập ở ĐV?
Chia nhóm thảo luận: Mỗi nhóm 1 hình thức trong đó riêng nhóm 4 2 hình thức cuối.Cho biết KN, ĐĐ, VD mỗi hình thức
Gọi HS từng nhón trả lời, GV
nhận xét.
Thế nào là hình thức quen nhờn?
 à Quen nhờn: Kích thích lặp đi lặp lại nhiều lần mà không gây nguy hiểm -> ĐV sẽ không phản ứng trả lời.
Cho ví dụ?
Đặc điểm “in vết” thường gặp ở 
các loài nào?
 à ĐV có “ tính bám” và đi theo những vật ( người) chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên
Điều này có ý nghĩa gì?
Thế nào là điều kiện hóa đáp ứng?
Cho ví dụ khác vd SGK?
Thế nào là điều kiện hóa hành động?
Từ đặc điểm trên, cho ví dụ khác?
Thế nào là học ngầm?
Cho ví dụ?
(cho vd khác về việc giải được bài toán)
Thế nào là học khôn?
 à chỉ gặp ở các loài Linh trưởng – do não đã hoàn thiện, có khả năng phối hợp nhiều hoạt động
* HĐ 2 : Tìm hiểu các dang tập tính phổ biến ở ĐV và các ứng dụng :
Có những dạng tập tính phổ biến nào ?
Chia nhóm thảo luận: Mỗi nhóm 
1 dạng trong đó riêng nhóm 4 2 dạng cuối.Cho biết tên tập tính, đặc điểm, VD mỗi hình thức
Gọi HS từng nhóm trả lời, GV nhận xét. Treo bảng phụ
Tập tính kiếm ăn gặp ở các nhóm ĐV nào, chúng có đặc điểm gì ?
Thế nào là tập tính bảo vệ lãnh thổ ?
Cho ví dụ ?
Đặc điểm tập tính sinh sản ?
Thế nào là di cư ?
Gặp ở các loài nào?
Các loài này di cư nhờ vào yếu tố nào?
-> 2 chiều ( đi và về)- 1 chiều ( chuyển hẳn đến nơi ở mới)
Các loài nào thường sống theo bầy, đàn với số lượng lớn?
Thế nào là tính thứ bậc?
Thế nào là tính vị tha?
Từ những hiểu biết về tập tính, chúng ta có những ứng dụng cụ thể nào trong đời sống và sản xuất?
Cho vài ví dụ về tập tính chỉ có ở con người mà không có ở các loài ĐV khác?
Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất.
à Bảo vệ mùa màng: làm bù nhìn để đuổi chim chóc phá hoại mùa màng.
à Chăn nuôi: đáng kẻng để trâu , bò , gà , vịt về chuồng.
à Quen nhờn, In vết, Điều kiện hóa, Học ngầm, Học khôn.
à TLN.
à Từng nhóm trả lời
à hình thức học tập đơn giản.
à hòn đá rơi cạnh vị trí con rùa, ...
à gặp ở nhiều loài ĐV, nhất là loài chim
à chim non đi theo bố mẹ
à kiểu liên hệ hình thành mối liên kết mới
à thấy me tiết nước bọt
à kiểu liên kết hành vi với 1 phần thưởng hay hình phạt
à các con thú trong rạp xiếc
à kiểu học không có ý thức
à HS đọc ví dụ SGK
àkhi cần thì sẽ tái hiện lại nhanh giúp giải quyết mau tình huống.
à phối hợp các kinh nghiệm cũ để giải quyết những tình huống mới
à có 5 dạng
à TLN.
à Từng nhóm trả lời
à có thể là tập tính bẩm sinh hay học được, tùy vào tổ chức thần kinh của ĐV
 à bảo vệ khu vực mình đang sống, chống lại các loài khác xâm phạm
à chó sói bảo vệ lạnh thổ, hưu đực cọ mắt vào cành cây để đánh dấu, 
à bẩm sinh
à đi đến nơi khác để sống
à cá, chim, thú, 
à mặt trăng, trời, sao, từ trường, dòng nước, 
à ong, kiến, mối, 
à có sự phân chia lớn nhỏ trong đàn, cao nhất là đầu đàn
à tập tính hi sinh bản thân vì quyền lợi chung.
à săn mồi tốt hơn, tiêu diệt các loài gây hại cho mùa màng và con người, 
à đánh răng, tập thể dục, học tập, 
 4.Củng cố:
- Cho vài ví dụ khác về tập tính bẩm sinh và tập tính học được
- Trả lời các câu hỏi SGK.
 5.Dặn dò:
- Học kỹ bài
- Chuẩn bị bài TH, tìm các videoclip về các tập tính: kiếm ăn, sinh sản, di cư, xã hội, bảo vệ lãnh thổ.
Bài 33: Thực hành: XEM PHIM VỀ TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT
Ngày:
Tuần: 27
Tiết:34
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
- Củng cố lại kiến thức về tập tính của động vật.
- Phân tích được các dạng tập tính của động vật
 2. Kỹ năng:
- Thực hành quan sát
- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác
 3. Thái độ: GD ý thức bảo vệ ĐV.
II. PHƯƠNG PHÁP: Quan sát, phân tích
III. PHƯƠNG TIỆN:
- Hình SGK.
- Đĩa CD, băng hình và hình ảnh có liên quan về tập tính động vật.
IV.TIẾN TRÌNH TH:
 1. Ổn định - Kiểm tra : Nhắc lại phần kiến thức về tập tính động vật?
 2. Vào bài:
 3. Bài mới: Chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm khoảng 10-12 HS (tùy tình hình cụ thể của lớp)
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
I. CHUẨN BỊ:
 - Đĩa CD
 - Đầu video
 - Hình ảnh
II.NỘI DUNG TIẾN HÀNH:
 1. Câu hỏi gợi ý:
 - Các loài vật rình mồi, vồ mồi, rượt đuổi mồi,  ra sao?
 - Động vật ve vãn, giành con cái, giao hoan, làm tổ, ấp trứng, chăm sóc con, .. ra sao?
 - Động vật bảo vệ lãnh thổ ra sao?
 - Các tập tính trên là bẩm sinh hay học được?
 2. Xem phim:
 Cho các nhóm xem phim, sau khi xem xong tiến hành thảo luận nhóm dựa trên các câu hỏi nêu trên.
III. THU HOẠCH:
 Dựa trên kết quả thảo luận, mỗi HS viết một bản tóm tắt về những biểu hiện của từng dạng tập tính của động vật
 Phần chuẩn bị GV chuẩn bị trước, khi vào tiết TH cho HS về vị trí và ổn định chỗ ngồi
Trước khi xem băng, hình yêu cầu học sinh chú ý xem các câu hỏi gợi ý trong SGK để từ đó trả lời câu hỏi khi xem đoạn băng được chính xác.
 Bắt đầu cho các nhóm xem phim
Sau khi xem xong, yêu cầu thảo luận, trả lời câu hỏi
Yêu cầu các nhóm viết bài thu hoạch và nộp lại theo từng cá nhân
à HS vào vị trí, ổn định
à các nhóm xem câu hỏi gợi ý trong SGK trước khi chính thức xem băng
à các nhóm xem phim
à các nhóm thảo luận, trả lời
à sau khi thảo luận thống nhất kết quả, từng cá nhân trong nhóm đều viết bảng báo cáo nộp lại
 4. Củng cố: Gợi ý các dạng tập tính được nêu trong đoạn băng
 5. Dặn dò:
 Viết bài thu hoạch, học bài chuẩn bị KT 1 tiết: từ bài 15 --> 32.
Ngày: 23/02/13
Tuần: 28
Tiết: 35
 KIỂM TRA 1 TIẾT
I.MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
- Kiểm tra lại hệ thống kiến thức đã học
- Đánh giá khách quan, chính xác kết quả học tập của HS.
 2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng làm bài.
- Rèn tính trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ khi làm bài.
 3.Thái độ: GD ý thức tự giác trong kt.
II. PHƯƠNG PHÁP: Làm bài viết 1t ( TN và TL ).
II. PHƯƠNG TIỆN:
 1. GV: đề kt, ma trận.
 2. HS: học bài.
IV. ND ĐỀ KT:
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (20 câu = 5 điểm)
 Chọn một đáp án và ghi vào phiếu trả lời dưới đây:
Câu
Đ.án
Câu
Đ.án
Câu
Đ.án
Câu
Đ.án
1
6
11
16
2
7
12
17
3
8
13
18
4
9
14
19
5
10
15
20
Câu 1: Điều không đúng của ứng dụng quang chu kỳ trong sản xuất nông nghiệp là:
A. kĩ thuật xen canh, gối vụ	B. lai giống.
C. bố trí thời vụ.	D. nhập nội cây trồng.
Câu 2: Loại mô phân sinh chỉ có ở cây hai lá mầm là :
A. mô phân sinh bên .	B. mô phân sinh đỉnh thân.
C. mô phân sinh đỉnh rễ .	D. mô phân sinh lóng.
Câu 3: Sự phát triển của ếch từ ấu trùng thành ếch sống trên cạn là sự phát triển :
A. qua biến thái hoàn toàn	B. không qua biến thái
C. qua biến thái	D. hậu phôi
Câu 4: Thực vật hai lá mầm có các mô phân sinh nào?
A. Mô phân sinh lóng và bên	B. Mô phân sinh đỉnh và lóng
C. Mô phân sinh đỉnh và bên	D. Mô phân sinh đỉnh thân và rễ
Câu 5: Các hoocmon chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống là:
A. Hoocmon sinh trưởng, testostêrôn, ơstrôgen, ecdixơn
B. Hoocmon sinh trưởng, ecdixơn, testostêrôn, juvenin
C. Hoocmon sinh trưởng, ecdixơn, juvenin, ơstrôgen
D. Hoocmon sinh trưởng, tirôxin, testostêrôn, ơstrôgen
Câu 6: Hệ thần kinh dạng ống gồm có:
A. Não bộ và tủy sống
B. Thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên
C. Tủy sống và dây thần kinh tủy
D. Não bộ và dây thần kinh não
Câu 7: Ở động vật, hoocmôn nào được tiết ra từ tuyến yên và tác dụng tăng cường kích thích tổng hợp prôtêin của tế bào, mô và cơ quan?
A. FSH.	B. Testostêron	C. GH.	D. Tirôxin.
Câu 8: Xináp là :
A. Diện tiếp xúc giữa các tế bào thần kinh với nhau hay giữa các tế bào thần kinh với các tế bào khác( tế bào cơ, tế bào tuyến)
B. Diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào cơ.
C. Diện tiếp xúc giữa các tế bào cạnh nhau.
D. Diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào tuyến.
Câu 9: Hiện tượng công đực nhảy múa khoe bộ lông sặc sỡ thuộc loại tập tính:
A. thứ bậc	B. bảo vệ lãnh thổ	C. sinh sản	D. vị tha
Câu 10: Hoocmôn kìm hãm sinh trưởng ở thực vật gồm:
A. auxin, gibêrelin, xitôkinin.	B. xitôkinin, êtilen.
C. auxin, axit abxixic, êtilen.	D. axit abxixic, êtilen.
Câu 11: Những động vật nào sau đây phát triển qua biến thái không hoàn toàn?
A. Châu chấu, tôm, ve, ruồi, muổi, bọ cánh cứng.
B. Châu chấu, tôm, cua, ruồi, muỗi.
C. Châu chấu, tôm, cua, muỗi, ve sầu.
D. Châu chấu, tôm, cua, ve sầu.
Câu 12: Các loại mô phân sinh trong cơ thể thực vật là:
A. Mô phân sinh bên, mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh lóng.
B. Mô phân sinh bên, mô phân sinh lóng, mô giậu.
C. Mô phân sinh đỉnh, mô xốp, mô giậu.
D. Mô phân sinh đỉnh, mô giậu, mô phân sinh bên.
Câu 13: Ở thực vật, hoocmon nào được xem là hoocmon của sự hoá già, có nhiều trong cơ quan đang ngủ, cơ quan già hay cơ quan sắp rụng
A. xitôkinin	B. gibêrelin	C. auxin	D. axit abxixic
Câu 14: Loại hoocmôn sau đây không gây tác dụng ở người là:
A. Juvenin và Ơstrôgen	B. Ecdixơn và Juvenin
C. Tirôxin và Juvenin	D. Ơstrôgen v à Juvenin
Câu 15: Phản xạ của động vật có hệ thần kinh dạng lưới khi bị kích thích là:
A. co ở phần cơ thể bị kích thích.	B. co toàn bộ cơ thể.
C. di chuyển chỗ khác.	D. duỗi thẳng cơ thể.
Câu 16: Hiện tượng không thuộc biến thái là:
A. Nòng nọc có đuôi còn ếch thì không
B. Rắn lột da
C. Châu chấu trưởng thành có kích thước lớn hơn châu chấu còn non
D. Bọ ngựa trưởng thành khác bọ ngựa còn non ở một số chi tiết
Câu 17: Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm?
A. Tốc độ sinh trưởng của sâu bướm ăn lá cây rất nhanh, cần nhiều lá cây.
B. Sâu bướm ăn lá cây có lượng enzim tiêu hóa xenlulôzơ rất ít nên chất thải ra còn nhiều dinh dưỡng mà cơ thể chưa hấp thụ được.
C. Sâu bướm ăn lá cây nhưng không có enzim tiêu hóa xenlulôzơ nên tiêu hóa và hấp thu hiệu quả thấp nên sâu phải ăn nhiều lá cây mới đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể.
D. Sâu bướm ăn lá cây có thời gian sống ngắn nên ăn nhiều lá cây thì mới sinh trưởng nhanh.
Câu 18: Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế hai bên màng tế bào khi tế bào nghỉ ngơi,
A. phía trong màng tích điện âm, ngoài màng tích điện dương
B. cả trong và ngoài màng tích điện âm
C. phía trong màng tích điện dương, ngoài màng tích điện âm
D. cả trong và ngoài màng tích điện dương
Câu 19: Một con mèo đang đói chỉ nghe thấy tiếng bày bát đĩa lách cách, nó đã vội vàng chạy xuống bếp. Đây là một ví dụ về hình thức học tập:
A. quen nhờn.	B. điều kiện hóa hành động
C. điều kiện hóa đáp ứng.	D. học khôn.
Câu 20: Biến thái là:
A. Kiểu sinh trưởng và phát triển mà ấu trùng (sâu ở côn trùng) có hình dạng và cấu tạo rất khác với con trưởng thành, trải qua nhiều lần lột xác.
B. Kiểu sinh trưởng và phát triển mà con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành, không trải qua giai đoạn lột xác.
C. Kiểu sinh trưởng và phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí gần giống với con trưởng thành, trải qua nhiều lần lột xác.
D. Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.
PHẦN II.TỰ LUẬN: (5 điểm)
Câu 1. (2 điểm) Đồ thị sau đây mô tả điện thế hoạt động của một nơron:
A
B
C
D
E
a. Điện thế hoạt động là gì? Cho biết các đoạn BC, CD, DE trên đồ thị trên tương ứng với những giai đoạn nào của điện thế hoạt động? 
c.Điện thế hoạt động lan truyền trên sợi thần kinh có bao mielin và trên sợi thần kinh không có bao mielin có gì khác nhau ?
Câu 2: (2 điểm) Quan sát sự sinh trưởng của 2 loài cây, người ta thấy, ở loài cây A từ cây con đến cây trưởng thành chỉ sinh trưởng chiều cao mà hầu như không sinh trưởng về chiều ngang, còn loài cây B thì sinh trưởng cả chiều cao và chiều ngang. 
Hãy cho biết loài cây A và loài cây B là cây một lá mầm hay cây hai lá mầm và giải thích đặc điểm sinh trưởng của mỗi loài cây này. 
Câu 3: (1 điểm) Điều gì xảy ra khi tuyến yên sản xuất ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmon sinh trưởng (GH) vào giai đoạn trẻ em? Giải thích?
Ngày: 
Tuần: 28
Tiết: 36
A – SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT
 Bài 34: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT
 CHƯƠNG III: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm về sinh trưởng của thực vật.
- Trình bày một số hình thức sinh trưởng của thực vật.
- Nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật.
 2. Kỹ năng:
- Quan sát sơ đồ.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh
II. PHƯƠNG PHÁP: Hỏi đáp - TLN – diễn giảng
III. PHƯƠNG TIỆN:
 1. GV: Hình 34.1, 34.2, 34.3, 34.4 SGK
 2. HS: xem trước bài.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
 1. Ổn định - Kiểm tra :KTSS, không KTBC
 2.Vào bài:
 3.Bài mới:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
I. KHÁI NIỆM:
 - ST ở TV là quá trình tăng lên về số lượng và kích thước TB --> cây lớn lên --> tạo cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá).
- VD: SGK.
II. SINH TRƯỞNG SƠ CẤP VÀ SINH TRƯỞNG THỨ CẤP:
 1. Các mô phân sinh:
 - Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân.
 - Bao gồm: 
 + Mô phân sinh đỉnh: có ở chồi đỉnh, chồi nách, đỉnh rễ.
 + Mô phân sinh bên: ở cây 2 lá mầm (đậu, me, cam...).
 + Mô phân sinh lóng: ở cây 1 lá mầm (lúa, ngô, mía).
 2. Sinh trưởng sơ cấp:
- K/n: Là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
- Đặc điểm: có ở cây 1 lá mầm và phần thân non của cây 2 lá mầm.
- Thứ tự ST:
Biểu bì --> Vỏ --> Mạch rây sơ cấp --> Tầng sinh mạch --> Mạch gỗ sơ cấp --> tủy.
3. Sinh trưởng thứ cấp:
 - K/n: Là sự sinh của thân và rễ theo chiều ngang do hoạt động của mô phân sinh bên. 
- Đặc điểm: chỉ có ở cây 2 lá mầm.
- Thứ tự ST:
Bần --> tầng sinh bần --> mạch rây sơ cấp --> Tầng sinh mạch --> mạch gỗ sơ cấp --> Mạch gỗ thứ cấp --> tủy.
 - Cấu tạo của thân cây gỗ:
 + Gỗ lõi: gồm các lớp tế bào mạch gỗ thứ cấp già, vận chuyển nước và ion khoáng trong 1 thời gian ngắn.
 + Gỗ dác: gồm các lớp mạch gỗ thứ cấp trẻ, vận chuyển nước và các ion khoáng.
 + Vỏ: tầng ngoài cùng bao quanh thân là vỏ. 
 4. Các nhân tố ảnh hưởng tới sinh trưởng:
 a. Nhân tố bên trong:
- Đặc điểm di truyền, thời kì sinh trưởng của giống, loài.
- Hoocmon thực vật điều tiết tốc độ sinh trưởng của cây.
 b. Nhân tố bên ngoài:
 - Nhiệt độ ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của thực vật.
VD: sinh trưởng nhanh ở 37-440C
 - Hàm lượng nước: Sinh trưởng của cơ thể thưc vật phụ thuộc vào độ no nước của các tế bào mô phân sinh, trong điều kiện no nước hơn 95%
 - Ánh sáng:
 + Ảnh hưởng đến quang hợp
 + Biến đổi hình thái. VD: cây ở trong bóng tối thì mọc vống lên còn ở ngoài sáng thì mọc chậm lại.
 - Ôxi và dinh dưỡng khoáng cần cho sinh trưởng của thực vật: nồng độ oxi dưới 5% sẽ bị ức chế, thiếu nito cây bị ức chế, thậm chí bị chết.
* HĐ 1: Tìm hiểu khái niệm về sinh trưởng.
Cây nhãn khi mới nảy mầm rất nhỏ, trồng sau 1 năm có những thay đổi nào?
Quá trình biến đổi đó chính là quá trình sinh trưởng, vậy thế nào là sinh trưởng?
Có những hình thức sinh trưởng nào?
Thế nào là mô phân sinh?
Có những loại mô phân sinh nào?
Quan sát H.34.2, cho biết thế nào là sinh trưởng sơ cấp?
(sự tăng lên về chiều dài của các đỉnh sinh trưởng)
Quan sát H.34.3, cho biết thế nào là sinh trưởng thứ cấp?
Quan sát 34.4 SGK. Cho biết 
cấu tạo thân gỗ?
- ST thứ cấp : vỏ gồm mạch rây thức cấp áp sát bên ngoài tầng sinh mạch, tầng sinh bần bao ngoài lớp mạch rây thứ cấp và bần => dựa vào vòng năm phân loại gỗ, nhà kinh doanh có thể sản xuất hàng gia dụng
Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cây?
Nhân tố bên trong gồm những yếu tố nào?
Nhân tố bên ngoài bao gồm những yếu tố nào?
-nhiệt độ
-hàm lượng nước
-ánh sáng
-ôxi
-dinh dưỡng khoáng
à cây cao lên, mọc nhiều cành nhánh
à quá trình tăng lên về kích thước của cơ thể.
à nhóm các tế bào chưa phân hóa
à mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên và lóng.
à sự tăng lên về kích thước của đỉnh sinh trưởng
à sự sinh trưởng của mô phân sinh bên
à Gồm gỗ lõi, gỗ dác, vỏ. Ở thân gỗ hai năm tuổi và già hơn, từ trong lớp tế bào nhu mô tạo sinh trưởng sơ cấp và xuất hiện tầng sinh bần tạo ra bần( lớp ngoài cùng bong ra khỏi thân theo mức độ lớn lên của thân
à có 2 loại: nhân tố bên ngoài và nhân tố bên trong.
à đặc điểm di truyền của cây, thời kỳ sinh trưởng.
à nhiệt độ, hàm lượng nước, ánh sáng, ôxi, dinh dưỡng khoáng
4. Củng cố:
 * Giải thích hiện tượng mọc vống của thực vật trong bóng tối.
=> Vì trong tối, lượng chất kích thích sinh trưởng (auxin) nhiều hơn chất ức chế sinh trưởng( axit abxixic) nên cây trong tối sinh trưởng mạnh hơn, ở trong tối cây ít bị mất nước hơn. 
5. Dặn dò:
- Học kỹ bài
- Xem bài mới.
Ngày: 
Tuần: 29
Tiết: 37
Bài 35: HOOCMON THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm về hoocmôn thực vật.
- Nêu được đặc điểm một số loại hoocmôn thực vật.
- Trình bày được mối tương quan giữa các hoocmôn thực vật.
 2. Kỹ năng:
- Quan sát sơ đồ.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh
 3. Thái độ: GD cho HS ý thức bảo vệ sức khỏe,biết ứng dụng lí thuyết vào thực tiễn trồng trọt.
II.PHƯƠNG PHÁP: Hỏi đáp – TLN – diễn giảng
III. PHƯƠNG TIỆN:
 1. GV: Hình 35.1, 35.2, 35.3, 35.4.
 2. HS: Đọc trước bài.
IV.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
 1.Ổn định - Kiểm tra: KTSS – KTBC.
- Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp?
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng thực vật?
 2. Vào bài:
 3. Bài mới:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
I. KHÁI NIỆM:
 - K/n: Hoocmon TV là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây.
 - Đặc điểm:
 + Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác trong cây. Trong cây, hoocmon được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.
 + Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.
 + Tính chuyên hóa thấp hơn nhiều so với hoocmon ở động vật bậc cao.
II. HOOCMON KÍCH THÍCH:
 1. Auxin (axit inđôl axêtic – AIA)
 - Vị trí: được sinh ra từ đỉnh thân, cành.
 - Tác động sinh lí:
 + Ở mức tế bào: AIA kích thích quá trình nguy

File đính kèm:

  • docGiao_an_sinh_11_hk2.doc