Giáo án Sinh học 11 - Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật - Nguyễn Thị Thu Thảo

-Bộ phận nào thực hiện chức năng sinh sản ở thực vật có hoa?

Slide 3

-Yêu cầu HS nêu cấu tạo hoa?

-GV nhận xét.

Cấu tạo của hoa gồm bộ các phận: cuống, đế, đài, tràng, nhị và nhụy, trong đó nhị và nhụy là 2 thành phần chính của cây. Nhị gồm : cuống nhị, chỉ nhị và bao phấn( chứa hạt phấn). Nhụy gồm đầu nhụy, vòi nhụy, bầu nhụy( chứa noãn).

-Thế nào là hoa đơn tính?

-Thế nào là hoa lưỡng tính?

Slide 4 đây là sơ đồ sự phát triển của hạt phấn và túi phôi.

-GV yêu cầu HS mô tả quá trình hình thành hạt phấn( thể giao tử đực) ?(slide 5)

-GV nhận xét, khái quát sơ đồ.

 

docx7 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 3090 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 - Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật - Nguyễn Thị Thu Thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ môn: Sinh học 11 CB 	Người soạn: Nguyễn Thị Thu Thảo
Ngày soạn: 	 Lớp dạy:
Bài 42:SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT
I.Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Khái niệm sinh sản hữu tính từ đó so sánh sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính. 
- Mô tả được quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi ở thực vật có hoa từ đó so sánh 2 quá trình này.
 - Mô tả được quá trình thụ phấn và thụ tinh ở thực vật có hoa.
- Sự hình thành quả và hạt.
2. Kỹ năng:
 -Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích , so sánh, khái quát hóa thông qua quan sát hình 42.1 và 42.2 HS rút ra kiến thức về sự phát triển của hạt phấn, túi phôi và thụ tinh kép ở thực vật có hoa.
 -Rèn luyện kỹ năng nghiên cứu , làm việc độc lập với SGK, kỹ năng làm việc nhóm.
 3. Thái độ:
- Giải thích được sự đa dạng của quả, hạt trong tự nhiên.
- Say mê tìm tòi, nghiên cứu khoa học.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
-Soạn giáo án.
-Tranh vẽ hình42.1 và 42.2 SGK.
-Vật thật : hoa dâm bụt , quả cà chua xanh và quả cà chua chín.
-PHT số 1: so sánh sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
Đặc điểm so sánh
Sinh sản hữu tính
Sinh sản vô tính
Khái niệm
Kiểu sinh sản trong đó có sự hợp nhất giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
Kiểu sinh sản trong đó không có sự hợp nhất giao tử đực và giao tử cái.
Cơ chế
Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Nguyên phân.
Đặc điểm thế hệ sau
Con cái kết hợp đặc điểm của bố, mẹ, tăng khả năng thích nghi với môi trường sống luôn biến đổi.
Con cái giống nhau và giống cây mẹ, kém thích nghi với môi trường sống luôn biến đổi.
Tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
2.Học sinh:
-Học bài cũ.
-Nghiên cứu bài mới.
-Ôn lại kiến thức lớp 6.
III.Tiến trình tiết dạy:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
 - Ở bài trước ta đã cùng nhau tìm hiểu về hình thức sinh sản vô tính ở thực vật. Vậy ngoài hình thức sinh sản vô tính thì thực vật còn có hình thức sinh sản nào nữa không? Và hình thức này có những đặc trưng, ưu việt gì so với sinh sản vô tính. Ta đi vào bài mới:
Bài 42: SINH SẢN HỬU TÍNH Ở THỰC VẬT
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
2
Phút
HĐ 1: Tìm hiểu khái niệm sinh sản hữu tính.
PP: vấn đáp+ PHT.
Slide 2: Đây là hình thức SSHT. Vậy SSHT là gì?
-Để tạo thành giao tử thì trải qua quá trình gì?
-Có nhận xét gì về bộ gen của cây con trong sinh sản hữu tính?
-Sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính hình thức nào ưu việt hơn?
-Hoàn thành PHT 1
-GV nhận xét, hoàn thiện PHT.
-Từ đó GV yêu cầu HS nêu ưu việt của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính?
-Giảm phân.
-Kết hợp đặc điểm của cây bố mẹ.
-Sinh sản hữu tính.
-Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
-Cây con kết hợp đặc tính của bố mẹ nên tăng khả năng thích nghi với môi trường sông luôn biến đổi.
I.Khái niệm:
 1.Khái niệm:
-Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản trong đó có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
2.Đặc trưng:
-Luôn gắn với giảm phân để tạo giao tử.
-Luôn có sự hình thành và hợp nhất giao tử, luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp 2 bộ gen.
-Sinh sản hữu tính ưu việt hơn sinh sản vô tính
3.So sánh sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính:
-PHT 1.
1 phút
14
Phút
3
Phút
5
Phút
HĐ 2: Tìm hiểu sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa.
PP:Trực quan+ vấn đáp + nc SGK.
-Bộ phận nào thực hiện chức năng sinh sản ở thực vật có hoa?
Slide 3
-Yêu cầu HS nêu cấu tạo hoa?
-GV nhận xét.
Cấu tạo của hoa gồm bộ các phận: cuống, đế, đài, tràng, nhị và nhụy, trong đó nhị và nhụy là 2 thành phần chính của cây. Nhị gồm : cuống nhị, chỉ nhị và bao phấn( chứa hạt phấn). Nhụy gồm đầu nhụy, vòi nhụy, bầu nhụy( chứa noãn).
-Thế nào là hoa đơn tính?
-Thế nào là hoa lưỡng tính?
Slide 4 đây là sơ đồ sự phát triển của hạt phấn và túi phôi.
-GV yêu cầu HS mô tả quá trình hình thành hạt phấn( thể giao tử đực) ?(slide 5)
-GV nhận xét, khái quát sơ đồ.
Bên trong bao phấn chứa rất nhiều TB gọi là TB trong bao phấn (2n) hay tb mẹ đại bào tử. Mỗi TB này tiến hành GP tạo ra 4 tiểu bào tử đơn bội(n). Tiểu bào tử đơn bội NP 1 lần để hình thành nên hạt phấn(n). Hạt phấn bên ngoài có thành dày, xù xì giúp bám dễ dàng trên đầu nhụy của hoa cái trong quá trình thụ phấn. Bên trong hạt phấn chứa 2 TB: TB sinh sản (n) có kích thước bé và TB ống phấn (n) có kích thước lớn. Hai TB này về sau sẽ tham gia vào quá trình thụ tinh.
 TB ống phấn đưa tinh tử đến thụ tinh với trứng.
 +TB sinh sản TB chân( tiêu biến)
 Túi tinh tinh tử1
 tinh tử 2
-GV yêu cầu HS mô tả quá trình hình thành túi phôi( thể giao tử cái) ?(slide 6)
-GV nhận xét, khái quát sơ đồ.
Trong bầu nhụy chứa noãn ( TB mẹ). Noãn tiến hành giảm phân tạo 4 đại bào tử, trong đó chỉ có 1 đại bào tử sống sót. Đại bào tử này NP 3 lần để tạo thể giao tử cái gồm 3 TB đối cực, 2TB cực, 1 TB trứng, 2 TB kèm.
Hạt phấn và túi phôi sau khi hình thành thì tham gia quá trình thụ phấn và thụ tinh như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu phần 3.
Slide 7, thụ phấn là gì?
-Có những hình thức thụ phấn nào?
Tự thụ phấn là hiện tượng hạt phấn của hoa rơi ngay vào đầu nhụy của hoa đó, thụ phấn chéo là hiện tượng hạt phấn của hoa này rơi vào đầu nhụy của hoa khác hoặc cây hoa khác.
-Theo em, tự thụ phấn và thụ phấn chéo xảy ra ở thực vật có cấu tạo hoa như thế nào?
Tự thụ phấn xảy ra ở hoa lưỡng tính( có nhị và nhụy chín cùng lúc) như hoa dâm bụt hoặc hoa đơn tính cùng cây( có nhị và nhụy chín cùng lúc). Thụ phấn chéo xảy ra ở lưỡng tính ( có nhị và nhụy chín không cùng lúc) như hoa cúc, hoa lan  hoa đơn tính cùng cây ( có nhị và nhụy chín không cùng lúc) như ngô hoặc hoa đơn tính khác cây như hoa đu đủ
-Thực vật hạt kín thụ phấn nhờ những tác nhân nào?
-Slide 8, thụ tinh là gì?
-Vẽ sơ đồ thụ tinh kép ở TV có hoa(slide 9)
-Dựa vào sơ đồ cho biết quá trình thụ tinh ở thực vật có hoa diễn ra như thế nào?
- Thụ tinh ở thực vật có hoa là thụ tinh kép. Vậy tại sao gọi là thụ tinh kép?
Slide 10
-Hạt được hình thành từ đâu?
Noãn thụ tinh tạo hợp tử và tế bào tam bội.Hợp tử phát triển thành cơ thể mới và tế bào tam bội phát triên tạo nội nhũ. Vậy nội nhũ có vai trò như thế nào?
-Có những loại hạt nào? Dựa vào đâu để phân loại?
-Hạt có nội nhũ chất dinh dưỡng dự trữ trong nội nhũ còn hạt không có nội nhũ chất dinh dưỡng dự trữ trong lá mầm để nuôi phôi phát triển.
-Qủa được hình thành từ đâu?
-Qủa đơn tính là gì?
-Vì sao có những quả thụ tinh mà vẫn không có hạt?
-Qủa chín là do đâu?
-GV bổ sung các chuyển hóa sinh lý, sinh hóa gồm các chuyển hóa:
+ Các loại a.hữa cơ được chuển hóa thành đường làm trái cây có vị ngọt.
+ Hàm lượng diệp lục giảm tăng lượng carotenoit làm biến đổi về màu sắc.
+ Peptatcanxi có chức năng nâng đỡ bị phân hủy làm quả mềm ra và xenluloz cùng mềm ra.
+ Các hợp chất thơm như aldehit, este, xeton được hình thành làm trái cây có mùi thơm
-Vai trò của quả với thực vật và con người?
-Hoa.
-HS trả lời.
-Là hoa chỉ có nhị hoặc nhụy.
-Là hoa có cả nhụy và nhị.
-HS trả lời.
-HS trả lời.
-Tự thụ phấn và thụ phấn chéo.
-HS trả lời. 
-Động vật hay gió.
-HS trả lời.
-2 nhân tham gia vào quá trình thụ tinh.
-Do noãn được thụ tinh phát triển thành.
-Nuôi dưỡng phôi phát triển.
-HS trả lời.
-Bầu nhụy sinh trưởng dày lên tạo thành.
-Qủa không qua thụ tinh noãn.
-Hạt tiêu biến.
-Do biến đổi về mặt sinh lý và sinh hóa.
-HS trả lời.
II. Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa:
 1.Cấu tạo hoa:
-Cấu tạo của hoa gồm các bộ phận:
 + Cuống hoa.
 + Đế hoa.
 + Đài hoa.
 + Tràng hoa.
 + Nhị hoa: cuống nhị, chỉ nhị và bao phấn ( chứa hạt phấn ).
 + Nhụy hoa: đầu nhụy, vòi nhụy và bầu nhụy ( chứa noãn).
2.Qúa trình hình thành hạt phấn và túi phôi:
-Sự hình thành hạt phấn:
 TB mẹ hạt phấn (2n)
 Gphân
 4 tiểu bào tử
 O O O O
 NP 
 1 lần. Tương tự
Thể gtử đực(hạt phấn)(n)
1 TB 1 TB ống
Sinh sản (n) phấn (n)
-Sự hình thành túi phôi:
 TB mẹ (2n)
 Gphân
 4 đại bào tử (n)
 O O O O
 NP 3 lần
 Tiêu biến
Thể gtử cái (túi phôi)(n)
3TB 2TB 1TB 2TB
Đcực cực trứng kèm
3.Qúa trình thụ phấn và thụ tinh:
 a.Thụ phấn:
-Thụ phấn là quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhụy( đầu nhụy).
-Có 2 hình thức thụ phấn là tự thụ phấn và thụ phấn chéo.
-Thực vật hạt kín thụ phấn nhờ động vật( côn trùng) hoặc nhờ gió.
b.Thụ tinh:
-Thụ tinh là sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân của tế bào trứng trong túi phôi để hình thành nên hợp tử (2n), khởi đầu của cá thể mới.
- Sơ đồ thụ tinh kép ở thực vật có hoa:
 Hạt phấn 
 Ống Nảy
 Phấn mầm 
 2 tinh tử
TB trứng x n1 n2 x nhân 
 Lcực
 Hợp tử TB 3n
 Phôi Nội nhũ
-Thụ tinh kép là hiện tượng cả 2 nhân tham gia thụ tinh, nhân thứ nhất hợp nhất với trứng tạo thành hợp tử, nhân thứ 2 hợp nhất với nhân lưỡng bội (2n) tạo nên TB tam bội. Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật hạt kín( thực vật có hoa).
4.Qúa trình hình thành hạt, quả:
 a.Hình thành hạt:
-Hạt do noãn đã được thụ tinh( chứa hợp tử và TB tam bội) phát triển thành. Hợp tử phát triển thành phôi, tế bào tam bội phân chia tạo nội nhũ nuôi dưỡng phôi phát triển.
-Dựa vào hạt có hay không có nội nhũ chia hạt 2 loại hạt:
 +Hạt có nội nhũ: hạt cây 1 lá mầm như lúa, ngô
 + Hạt không có nội nhũ: hạt cây 2 lá mầm như cam , chanh
b.Hình thành quả:
-Qủa là do bầu nhụy sinh trưởng dày lên chuyển hóa thành. Qủa được hình thành không qua thụ tinh noãn gọi là quả đơn tính.
-Qúa trình chín của quả bao gồm những biến đổi về mặt sinh lý, sinh hóa làm cho quả chín có độ mềm, màu sắc, hương vị hấp dẫn thuận lợi cho sự phát tán của hạt.
-Vai trò của quả:
+ Đối với thực vật: chứa hạt, bảo vệ hạt và giúp hạt phát tán duy trì nòi giống.
+ Đối với con người: cung cấp nguồn dinh dưỡng quý (vitamin, khoáng chất, đường và các chất khác) còn là nguồn dược liệu quý cần cho con người.
4.Củng cố:
 -Ưu việt của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính?
 -Ý nghĩa của thụ tinh kép? Tại sao thụ tinh kép là ưu việt của thực vật hạt kín?
5. Hướng dẫn học ở nhà:
 -Học bài cũ.
 -Trả lời các câu hỏi cuối SGK.
 -Đọc bài thực hành và chuẩn bị các mẫu vật để thực hành.
IV.Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docxBai_42_Sinh_san_huu_tinh_o_thuc_vat.docx