Giáo án Sinh học 11 - Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (Tiếp theo) - Nguyễn Thị Thu Thảo

 nhiệt độ cơ thể giảm theo.Vì vậy, các quá trình chuyển hóa trong cơ thể giảm, thậm chí bị rối loạn. Đồng thời, các hoạt động sống như sinh sản, kiếm ăn cũng bị giảm.Vì thế, quá trình sinh trưởng & phát triển chậm lại.

+ Đối với ĐV hằng nhiệt, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp, do thân nhiệt cao hơn so với nhiệt độ môi trường nên ĐV mất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh. Để bù lại số nhiệt lượng đã mất, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình chuyển hóa ở TB tăng lên, các chất hữu cơ trong cơ thể bị oxy hóa nhiều hơn. Do đó, ĐV bị sút cân, dễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết.

- Liên hệ thực tiễn: Trong nhưng ngày trời rét cần phải chăm sóc vật nuôi (đặc biệt là các con non ) như thế nào?

 

docx11 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 5030 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 - Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (Tiếp theo) - Nguyễn Thị Thu Thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ môn: Sinh học 11 CB 	Người soạn: Nguyễn Thị Thu Thảo
Ngày soạn: 	 Lớp dạy:
BÀI 39 : CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG
 VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT (tt)
I.Mục tiêu : 
1.Kiến thức:
- Kể tên được các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
- Phân tích được tác động của các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
- Nắm chắc một số biện pháp điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở động vật và người.
2.Kỹ năng : 
-Rèn kỹ năng quan sát tranh hình, xử lý thông tin.
- Phân tích, so sánh, khái quát hóa kiến thức.
- Liên hệ thực tiễn, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất.
3.Thái độ :
- Hình thành ý thức bảo vệ và chăm sóc đối với động vật.
- Hình thành ý thức bảo vệ môi trường sống, giữ gìn, chăm sóc sức khỏe bản thân & cho mọi người.
- Hình thành ý thức liên hệ thực tế & vận dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất 
II.Chuẩn bị :
1.Giáo viên :
-Giáo án.
2.Học sinh :
-Học bài cũ.
-Nghiên cứu bài mới .
-Mỗi nhóm soạn nội dung của 1 trong 3 biện pháp của PHT trên mà GV đã chia nhóm và giao cho ở tiết trước.
III. Tiến trình tiết dạy:
1.Ổn định lớp :(2 phút).
2.Kiểm tra bài cũ :
Kể tên các hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống và côn trùng.
3.Bài mới:
Sự sinh trưởng, phát triển của ĐV chịu tác động của nhiều nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài. Bài trước các em đã được tìm hiểu về ảnh hưởng của các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sự sinh trương và phát triển của động vật. Còn các nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng và phát triển đối với ĐV? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu qua bài 39:Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng & phát triển ở ĐV (tt). 
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
Nội dung
10’
5’ 
5’
HĐ1: Tìm hiểu các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở ĐV.
PP Vấn đáp + PP Trực quan.
- HS đọc và trả lời câu hỏi lệnh đầu trang 155 SGK?
Để ĐV tồn tại, sinh trưởng, phát triển, hoạt động bình thường thì đòi hỏi cơ thể chúng phải được cung cấp năng lượng. Vậy năng lượng này được lấy từ đâu ?
- Vậy chất dinh dưỡng này là những chất nào?
-GV yêu cầu HS nhắc lại chức năng của protein, lipit, gluxit?
- Từ đó, hãy trả lời câu hỏi lệnh trang 155 SGK: Tại sao thức ăn có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng & phát triển của ĐV? 
-Vậy, nếu thiếu thức ăn thì sự sinh trưởng & phát triển của ĐV sẽ như thế nào? Ví dụ? 
-Vì sao khi thiếu protein, ĐV chậm lớn ,gầy yếu và dễ bị mắc bệnh?
-Khi thừa các chất dinh dưỡng thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng và phát triển của con người?
-Vây thức ăn ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng và phát triển của ĐV và con người?
- Vậy, trong chăn nuôi, để vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt cần phải cung cấp thức ăn như thế nào?
Do đó, con người cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên kiểm tra sức khỏe để sớm phát hiện các bệnh liên quan đến chế độ dinh dưỡng nhằm tránh bệnh tật và chậm lớn ở trẻ.
 Xét ví dụ sau :
Các động vật:chim cánh cụt, gấu bắc cực, cá rô phi, cá diếc.
- Hãy cho biết các ĐV này sống ở vùng có nhiệt độ như thế nào?
- Qua đó, có nhận xét gì về nhiệt độ môi trường sống của mỗi loài ĐV?
- Ở khoảng nhiệt độ thuận lợi, sinh vật sinh trưởng và phát triển như thế nào?
- Nếu nhiệt độ môi trường quá thấp hoặc quá cao thì sẽ ảnh hưởng thế nào đến sinh vật?
- Qua các ví dụ trên, có thể rút ra được điều gì về ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng & phát triển ở ĐV?
- Các em hãy cho biết : ĐV biến nhiệt là gì? ĐV hằng nhiệt là gì? Ví dụ?
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi lệnh: tại sao khi nhiệt độ xuống thấp(trời rét) lại có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của ĐV biến nhiệt, hằng nhiệt?
+ Đối với ĐV biến nhiệt, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp à nhiệt độ cơ thể giảm theo.Vì vậy, các quá trình chuyển hóa trong cơ thể giảm, thậm chí bị rối loạn. Đồng thời, các hoạt động sống như sinh sản, kiếm ăn cũng bị giảm.Vì thế, quá trình sinh trưởng & phát triển chậm lại.
+ Đối với ĐV hằng nhiệt, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp, do thân nhiệt cao hơn so với nhiệt độ môi trường nên ĐV mất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh. Để bù lại số nhiệt lượng đã mất, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình chuyển hóa ở TB tăng lên, các chất hữu cơ trong cơ thể bị oxy hóa nhiều hơn. Do đó, ĐV bị sút cân, dễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết.
- Liên hệ thực tiễn: Trong nhưng ngày trời rét cần phải chăm sóc vật nuôi (đặc biệt là các con non ) như thế nào?
Đồng thời, vào những ngày trời rét, nếu được ăn uống đầy đủ, ĐV sẽ tăng cân do cơ thể tăng cường chuyển hóa vật chất và tích lũy các chất dự trữ để chống rét.
-Đối với người thì có những biện pháp nào để điều hòa nhiệt độ?
Một số biện pháp khác nhau:
-Chọn chế độ ăn thích hợp: 
+Mùa hè: ăn ít lipit, ít protein, uống nhiều nước,
+Mùa đông: ăn nhiều lipit, nhiều protêin,
-Chọn quần áo thích hợp:
+Mùa hè: mặc quần áo có màu sáng, vải mỏng, thấm mồ hôi,
+Mùa đông: mặc quần áo có màu thẫm hay đen,..
-Cải tạo vi khí hậu:
+Mùa hè: mở cửa, bật máy quạt, 
+Mùa đông: đóng cửa,..
-Rèn luyện cơ thể quen với nhiệt độ nóng, lạnh.
- ĐV và người có ST và PT bình thường trong điều kiện không có ánh sáng không?
Ví dụ: vào nhưng ngày trời rét, một số loài ĐV như mèo, thằn lằn bóng, cá sấu, rất thích nằm phơi nắng.
- Theo em, tại sao vào những ngày trời rét, các loài ĐV trên rất thích nằm phơi nắng?
Trả lời lệnh trang 155 SGK: Tại sao cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu) sẽ có lợi cho sinh trưởng & phát triển của chúng?
-Trong ánh sáng có tia nào có thể đẩy mạnh quá trình hình thành xương ở trẻ?
- Vậy, tia tử ngoại có vai trò gì đối với cơ thể ĐV?
Vì khi ánh sáng yếu thì tia tử ngoại có cường độ và liều lượng thấpà biến tiền vitamin D ở da thành vitamin D. Mà vitamin D có vai trò trong chuyển hóa Ca, hình thành xương. Qua đó ảnh hưởng đến sinh trưởng & phát triển của trẻ.
Tia tử ngoại với liều lượng nhất định sẽ thúc đẩy quá trình tạo vitamin D ở ĐV, còn liều lượng quá cao sẽ gây ung thư da.
- Ngoài ra ánh sáng còn ảnh hưởng gián tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của ĐV thông qua hoạt động kiếm ăn, nhiệt độ môi trường,độ ẩm
- Riêng con người, ngoài những nhân tố trên thì còn những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng & phát triển của cơ thể nữa không? 
- Những nhân tố này tác động như thế nào đến cơ thể người? Ví dụ?
Vì vậy, mọi người chúng ta mà đặc biệt là phụ nữ mang thai thì cần tránh những tác nhân gây hại trên.
Dựa vào kinh nghiệm và sự hiểu biết về quy luật sinh trưởng phát triển của ĐV con người đã đề ra một số biện pháp để nâng cao năng suất vật nuôi và nâng cao chất lương cuộc sống.
-Các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng & phát triển của ĐV và người như thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, oxi, CO2, muối khoáng, con người, nước, chất kích thích,
-Từ các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
- Các chất dinh dưỡng là: protein, lipit, gluxit, vitamin,..
-HS trả lời.
- Vì các chất dinh dưỡng có trong thức ăn là nguyên liệu được cơ thể sử dụng để tăng số lượng & tăng kích thước TB, hình thành các cơ quan & hệ cơ quan.Các chất dinh dưỡng còn là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của ĐV.
- Nếu thiếu thức ăn thì sự sinh trưởng & phát triển của ĐV bị rối loạn.
Ví dụ :
+ Thiếu protein, ĐV chậm lớn, gầy yếu và dễ mắt bệnh.
+ Thiếu vitamin D gây bệnh còi xương, chậm lớn ở ĐV và người.
+Thiếu iôt thì trẻ em chậm lớn, kém thông minh, bệnh bướu cổ.
+ Thiếu VTMC thì xuất hiện vết bầm tím ở cẳng chân do vỡ các mao mạch.
 - Vì protêin tham gia cấu trúc tế bào, cấu tạo các enzim tham gia xúc tác cho các phản ứng trong cơ thể, cấu tạo NST
-Gây bệnh béo phì và dẫn đến các bệnh khác như máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ,
+Thừa đạm thì bị bệnh gout.
+Khi lợn ở giai đoạn còn non nếu cho ăn thừa tinh bột thì ĐV sẽ bị vỗ béo quá sớm ảnh hưởng đến sự ST và PT sau này của ĐV.
-HS trả lời.
- Cung cấp đủ số lượng, thành phần các chất dinh dưỡng.
+Chim cánh cụt, gấu bắc cực sống ở vùng nhiệt độ thấp, lạnh.
+Cá rô phi, cá diếc sống ở vùng có nhiệt độ cao, nóng.
- Mỗi loài ĐV sống ở một vùng có nhiệt độ nhất định.
- sinh trưởng,phát triển nhanh.
-Ngừng lớn và ngừng đẻ.
- HS nghiên cứu SGK và trả lời.
+ ĐV biến nhiệt là những ĐV có thân nhiệt thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi của MT xung quanh.
Ví dụ : cá, ếch nhái, bò sát.
+ ĐV hằng nhiệt là những ĐV có thân nhiệt tương đối ổn định và ít phụ thuộc vào nhiệt độ MT bên ngoài.
Ví dụ : chim, thú.
- Trả lời .
+ Đảm bảo chuồng trại đủ ấm như lót rơm rạ hoặc sưởi ấm bằng các hệ thống đèn, lò sưởicho vật nuôi.
+ Tăng khẩu phần ăn so với những ngày bình thường.
-HS trả lời.
-Không
Vào những ngày trời rét, ĐV mất nhiều nhiệt. Vì vậy, chúng phơi nắng để thu thêm nhiệt và giảm mất nhiệt.
-ánh sáng yếu giúp đẩy mạnh quá trình hình thành xương ở trẻ em.
-Tia tử ngoại.
-Tia tử ngoại có tác động lên da biến tiền vitamin D thành vitamin D.
- Có rất nhiều nhân tố khác như:rượu, ma túy, thuốc lá,
virut cúm,
- Những nhân tố này tác động rất xấu đến thể chất, sức khỏe và tuổi thọ của con người.
Ví dụ :
+ Thuốc lá gây ung thư phổi.
+ Mẹ nghiện rượu, ma túy con sinh ra có tỷ lệ dị tật cao hơn bình thường.
+ Trong những tháng đầu mang thai, nếu mẹ bị nhiễm virus cúm, con sinh ra có thể bị dị tật như hở hàm ếch, thiếu ngón chân, ngón tay, 
+Mẹ nghiện hút thuốc lá con sinh ra cân nặng giảm hơn so với bình thường từ 200-500g.
II Các nhân tố bên ngoài.
1. Thức ăn
- Thức ăn là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cả động vật và người.
VD: Thiếu protein động vật sẽ chậm lớn, gầy yếu, dễ mắc bệnh.
2.Nhiệt độ
- Mỗi loài ĐV sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp.
- Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm quá trình trưởng,phát triển của ĐV. Đặc biệt là ĐV biến nhiệt.
VD:Cá rô phi :
GHST:từ 5,6-42 độ.Nhiệt độ thuận lợi từ 20-35 độ. Nếu nhiệt độ hạ xuống thấp hoặc lên quá cao thì cá sẽ ngừng lớn, ngừng đẻ.
3.Ánh sáng
- Tác động :
+ Giúp ĐV thu thêm nhiệt và giảm mất nhiệt khi trời lạnh.
+ Ảnh hưởng gián tiếp lên quá trình chuyển hóa Ca để hình thành xương.
4.Các nhân tố khác
Đối với con người có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển. Đặc biệt là giai đoạn phôi thai.
12’
HĐ2: Tìm hiểu một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở ĐV và người
PP:PHT + PP Vấn đáp.
- Nghiên cứu SGK, hãy cho biết có những biện pháp nào điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở ĐV và người?
- Ở địa phương và gia đình em khi nuôi động vật ( lợn, bò, gà,) người ta thường chọn những con như thế nào làm giống? 
-Mục đích của việc chọn giống?
-Có các biện pháp nào?
-Người ta đã lai giữa lợn ỉ và lợn Landrata. Trong phép lai trên, hãy cho biết đặc điểm của giống lợn Ỉ, lợn Landrat, lợn lai?
 Thực tiễn người ta thường giữ lại giống lai giữa vật nuôi địa phương với giống ngoại nhập để cho năng suất cao, phẩm chất tốt, thích nghi với điều kiện địa phương. 
 Ngoài ra, còn có rất nhiều PP khác được gọi chung là công nghệ TB như thụ tinh trong ống nghiệm, cắt phôi,nhân phôi từ TB đơn,nhân bản vô tính.
-Mục đich của biện pháp này là gì?
-Biện pháp tác động?
-Tại sao phải có chế độ ăn thích hợp cho vật nuôi ở các giai đoạn phát triển khác nhau?
- Xây dựng chuồng trại hợp lí cần phải chú ý đến những yêu cầu kĩ thuật nào?
-Chuồng trại thường được xây
 dựng theo hướng nào? Hướng đó có tác dụng gì?
- Hãy cho biết có những biện pháp nào phòng bệnh cho vật nuôi?
-Mục đích?
-Các biện pháp?
Tư vấn DT là việc tư vấn giúp đưa ra các tiên đoán và cho lời khuyên về khả năng mắc một bệnh DT nào đó ở đời con của các cặp vợ chồng mà bản thân họ hay một số người trong dòng họ đã mắc bệnh ấy. Giúp các cặp vợ chồng quyết định có sinh con tiếp hay không? Nếu có thì cần phải làm gì để tránh cho ra đời những trẻ tật nguyền. 
- Bản thân, gia đình và những người xung quanh đã có những việc làm thiết thực nào góp phần bảo vệ MT?
-Nhà nước ta đã có những biện pháp nào trong việc chống sử dụng ma túy, thuốc lá,..?
- TL:Có 3 biện pháp:
 + Cải tạo giống.
 + Cải thiện môi trường sống của ĐV.
 +Cải thiện chất lượng dân số.
-Chọn con giống to lớn, khỏe mạnh, lớn nhanh.
-Chọn lọc nhân tạo,Lai giống ,Công nghệ phôi.
+ Lợn Ỉ: tầm vóc nhỏ, nhiều mỡ, khối lượng thấp, thành thục về tính sớm , thích nghi tốt với khí hậu địa phương và chịu điều kiện sống kham khổ.
+ Lợn Landrat: sinh trưởng nhanh, tỷ lệ nạc cao, khối lượng cao nhưng chống chịu kém.
+ Lợn lai: sinh trưởng nhanh, tỷ lệ nạc cao, khối lượng xuất chuồng cao và thích nghi tốt với điều kiện địa phương.
-Tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.
-Vì ở các giai đoạn phát triển khác nhau thì nhu cầu về số lượng, thành phần và tỷ lệ thức ăn, các chất dinh dưỡng là khác nhau.
+ Địa điểm xây dựng: yên tĩnh, không gây ô nhiễm khu dân cư, thuận tiện cho chuyên chở thức ăn và xuất bán.
+ Hướng chuồng: mùa đông ấm áp, mùa hè thoáng mát, đủ ánh sáng nhưng tránh ánh sáng gay gắt.
+ Nền chuồng: có độ dốc vừa phải, bền chắc, không trơn, khô ráo và ấm áp.
+ Kiến trúc thượng tầng: thuận chăm sóc, quản lí, phù hợp với đặc điểm sinh lí vật nuôi, có hệ thống xử lí chất thải hợp vệ sinh.
-Mặt chuồng quay về hướng Đông Nam, lưng chuồng quay về hướng Tây Bắc. 
 + Mặt chuồng quay về hướng Đông Nam để tận dụng ánh sang, gió mát.
 + Lưng chuồng quay về hướng Tây Bắc để tránh gió bắc, ánh sáng gắt phía tây. 
+ Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ; chế độ dinh dưỡng hợp lý; quản lý, chăm sóc tốt.
+ Thường xuyên tiêm phòng vắcxin cho vật nuôi.
- Nâng cao đời sống,cải thiện chế độ dinh dưỡng.
- Luyện tập TDTT.
- Tư vấn di tryền.
-Phát hiện sớm các đột biến trong phát triển phôi thai.
-Cải thiện môi trường giảm ô nhiễm môi trường.
-Chống sử dụng thuốc lá, ma túy, lạm dụng rượu bia.
- Trả lời:
+ Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi mua bán, tàng trữ, sử dụng ma túy. Nếu vi phạm sẽ bị trừng trị theo pháp luật.
+ Bắt buộc trên gói thuốc lá phải có dòng chữ: ‘Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe’ và cấm hút thuốc lá nơi công cộng,
III Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở ĐV và người
1.Đối với động vật:
a.Cải tạo giống:
- Tạo ra các giống vật nuôi có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh,năng suất cao thích nghi với điều kiện môi trường nhằm mục đích kinh tế.
-Biện pháp Chọn lọc nhân tạo,Lai giống ,Công nghệ phôi
b.Cải thiện môi trường sống:
- Tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.
-Cung cấp đầy đủ thức ăn,chất lượng thức ăn đảm bảo.
-Có các chế độ ăn thích hợp cho động vật nuôi ở các giai đoạn khác nhau.
-Xây dựng chuồng trại hợp lí.
-Phòng bệnh cho vật nuôi.
2. Đối với con người: cải thiện chất lượng dân số
-Mục đích là nâng cao chất lượng dân số, Cải thiện đời sống kinh tế văn hóa.
-Biện pháp:
+ Nâng cao đời sống,cải thiện chế độ dinh dưỡng.
+ Luyện tập TDTT.
+Tư vấn di tryền.
+Phát hiện sớm các đột biến trong phát triển phôi thai.
+Cải thiện môi trường giảm ô nhiễm môi trường.
+Chống sử dụng thuốc lá, ma túy, lạm dụng rượu bia.
4.Cũng cố :
 - Việc ấp trứng của hầu hết các loài chim có tác dụng gì?
- Hợp tử chỉ phát triển trong điều kiện nhiệt độ thích hợp. chim ấp trứng để tạo ra nhiệt độ thích hợp trong một thời gian nhất định giúp hợp tử phát triển bình thường.
5.Hướng dẫn học ở nhà : 
- Đọc và trả lời các câu hỏi và bài tập trang 157 SGK.
- Đọc trước bài mới.
IV.Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docxBai_39_Cac_nhan_to_anh_huong_den_sinh_truong_va_phat_trien_o_dong_vat_tiep_theo.docx