Giáo án Sinh học 11 - Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa - Năm học 2015-2016 - Phạm Thị Hương

- GV: Treo tranh hình 36 và đánh số cây 9 lá là cây số 1 và cây có hoa là cây số 2. Nêu yêu cầu:

+ Cây cà chua số 1 khác cây số 2 ở đặc điểm nào?

+ Cây cà chua số 2 sinh trưởng thể hiện như thế nào?

+ Sự hình thành thêm lá mới và hoa là nhờ quá trình nào?

- GV: Mối liên quan sinh trưởng và phát triển thể hiện như thế nào?

- GV: Yêu cầu HS lấy một số VD về sự liên quan sinh trưởng và phát triển thực vật.

- HS: Quan sát tranh hình và trả lời:

+ Cây số 1 và cây số 2 khác về số lá và hoa.

+ Cây cà chua số 2 tăng lên 5 lá (từ 9 => 14 lá) chiều cao tăng.

+ Sự phát triển thể hiện sự phân hóa tế bào tạo lá mới và hoa dẫn đến phát sinh hình thái.

- HS: Sinh trưởng luôn gắn với phát triển.

- HS: Có thể liên hệ thực tiễn nêu VD.

 

docx8 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1699 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 - Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa - Năm học 2015-2016 - Phạm Thị Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT.........BÀI 36: PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA
Ngày soạn: 26/2/2016
Sinh viên: Phạm Thị Hương
Lớp K63A_ Thực hành chiều thứ 2
Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, HS phải:
Kiến thức
Nêu được khái niệm phát triển của thực vật.
Nêu được khái niệm quang chu kì. Trình bày được đặc điểm của các loại cây theo quang chu kì.
Trình bày được các nhân tố chi phối sự ra hoa.
Phân tích được vai trò của phytocrom đối với sự ra hoa của cây.
Trình bày được tác động của hoocmon ra hoa.
Phân tích được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.
Giải thích được một số ứng dụng về sinh trưởng và phát triển trong trồng trọt và sản xuất.
Kĩ năng
Kĩ năng tư duy: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa.
Kĩ năng học tập: tự học, hợp tác, đọc sách, thu thập thông tin.
Kĩ năng sinh học:quan sát, định nghĩa, trình bày.
Thái độ
Có ý thức bảo vệ, chăm sóc cây trồng.
Phương pháp dạy học
Phương pháp thuyết trình.
Phương pháp vấn đáp.
Phương pháp giảng giải.
Phương pháp hợp tác.
Chuẩn bị của GV và HS
Chuẩn bị của GV
SGK.
Tranh hình bài 36 phóng to.
Hình chu trình sống của thực vật có hoa
Phiếu học tập:
Tìm hiểu các nhóm cây dưới ảnh hưởng của quang chu kì
Nhóm cây
Đặc điểm
Ví dụ
Cây ngày dài
Cây ngày ngắn
Cây trung tính
Chuẩn bị của HS
SGK.
Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi 1: Hoocmon thực vật là gì? Nêu đặc điểm của hoocmon thực vật?
Câu hỏi 2: Kể tên các hoocmon kích thích và nêu ứng dụng?
Bài mới
3.1. Đặt vấn đề
Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình liên tiếp xen kẽ nhau trong chu trình sống của thực vật. Đối với thực vật có hoa, ra hoa là một dấu hiệu đặc biệt của sự phát triển. Vậy phát triển của thực vật là gì? Những nhân tố nào chi phối đến sự ra hoa, và con người đã vận dụng những hiểu biết đó vào sản xuất nông nghiệp như thế nào, sẽ là nội dung tìm hiểu trong bài học 36.
3.2. Triển khai bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm phát triển
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
- GV: Quan sát chu trình sống của thực vật có hoa, cho biết:
+ Trình bày các giai đoạn của chu trình sống của cây có hoa?
+ Chỉ ra sự biến đổi về hình thái và chức năng của mỗi giai đoạn?
- GV: Sự ra hoa tạo quả ở thực vật, đó là sự biến đổi về chất, khác với sự tăng kích thước và khối lượng trong sinh trưởng.
- GV: Bổ sung kiến thức;
+ Dấu hiệu của việc chuyển cây từ giai đoạn sinh trưởng và phát triển dinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng và phát triển sinh sản đó là sự hình thành hoa.
+ Trong quá trình phát triển có sự sinh trưởng. Vậy hai quá trình này có mối quan hệ thế nào là nội dung nghên cứu trong mục II. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.
- HS: Quan sát và trả lời:
+ Hạt nay mầm thành cây. Cây sinh trưởng đến lúc nào đó sẽ ra hoa.
+ Sự thụ phấn và thụ tinh tạo nên quả chứa hạt.
I. Khái niệm phát triển
- Phát triển của cơ thể thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu trình sống, gồm ba quá trình liên quan:
+ Sinh trưởng.
+ Phân hóa.
+ Phát sinh hình thái.
Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ sinh trưởng và phát triển
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
- GV: Treo tranh hình 36 và đánh số cây 9 lá là cây số 1 và cây có hoa là cây số 2. Nêu yêu cầu:
+ Cây cà chua số 1 khác cây số 2 ở đặc điểm nào?
+ Cây cà chua số 2 sinh trưởng thể hiện như thế nào?
+ Sự hình thành thêm lá mới và hoa là nhờ quá trình nào?
- GV: Mối liên quan sinh trưởng và phát triển thể hiện như thế nào?
- GV: Yêu cầu HS lấy một số VD về sự liên quan sinh trưởng và phát triển thực vật.
- HS: Quan sát tranh hình và trả lời:
+ Cây số 1 và cây số 2 khác về số lá và hoa.
+ Cây cà chua số 2 tăng lên 5 lá (từ 9 => 14 lá) chiều cao tăng.
+ Sự phát triển thể hiện sự phân hóa tế bào tạo lá mới và hoa dẫn đến phát sinh hình thái.
- HS: Sinh trưởng luôn gắn với phát triển.
- HS: Có thể liên hệ thực tiễn nêu VD.
II. Mối quan hệ sinh trưởng và phát triển
- Sinh trưởng gắn với phát triển.
- Phát triển trên cơ sở của sinh trưởng.
=> Sinh trưởng và phát triển là những quá trình liên quan với nhau, đó là hai mặt của chu trình sống của cây.
Hoạt động 3: Tìm hiểu những nhân tố chi phối sự ra hoa
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
- GV: Sự ra hoa chịu tác động từ nhân tố: nội tại và ngoại cảnh.
- GV: Quan sát hình 36, trả lời câu hỏi:
+ Khi nào cây cà chua ra hoa?
+ Dựa vào đâu để xác định tuổi của cây 1 năm?
- GV bổ sung;
+ Cây lúa sau 3 tháng gieo xạ sẽ trổ bông. Cây na sau 3 năm ra hoa. Cây tre 60 năm ra hoa một lần.
+ Qua VD trên, nhận xét gì về thời gian ra hoa của các loài khác nhau?
- GV: Như vậy, phải đạt đến độ tuổi nhất định cây mới ra hoa, hay tuổi cây là một nhân tố chi phối đến sự ra hoa.
- GV: Sự ra hoa còn chịu tác động của yếu tố ngoại cảnh.
- GV: Ở cây lúa mì, gieo hạt trước mùa đông, hạt được vùi trong tuyết. Sang mùa xuân, tuyết tan, thời tiết ấm hạt nảy mầm, cây sinh trưởng. Còn nếu gieo vào mùa xuân thì chúng chỉ sinh trưởng mà không ra hoa. 
Cho biết nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến sự ra hoa như thế nào? Xuân hóa là gì? Cho VD?
- GV bổ sung kiến thức:
+ Nhiệt độ thấp có vai trò như là yếu tố cảm ứng sự ra hoa.
+ Độ tuổi mẫn cảm với xuân hóa cũng thay đổi theo từng loại thực vật.
+ Khi quá trình xuân hóa chưa kết thúc thì tác dụng của nhiệt độ thấp bị phá bỏ bởi các tác nhân không thuận lợi khác, đặc biệt là nhiệt độ cao.
- GV: Sự hiểu biết về xuân hóa được ứng dụng như thế nào trong sản xuất?
- GV: Tại sao có cây chỉ ra hoa vào mùa hè, có cây chỉ ra hoa vào mùa đông?
- GV: Quang chu kì là gì?
Phản ứng quang chu kì của cây như thế nào? 
- GV: Nghiên cứu SGK hoàn thành phiếu học tập, thảo luận nhóm 4 người trong 3 phút.
- GV: Chiếu kết quả thảo luận của một số nhóm. 
- GV: Chữa bài, chiếu đáp án phiếu học tập.
- HS: Quan sát và trả lời:
+ Đến tuổi lá 14 thì cây ra hoa.
+ Tính tuổi 1 năm của cây theo số lá.
- HS: Các loài cây khác nhau thì ra hoa vào thời gian khác nhau.
- HS: 
+ Thực vật chỉ ra hoa khi nhiệt độ thấp.
+ Xuân hóa là hiện tượng cây ra hoa phụ thuộc vào nhiệt độ thấp.
- HS liên hệ thực tiễn trả lời:
+ Giảm nhiệt độ để gây sự ra hoa, tạo quả cho năng suất.
+ Bảo quản hạt giống, củ giống để rút ngắn thời gian sinh trưởng làm tăng năng suất.
- HS: Do nhiệt độ, ánh sáng.
- HS: Nghiên cứu SGK, trả lời:
+ Quang chu kì là sự ra hoa phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm.
+ Hình thành 3 nhóm thực vật: Cây ngày dài, cây ngày ngắn, cây trung tính.
- HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
- HS: Đại diện nhóm trình bày => lớp nhận xét.
III. Những nhân tố chi phối sự ra hoa
1. Tuổi của cây
- Tùy thuộc vào giống, loài mà đến tuổi nhất định cây mới ra hoa.
2. Nhiệt độ thấp và quang chu kì
a) Nhiệt độ thấp
- Nhiều loài thực vật ra hoa sau khi qua mùa đông hay xử lí bởi nhiệt độ thấp.
- Xuân hóa: là hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào nhiệt độ thấp.
b) Quang chu kì
- Quang chu kì là sự ra hoa phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm.
Đáp án phiếu học tập:
Nhóm cây
Đặc điểm
Ví dụ
Cây ngày dài
- Ra hoa khi độ dài ngày ít nhất bằng 14h.
- Ở các vùng ôn đới.
Dâu tây, lúa mì, thanh long, lúa mạch...
Cây ngày ngắn
- Ra hoa khi độ dài ngày < 14h.
- Có ở thực vật nhiệt đới.
Đỗ, cafe, thược dược, cà tím...
Cây trung tính
- Ra hoa ở cả ngày dài, ngày ngắn.
Cà chua, lạc, hướng dương, ngô...
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
- GV: Phản ứng quang chu kì không thể phụ thuộc trực tiếp vào quá trình quang hợp nghĩa là không phải do diệp lục mà do phytocrom.
Cho biết, phytocrom là gì? Vai trò phytocrom?
- GV: Cây muốn ra hoa được phải có tác nhân kích thích đó là hoocmon.
- GV: Cơ chế nào chuyển cây từ trạng thái sinh dưỡng sang trạng thái ra hoa khi cây ở điều kiện quang chu kì thích hợp?
- HS: Phytocrom là sắc tố. Tham gia vào các hoạt động của cây như: nở hoa, nảy mầm...
- HS: Thực vật cần tiết hoocmon.
- Dưới ảnh hưởng của quang chu kì, thực vật chia làm 3 nhóm:
+ Cây ngày dài.
+ Cây ngày ngắn.
+ Cây trung tính.
c) Phytocrom
- Phytocrom là sắc tố cảm nhận quang chu kì, sắc tố cảm nhận ánh sáng.
- Vai trò: làm cho hạt nảy mầm, giúp hoa nở, mở khí khổng, tham gia phản ứng quang chu kì.
3. Hoocmon ra hoa
- Ở quang chu kì thích hợp, trong lá hình thành hoocmon ra hoa (florigen). 
Hoạt động 4: TÌm hiểu ứng dụng về sinh trưởng và phát triển
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
- GV: Nêu VD vận dụng kiến thức về sinh trưởng vào các thao tác xử lí củ, hạt nảy mầm?
- GV: Trong công nghiệp rượu bia sinh trưởng và phát triển của thực vật được ứng dụng như thế nào?
- GV: Những kiến thức về phát triển được ứng dụng như thế nào trong sản xuất?
- HS: Nghiên cứu SGK và trả lời:
+ Dùng hoocmon thúc đẩy khoai tây nảy mầm.
+ Điều tiết sinh trưởng ở cây.
+ Bảo quản giống trong kho lạnh.
- HS: Sử dụng hoocmon sinh trưởng giberelin để tăng quá trình phân giải tinh bột thành mạch nha.
- HS: Xen canh, chuyến, gối vụ...
IV. Ứng dụng về sinh trưởng và phát triển
1. Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng
- Trong ngành trồng trọt:
+ Dùng hoocmon thúc hạt, củ nảy mầm sớm.
+ Điều tiết sinh trưởng của gỗ trong rừng.
- Trong công nghiệp rượu bia:
+ Sử dụng hoocmon giberelin tăng quá trình phân giải tinh bột thành mạch nha.
2. Ứng dụng kiến thức về phát triển
- Kiến thức về phát triển được ứng dụng:
+ Chọn giống cây trồng theo vùng địa lí, theo mùa.
+ Xen canh, chuyển, gối vụ cây trồng.
Củng cố
Chọn câu trả lời đúng:
1. Xuân hóa là mối phụ thuộc của sự ra hoa vào?
A. Độ dài ngày C. Quang chu kì
B. Tuổi của cây D. Nhiệt độ
2. Thời gian sáng trong quang chu kì có vai trò?
A. Tăng số lượng, kích thước hoa C. Cảm ứng ra hoa
B. Kích thích ra hoa D. Tăng chất lượng hoa
3. Điều không đúng ứng dụng quang chu kì trong sản xuất nông nghiệp là?
A. Nhập nội cây trồng
B. Kích thích ra hoa và quả có kích thước lớn
C. Lai giống
D. Bố trí thời vụ
Dặn dò
Học bài, đọc nội dung “Em có biết”.
Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK tr 146.

File đính kèm:

  • docxBai_36_Phat_trien_o_thuc_vat_co_hoa.docx