Giáo án Sinh học 11 - Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật - Năm học 2015-2016 - Phạm Thị Hương

- GV: Hỏi:

+ Trong các loại mô phân sinh, mô nào riêng cho cây một lá mầm, mô nào riêng cho cây hai lá mầm?

+ Loại mô nào có cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm?

+ Các loại mô khác nhau có vai trò gì?

- GV: Sự sinh trưởng của thực vật gắn liền với sự tăng kích thước cơ thể, sự tăng chiều cao cây và đường kính thân. Quá trình tăng chiều cao cây là sự sinh trưởng sơ cấp.

- GV: Quan sát hình 34.2 trả lời câu hỏi:

+ Chỉ rõ vị trí và kết quả của quá trình sinh trưởng sơ cấp của thân?

+ Cho biết sinh trưởng sơ cấp là gì?

- GV: Quan sát hình 34.3, trả lời các câu hỏi:

+ Sinh trưởng thứ cấp là gì? Sinh trưởng thứ cấp có ở cây một lá mầm hay hai lá mầm?

+ Kết quả của sinh trưởng thứ cấp?

+ Lớp ngoài cùng của vỏ thân gỗ được sinh ra từ đâu?

- GV: Nhận xét, bổ sung.

- GV: Sự sinh trưởng thứ cấp ở cây gỗ dẫn đến thân cây gỗ có cấu tạo như thế nào? Các phần gỗ đó có chức năng gì?

 

docx8 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 898 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 - Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật - Năm học 2015-2016 - Phạm Thị Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT:....... BÀI 34: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT
Ngày soạn: : 26/2/2016
Sinh viên: Phạm Thị Hương
Lớp K63A_ Thực hành chiều thứ 2
Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, HS phải:
Kiến thức
 - Nêu được khái niệm sinh trưởng của cơ thể thực vật.
- Trình bày được đặc điểm của các loại mô phân sinh.
- Phân biệt được sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
- Trình bày được các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật.
- Giải thích được sự hình thành vòng năm ở cây gỗ.
- Giải thích được hiện tượng mọng vống của thực vật trong bóng tối.
Kĩ năng
- Quan sát tranh hình, phát hiện kiến thức.
- So sánh, khái quát.
- Tư duy, phân tích.
- Vận dụng lí thuyết giải thích hiện tượng thực tế.
Thái độ
- Ý thức chăm sóc, bảo vệ cây xanh, môi trường.
Phương pháp dạy học
- Thuyết trình, giảng giải.
- Vấn đáp.
- Hoạt động nhóm.
- Biểu diễn mẫu vật.
Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV
- SGK.
- Mẫu vật: Thớt gỗ.
- Phiếu học tập: 
Tìm hiểu các loại mô phân sinh
Loại mô
Nội dung
Mô phân sinh đỉnh
Mô phân sinh bên
Mô phân sinh lóng
Vị trí
Chức năng
Loại thực vật
Phiếu bài tập:
Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp
Sinh trưởng sơ cấp
Sinh trưởng thứ cấp
Khái niệm
Kết quả
Loại thực vật
2. Chuẩn bị của HS
- SGK.
Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới
3.1. Đặt vấn đề:
GV cho HS quan sát bề mặt của chiếc thớt gỗ, yêu cầu HS nhận xét về màu sắc, đặc điểm của các vòng tròn trên mặt thớt gỗ đó. Dựa vào các ý kiến của HS, GV dẫn dắt vào nội dung bài học. Các vòng tròn trên mặt thớt có liên quan gì đến sự sinh trưởng và phát triển của cây? Đó là nội dung tìm hiểu trong bài học này.
3.2. Triển khai bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm sinh trưởng ở thực vật
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
-GV: Cho HS quan sát tranh hình về sự sinh trưởng của cây từ lúc hạt nảy mầm đến lúc trưởng thành. Yêu cầu HS nhận xét sự thay đổi về kích thước cây?
-GV: Sự thay đổi đó là sự sinh trưởng. Cho biết sinh trưởng là gì? Cho VD về sự sinh trưởng?
-HS: Quan sát và nêu được sự thay đổi về chiều dài, bề ngang, số lượng lá...
-HS: Khái quát được sự sinh trưởng. VD: cây đậu xanh lúc mới nảy mầm chiều dài thân là 3cm, sau 2 tuần đạt chiều dài là 30cm.
I. Khái niệm
-Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sinh trưởng của thực vật
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
- GV: Thực vật tăng kích thước về chiều ngang hay chiều dài trước? Do đâu thực vật có khả năng sinh trưởng như vậy?
- GV: Thực vật có khả năng sinh trưởng do lớp tế bào đặc biệt được gọi là mô phân sinh. Quan sát hình 34.1 và cho biết:
+ Chỉ vị trí của mô phân sinh?
+ Mô phân sinh là gì?
- GV: Nhận xét và bổ sung kiến thức.
- GV: Chiếu hình ảnh sinh trưởng của cây một lá mầm (cây lúa) và cây hai lá mầm (cây xà cừ). Yêu cầu HS nhận xét sự sinh trưởng của hai nhóm cây này?
- GV: Yêu cầu HS quan sát hình 34.1, hoàn thành nội dung phiếu học tập “Tìm hiểu các loại mô phân sinh”. Hoạt động nhóm 4 người trong 5 phút.
- GV: Chiếu đáp án phiếu học tập của các nhóm.
- GV: Chữa bài, chiếu đáp án đúng.
- HS: Nêu ý kiến.
- HS: Quan sát hình, chú ý vị trí mô phân sinh ở ngọn và đầu rễ, từ đó có thể suy luận mô phân sinh có khả năng phân chia giúp thân cây cao và rễ dài ra.
- HS: Quan sát và nhận xét được sự khác nhau trong sinh trưởng của hai nhóm cây: kích thước thân, chiều cao cây,...
- HS: Hoạt động nhóm trao đổi ý kiến hoàn thành phiếu học tập.
- HS: Đại diện nhóm trình bày => lớp nhận xét, bổ sung.
II. Sinh trưởng của thực vật
1. Các mô phân sinh
- Mô phân sinh là nhóm tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân.
- Có 3 loại mô phân sinh (đáp án phiếu học tập).
Đáp án phiếu học tập
 Loại mô
Nội dung
Mô phân sinh đỉnh
Mô phân sinh bên
Mô phân sinh lóng
Vị trí
- Tại đỉnh của thân và rễ.
- Phân bố theo hình trụ và hướng ra phần ngoài của thân.
- Tại các mắt của thân vỏ.
Chức năng
- Làm tăng chiều dài của thân và rễ.
- Làm tăng độ dày của thân.
- Làm tăng chiều dài của các lóng.
Loại thực vật
- Thực vật một lá mầm và hai lá mầm.
- Thực vật hai lá mầm.
- Thực vật một lá mầm.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
- GV: Hỏi:
+ Trong các loại mô phân sinh, mô nào riêng cho cây một lá mầm, mô nào riêng cho cây hai lá mầm?
+ Loại mô nào có cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm?
+ Các loại mô khác nhau có vai trò gì?
- GV: Sự sinh trưởng của thực vật gắn liền với sự tăng kích thước cơ thể, sự tăng chiều cao cây và đường kính thân. Quá trình tăng chiều cao cây là sự sinh trưởng sơ cấp.
- GV: Quan sát hình 34.2 trả lời câu hỏi:
+ Chỉ rõ vị trí và kết quả của quá trình sinh trưởng sơ cấp của thân?
+ Cho biết sinh trưởng sơ cấp là gì?
- GV: Quan sát hình 34.3, trả lời các câu hỏi:
+ Sinh trưởng thứ cấp là gì? Sinh trưởng thứ cấp có ở cây một lá mầm hay hai lá mầm?
+ Kết quả của sinh trưởng thứ cấp?
+ Lớp ngoài cùng của vỏ thân gỗ được sinh ra từ đâu?
- GV: Nhận xét, bổ sung.
- GV: Sự sinh trưởng thứ cấp ở cây gỗ dẫn đến thân cây gỗ có cấu tạo như thế nào? Các phần gỗ đó có chức năng gì?
- GV: Sự sinh trưởng thứ cấp tạo ra vòng gỗ hàng năm ở cây gỗ. Vận dụng kiến thức sinh học 6, giải thích tại sao vòng gỗ hàng năm có màu sắc và độ dày mỏng khác nhau?
- GV: Vòng gỗ hàng năm cho ta biết được điều gì?
- GV: Vòng gỗ hàng năm được ứng dụng gì trong công nghiệp sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ?
- HS: Dựa vào phiếu học tập trả lời các câu hỏi.
- HS: Quan sát hình 34.2 và trả lời được:
+ Vị trí sinh trưởng: Mô phân sinh đỉnh. Kết quả: làm tăng chiều dài thân.
+ Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng làm tăng chiều dài của thân và của rễ.
- HS: Quan sát hình và trả lời được:
+ Sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề ngang của thân. Có ở cây hai lá mầm.
+ Làm tăng đường kính thân.
+ Lớp bần do tầng sinh bần sinh ra.
- HS: Trong cùng là gỗ lõi, vận chuyển nước và ion khoáng, tiếp theo là gỗ dác dẫn nước và ion khoáng. Và tầng ngoài cùng bao quanh thân là vỏ. 
- HS: Vận dụng kiến thức sinh học 6 để trả lời.
- HS: Có thể trả lời:
+ Cho biết tuổi của cây.
+ Cho biết đặc điểm khí hậu thuận lợi hay không thuận lợi cho sự phát triển của cây.
- HS: Liên hệ thực tế để trả lời.
2. Sinh trưởng sơ cấp
- Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng làm tăng chiều dài của thân và của rễ do hoạt động phân bào nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ ở cả thực vật một lá mầm và thực vật hai lá mầm.
3. Sinh trưởng thứ cấp
a) Khái niệm
- Sinh trưởng thứ cấp là kết quả của sự phân bào các mô phân sinh bên, làm tăng đường kính của cây. Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ.
b) Cấu tạo thân cây gỗ
Cấu tạo thân cây gỗ gồm:
- Gỗ lõi: màu sẫm ở trung tâm thân. Chức năng vận chuyển nước và ion khoáng trong một thời gian ngắn.
- Gỗ dác: nằm kế tiếp bên ngoài, màu sáng. Chức năng vận chuyển nước và các ion khoáng.
- Vỏ: tầng ngoài cùng bao quanh thân.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
- GV: Theo em, có những nhân tố nào ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây?
- GV: Các nhân tố đó tác động như thế nào đến sự sinh trưởng của cây?
- GV: Lấy ví dụ sự tác động các nhân tố đến sinh trưởng của cây?
- GV: Trong sản xuất cần có biện pháp gì để cây sinh trưởng được tốt?
- HS: Vận dụng kĩ thuật động não trả lời.
- HS: Nghiên cứu SGK tr 137, liên hệ thực tiễn để trả lời.
- HS: Có thể lấy VD: thiếu nước cây có thể chết, hoặc ngập úng cây cũng chết...
- HS: Có thể trả lời:
+ Lựa chọn giống cây phù hợp với địa phương.
+ Chăm sóc đảm bảo các chế độ về nước, nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng khoáng...
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
- Các nhân tố bên trong
+ Đặc điểm di truyền.
+ Thời kì sinh trưởng.
+ Hoocmon thực vật.
- Các nhân tố bên ngoài
+ Nhiệt độ.
+ Hàm lượng nước.
+ Ánh sáng.
+ Oxi.
+ Dinh dưỡng khoáng.
Củng cố
Hoàn thành phiếu bài tập “Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp”
Chọn câu trả lời đúng:
1. Kết quả sinh trưởng thứ cấp của thân tạo 
A. Biểu bì, tầng sinh mạch, gỗ sơ cấp, mạch rây sơ cấp.
B. Gỗ thứ cấp, tầng sinh bần, mạch rây thứ cấp, gố dác, gỗ lõi.
C. Biểu bì, tầng sinh mạch, gỗ sơ cấp, mạch rây thứ cấp.
D. Tầng sinh mạch, vỏ gỗ sơ cấp, gỗ dác, mạch rây thứ cấp.
2. Loại mô phân sinh không có ở cây lúa là
A. Mô phân sinh bên. C. Mô phân sinh đỉnh rễ.
B. Mô phân sinh đỉnh thân. D. Mô phân sinh lóng.
3. Loại mô phân sinh không có ở cây phượng là
A. Mô phân sinh đỉnh rễ. C. Mô phân sinh lóng.
B. Mô phân sinh bên. D. Mô phân sinh đỉnh thân.
Giải thích sự tăng đường kính thân cây một lá mầm như cau, dừa?
Gợi ý: - Do sự tăng sinh về số lượng, kích thước tế bào thân cây.
 - Do kiểu sinh trưởng thứ cấp phân tán: thường gặp ở một số cây một lá mầm sống lâu năm như cau, dừa... Thân tăng kích thước đường kính do có vòng mô phân sinh thứ cấp nằm dưới các mầm lá phân chia tạo nên những dãy tế bào mô mềm phía ngoài làm thân tăng kích thước chiều ngang.
Dặn dò
Học bài, đọc nội dung phần “Em có biết”.
Làm câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 SKG tr 138.
Gợi ý câu 5:
- Hiện tượng “mọc vống” là hiện tượng cây trong bóng tối sinh trưởng nhanh một cách bất thường, thân cây có màu vàng yếu ớt, sức chống chịu kém.
- Vì trong bóng tối lượng chất kích thích sinh trưởng (auxin) nhiều hơn chất ức chế sinh trưởng (abxixic) nên cây trong bóng tối sinh trưởng mạnh hơn. Hơn nữa cây trong bóng tối cũng ít bị mất nước hơn.

File đính kèm:

  • docxBai_34_Sinh_truong_o_thuc_vat.docx