Giáo án Sinh học 10 - Trường PTDTNT tỉnh Phú Thọ
Đột biến cùng với giao phối tạo nguồn nguyên liệu tiến hoá.
- Chọn lọc tự nhiên xác định chiều hướng và nhịp độ tiến hoá.
- Di- nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên có thể làm thay đổi tần số alen và tần số kiểu gen
của cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, cơ quan thoái hóa đối với việc nghiên cứu tiến hóa của sinh vật CM được nguồn gốc chung của các loài thông qua sự phát triển phôi của chúng Phân tích được mối quan hệ họ hàng gần xa giữa các loài thông qua sự phát triển phôi của chúng. Phát biểu và nêu được ý nghĩa của định luật phát sinh SV Rèn kĩ năng qs và phân tích kênh hình để từ đó thu nhận thông tin Phát triển được tư duy lí thuyết: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát II. Chuẩn bị: Giáo án và TLTK Trọng tâm: Cơ quan tương đồng và bằng chứng phôi sinh học so sánh. III. Tổ chức các hoạt động học tập 1.Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số Ngày Lớp 12B = 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Tiến trình bài học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu về bằng chứng giải phẫu so sánh QS H32.1 - Nhận xét gì về cấu tạo các xương chi trước của các loài - Vì sao các cơ quan tương đồng lại có những đặc điểm giống nhau Thế nào là cơ quan thoái hoá? VD: Ruột thừa ở người là vết tích ruột tịt đã phát triển ở ĐV ăn cỏ. Cơ quan tương tự (cơ quan cùng chức năng) là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau nên có hình thái tương tự. Ví dụ: gai xương rồng và gai hoa hồng là các cơ quan tương tự. Hoạt động 2: bằng chứng phôi sinh học. - Bằng chứng phôi sinh học: Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau là một bằng chứng về nguồn gốc chung của chúng. Những đặc điểm giống nhau đó càng nhiều và càng kéo dài trong những gđ phát triển muộn của phôi chứng tỏ quan hệ họ hàng càng gần. - Định luật phát sinh sinh vật: Sự phát triển cá thể phản ánh một cách rút gọn sự phát triển của loài. Định luật phát sinh SV phản ánh mối quan hệ giữa phát triển cá thể và phát sinh chủng loại, có thể vận dụng để xem xét mối quan hệ họ hàng giữa các loài. I. CÁC BẰNG CHỨNG GIẢI PHẪU SO SÁNH 1. Cơ quan tương đồng Là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau. Đặc điểm: Cấu tạo chung giống nhau nhưng khác nhau vê các nét chi tiết ở các loài khác nhau Ở các loài khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau nên biến đổi theo môi trường Ý nghĩa: - Kiểu cấu tạo giống nhau của các cq tương đồng phản ánh nguồn gốc chung của các loài - Các cơ quan tương đồng ở các loài là sự tiến hoá phân li theo các hướng khác nhau 2. Cơ quan thoái hóa Là cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trởng thành. Do điều kiện sống của loài đã thay đổi, các cơ quan này mất dần chức năng ban đầu, tiêu giảm dần và hiện chỉ để lại một vài vết tích xưa kia của chúng. Đặc điểm: - Các cơ quan thoái hoá có chức năng ở loài sinh vật xuất hiện trước nhưng ít hoặc không có chức năng ở loài xuất hiện sau - Có cấu tạo khác nhau hoặc tiêu biến ở những loài xuất hiện sau 3. Cơ quan tương tự Là những cơ quan khác nhau về nguồn gốc nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau nên có kiểu hình thái tương tự. Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hoá đồng quy. Đặc điểm - Ở các loài có khác xa nhau trong hệ thống phân loại nhưng có các cơ quan tương tự nhau - Nguồn gốc khác nhau nhưng có hình thái gần giống nhau Kết luận Các loài có nguồn gốc khác nhau nhưng sống trong môi giống nhau thì có hiện tượng đồng quy tính trạng II. BẰNG CHỨNG PHÔI SH SO SÁNH 1. Sự giống nhau trong phát triển phôi Sự giống nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài thuộc các phân loại khác nhau phản ánh quan hệ họ hàng cũng như nguồn gốc chung của chúng. 2. Định luật phát sinh sinh vật Định luật phát sinh sinh vật phản ánh quan hệ giữa phát triển cá thể và phát triển chủng loại, phản ánh một cách rút gọn sự phát triển của loài. Ý nghĩa: Dùng để xem xét mối quan hệ họ hàng giữa các loài. 4. Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà Trả lời các câu TNKQ Học bài theo câu hỏi SGK IV. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 25.12.2013 TIẾT 34: BẰNG CHỨNG ĐỊA LÝ SINH HỌC I. Mục tiêu - Kiến thức: Trình bày được những đặc điểm hệ động, TV ở một số vùng lục địa và mối quan hệ của chúng với các đk địa lí, sinh thái và lịch sử địa chất của một số vùng đó. - Kỹ năng: Phân biệt những đặc điểm hệ động, thực vật ở đảo đại dương và đảo lục địa; nêu được ý nghĩa tiến hóa của những đặc điểm đó. Phân tích được giá trị tiến hóa của những bằng chứng địa sinh vật học Rèn kĩ năng qs và phân tích kênh hình để từ đó thu nhận thông tin Phát triển được tư duy lí thuyết: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát II. Chuẩn bị: Giáo án và TLTK Trọng tâm: Đặc điểm hệ động, thực vật ở một số vùng lục địa III. Tổ chức các hoạt động học tập 1.Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số Ngày Lớp 12B = 2. Kiểm tra bài cũ: Vì sao các tư liệu phôi sinh học so sánh được xem là những bằng chứng tiến hóa 3. Tiến trình bài học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của hệ động, thực vật ở một số vùng lục địa Vùng cổ Bắc và Tân Bắc có hệ động vật về căn bản là giống nhau. Sự tồn tại một số loài đặc trưng ở mỗi vùng được giải thích như thế nào Hoạt động 2: Tìm hiểu hệ động, thực vật trên các đảo Giải thích vì sao hệ động vật ở đảo đại dương nghèo nàn hơn ở đảo lục địa I. Đặc điểm của hệ động, thực vật ở một số vùng lục địa 1. Hệ động, thực vật vùng Cổ bắc và vùng Tân bắc - Hệ Động vật và Thực vật ở hai vùng này vừa có nhứng loài mang nét tiêu biểu giống nhau song cũng có những loài mang những nét tiêu biểu riêng cho từng vùng. - Ví dụ: + Nét tiêu biểu chung: Cáo trắng, Tuần lộc, gấu xám, chó sói.. Sồi, Dẻ, Liễu, Mao lương. + Nét tiêu biểu riêng: * Vùng Cổ bắc: Lạc đà 2 bướu, ngựa hoang... * Vùng Tân bắc: Gấu chuột, Gà lôi... -> Sự nối liền sau đó tách ra của 2 vùng Cổ Bắc và Tân Bắc là cơ sở để giải thích sự giống nhau và khác hau trong hệ động vật và thực vật của 2 vùng. - Vùng cổ Bắc và Tân Bắc có hệ động vật về căn bản là giống nhau. Sự tồn tại một số loài đặc trưng ở mỗi vùng là do đến Kỉ Đệ Tứ đại lục Châu Mĩ mới tách đại lục Âu-Á tại eo biển Bêrinh, vì vậy sự hình thành các loài đặc hữu giữa 2 vùng là độc lập với nhau và cách li địa lí. 2. Hệ động, thực vật ở vùng lục địa Úc - Hệ động vật ở đây khác biệt rõ rệt các vùng lân cận. Hệ thực vật cũng có đặc trưng là tính địa phương cao. -> Những dẫn chứng trên chứng tỏ hệ động vật và thực vật của từng vùng không những phụ thuộc và điều kiện địa lý sinh thái của vùng đó mà còn phụ thuộc vào vùng đó đã tách khỏi vùng địa lý khác vào thời kỳ nào trong quá trình tiến hoá của sinh giới. II. Hệ động, thực vật trên các đảo Hệ động, thực vật ở đảo đại dương nghèo hơn ở đảo lục địa. * Đảo lục địa + Hình thành: Là đảo được hình thành nên từ một phần lục địa bị tách ra do một nguyên nhân về địa chất nào đó + Hệ động, thực vật: không khác các vùng lân cận của lục địa. Do cách li địa lí nên hệ động, thực vật phát triển theo hướng khác tạo phân loài đặc hữu Ví dụ: Quần đảo Anh là một phần của lục địa Châu Âu. Hệ động vật ở đó hiện giống với ở lục địa Châu Âu. Đảo Coocxơ cũng đã tách ra từ lục địa châu Âu… ( trang 134) * Đảo đại dương + Hình thành: Một vùng đáy biển bị nâng cao, chưa bao giờ có liên hệ trực tiếp với lục địa. + Hệ động, thực vật: lúc đầu chưa có sinh vật. Một số loài di cư đến: dơi, chim, sâu bọ Do cách li địa lí dần hình thành loài địa phương. - Đặc điểm hệ động, thực vật ở đảo là bằng chứng về quá trình hình thành loài mới dưới tác dụng của CLTN và cách li địa lí - Những tài liệu địa sinh vật học chứng tỏ mỗi loài sinh vật đã phát sinh trong 1 thời kì lịch sử nhất định, tại 1 vùng nhất định. - Cách li địa lí là nhân tố thúc đẩy sự phân li của các loài. 4. Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà Giải thích vì sao hệ động, thực vật ở lục địa Âu - Á và ở Bắc Mĩ có sự giống và khác nhau. IV. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 25.12.2013 TIẾT 35 : BẰNG CHỨNG TẾ BÀO HỌC VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ I. Mục tiêu - Kiến thức: Trình bày được nội dung và ý nghĩa của học thuyết tế bào. - Kỹ năng: Giải thích được vì sao tế bào chỉ sinh ra từ tb sống trước nó. Nêu được những bằng chứng sinh học phân tử về nguồn gốc thống nhất của sinh giới. II. Chuẩn bị: Giáo án và TLTK Trọng tâm: Nội dung của học thuyết tb và bằng chứng sinh học III. Tổ chức các hoạt động học tập 1.Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số Ngày Lớp 12B = 2. Kiểm tra bài cũ: Giải thích vì sao hệ động, thực vật ở lục địa Âu - Á và ở Bắc Mĩ có sự giống và khác nhau. 3. Tiến trình bài học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu bằng chứng tế bào Thuyết tế bào đã gợi ra ý tưởng gì về nguồn gốc của sinh giới Hoạt động 2: Tìm hiểu bằng chứng sinh học phân tử. ADN đều được cấu tạo từ các đơn phân là A, T, G, X; đều lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền. Từ các trình tự nu của Người, tinh tinh, Gôrila, Đười ươi có thể rút ra nhận xét gì về mối quan hệ giữa các loài Prôtêin đều được cấu tạo từ 20 loại axit amin và có các chức năng: cấu trúc, xúc tác (enzim), điều hòa trao đổi chất. I. Bằng chứng tế bào học. Bằng chứng tế bào học cho thấy: - Tất cả các cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. - Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể. - Các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước nó. Ý nghĩa: Nguồn gốc thống nhất của sinh giới. II. Bằng chứng sinh học phân tử. - Bằng chứng sinh học phân tử cho thấy sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của ADN, của prôtêin; về mã di truyền…của các loài. - ADN + Các loài sinh vật đều có vật chất di truyền là ADN. + ADN của các loài đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit. ADN có vai trò mang và truyền đạt thông tin di truyền. + ADN của các loài khác nhau ở thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtit. - Mã di truyền + Mã di truyền của các loài sinh vật có đặc điểm giống nhau. + Thông tin di truyền ở tất cả các loài đều được mã hóa theo nguyên tắc chung. - Prôtêin + Prôtêin của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 20 loại axit amin. +Mỗi loại prôtêin của loài được đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các loại axit amin. * Các loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì trình tự và tỉ lệ các axit amin và nuclêôtit càng giống nhau và ngược lại - Ý nghĩa: Nguồn gốc thống nhất của các loài KL: Những bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử chứng tỏ nguồn gốc thống nhất của các loài. 4. Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà Nguồn gốc thống nhất của sinh giới được thể hiện ở những bằng chứng sinh học phân tử nào IV. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 29.12.2013 CHƯƠNG II: NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA T37: HỌC THUYẾT TIẾN HÓA CỔ ĐIỂN I. Mục tiêu Trình bày được những luận điểm cơ bản trong học thuyết của Lamac. Phân tích được các quan niệm của Đacuyn về: BD và DT, mối quan hệ của chúng với CL; vai trò của CLTN trong sự hình thành đặc điểm TN; sự hình thành loài mới và nguồn gốc các loài. Rèn kĩ năng qs và phân tích kênh hình để từ đó thu nhận thông tin. Phát triển được tư duy lí thuyết: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát. II. Chuẩn bị: Giáo án và TLTK. Trọng tâm: Học thuyết của Đacuyn III. Tổ chức các hoạt động học tập 1.Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số Ngày Lớp 12B = 2. Kiểm tra bài cũ: Nguồn gốc thống nhất của sinh giới được thể hiện ở những bằng chứng sinh học phân tử nào. 3. Tiến trình bài học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu về học thuyết tiến hóa của La mac Nguyên nhân tiến hoá theo quan điểm của Lamac? Cơ chế tiến hoá theo quan điểm của Lamac? Sự thích nghi đạt được trong quá trình tiến hoá theo quan điểm của Lamac? QS và giải thích H35a theo quan điểm của Lamac: Do lá cây dưới thấp không còn hay ở những nơi toàn những cây lá trên cao, hươu phải vươn cổ lên để ăn được các lá trên cao. Do cổ luôn vươn dài ra để ăn lá nên cổ hươu dài dần ra và sự biến đổi này được di truyền cho đời sau. Ở những thế hệ tiếp sau, hươu tiếp tục vươn dài cổ ra để ăn những lá trên cao hơn, do đó từ loài hươu cổ ngắn, dần dần tiến hóa thành loài hươu cao cổ Hoạt đông 2: Tìm hiểu học thuyết tiến hóa của Đacuyn - Theo Đacuyn có hai loại biến dị: Những loại BD và biến đổi nêu trên tương ứng với những loại BD nào theo quan niệm DTH hiện đại ? Nguyên nhân, cơ chế và kết quả của chọn lọc nhân tạo theo quan điểm của Đacuyn là gì? Nguyên nhân, cơ chế và kết quả của chọn lọc tự nhiên theo quan điểm của Đacuyn là gì? QS và giải thích H35b theo quan điểm của Đacuyn ? - Sinh vật thường xuyên phát sinh biến dị theo nhiều hướng khác nhau, mặt khác sinh vật phải phụ thuộc vào điều kiện sống, do đó diễn ra CLTN: vừa đào thải các biến dị có hại vừa bảo tồn tích lũy các biến dị có lợi cho sinh vật, có tác dụng phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể. - Động lực thúc đẩy CLTN là đấu tranh sinh tồn của sinh vật vì sinh vật phải thường xuyên chống chọi với những yếu tố bất lợi, giành lấy những điều kiện thuận lợi mới tồn tại và phát triển được. - CLTN tác động thông qua đặc tính biến dị và DT, là nhân tố chính trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật và sự hình thành loài mới. - CLTN diễn ra theo nhiều hướng, trên quy mô rộng lớn và qua thời gian lịch sử lâu dài, tạo ra sự phân li tính trạng, dẫn tới hình thành nhiều loài mới qua nhiều dạng trung gian từ một loài ban đầu. Do đó, toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung Nêu những tồn tại trong học thuyết tiến hoá theo quan điểm của Lamac và ĐU? I. Học thuyết tiến hóa của Lamac * Nguyên nhân tiến hoá: Môi trường sống thay đổi chậm chạp và liên tục theo những hướng khác nhau, các SV có khả năng thay đổi tập quán hoạt động dẫn tới sự thay đổi các cơ quan tương ứng. * Cơ chế tiến hoá: Sự DT và tích luỹ các đặc tính thu được trong đời cá thể qua các thế hệ. * Thích nghi: Môi trường thay đổi chậm chạp, tất cả các sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp nên không bị đào thải. * Hình thành loài mới: Loài mới hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh. * Những hạn chế của Lamac : +Không phân biệt được BDDT và BDKDT, ông cho rằng mọi biến đổi do ngoại cảnh hay tập quán hoạt động đều DT. Thực tế thường biến không DT + Trong quá trình tiến hoá, SV chủ động biến đổi để thích nghi với môi trường. +Trong quá trình TH không có loài nào bị đào thải. II. Học thuyết tiến hoá Đacuyn 1. Biến dị và di truyền + Biến dị cá thể (gọi tắt là biến dị) để chỉ sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể cùng loài trong quá trình sinh sản, là nguồn nguyên liệu chủ yếu của chọn giống và tiến hóa. + Biến đổi đồng loạt: tác dụng trực tiếp của ngoại cảnh hay của tập quán hoạt động ở động vật chỉ gây ra những biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh, ít có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóa. - Theo Đacuyn, tính di truyền là cơ sở cho sự tích lũy các biến dị nhỏ thành những biến đổi lớn. Nhờ hai đặc tính di truyền và biến dị mà sinh vật mới tiến hóa thành nhiều dạng, đồng thời vẫn giữ được đặc điểm riêng của từng loài. 2. Chọn lọc * Chọn lọc nhân tạo - Trong một quần thể vật nuôi hay cây trồng, các biến dị xuất hiện có thể có lợi hoặc bất lợi cho con người, do đó sự chọn lọc nhân tạo diễn ra: vừa đào thải những biến dị bất lợi vừa tích lũy những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sx của con người. - Nguyên nhân (động lực): Do nhu cầu về kinh tế và thị hiếu nhiều mặt của con người. - Cơ chế: Gồm 2 mặt song song: Vừa tích luỹ các biến dị phù hợp với lợi ích của con người, vừa đào thải những biến dị không có lợi cho người. - Kết quả: Từ 1 dạng ban đầu đã phát sinh nhiều dạng khác nhau và khác xa tổ tiên: Hình thành nòi mới hay thứ mới trong phạm vi một loài đó là quá trình phân ly tính trạng. CLNT là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng * Chọn lọc tự nhiên - Nguyên nhân: CLTN tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. - Cơ chế tiến hoá: + Sự tích luỹ các BD có lợi, đào thải những BD bất lợi dưới tác dụng của CLTN. + Sự phân hoá khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể. Như vậy đối tượng của CLTN là cá thể. Động lực thúc đẩy CLTN là đấu tranh sinh tồn của sinh vật - Thích nghi: + Biến dị phát sinh vô hướng. + Sự thích nghi hợp lý đạt được qua sự đào thải những dạng kém thích nghi. - Kết quả: Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của CLTN theo con đường phân ly tính trạng từ một nguồn gốc chung. CLTN là nhân tố chính quy định chiều hướng và nhịp điệu tiến hóa của sinh giới. Tồn tại chung của hai học thuyết: - Chưa phân biệt biến dị di truyền được với biến dị không di truyền được - Chưa hiểu được nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị - Chưa hiểu rõ cơ chế, tác dụng của ngoại cảnh và của CLTN. - Chưa thấy được vai trò của sự cách li đối với việc hình thành loài 4. Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà IV. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 29.12.2013 TIẾT 38: THUYẾT TIẾN HÓA HIỆN ĐẠI I. Mục tiêu Nêu được những cơ sở cho sự ra đời của thuyết tiến hóa hiện đại Phân biệt được tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn Giải thích được vì sao quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở. Nêu được những luận điểm cơ bản trong thuyết tiến hóa bằng đột biến trung tính II. Chuẩn bị: Giáo án và TLTK; Trọng tâm: Thuyết tiến hóa tổng hợp III. Tổ chức các hoạt động học tập 1.Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số Ngày Lớp 12B = 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày thuyết tiến hóa của Lamac và Dacuyn. Những hạn chế của 2 thuyết tiến hóa trên. 3. Tiến trình bài học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu về thuyết tiến hóa tổng hợp. HS nghiên cứu sự ra đời của thuyết tiến hóa Tiến hoá là gì? Thế nào là quá trình tiến hoá nhỏ? Thế nào là quá trình tiến hoá lớn? Kết quả của qt tiến hoá lớn là gì? Sự khác biệt cơ bản giữa tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ? Vì sao chỉ quần thể mới thỏa mãn 3 điều kiện trên? Hoạt động 2: Tìm hiểu về thuyết tiến hóa trung tính. Kimura (K) đã đề xuất quan niệm đại đa số các đb ở cấp độ phân tử là trung tính dựa trên cơ sở n/cứu về những bđ cấu trúc của phân tử nào? Ví dụ.... Theo K, sự tiến hóa sinh giới diễn ra = con đường củng cố ngẫu nhiên của loại đb nào? Điểm khác nhau của thuyết K với thuyết tiến hóa của ĐU và thuyết tiến hóa tổng hợp. I.THUYẾT TIẾN HOÁ TỔNG HỢP 1. Sự ra đời của thuyết tiến hóa - Tiến hoá: là quá trình làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể. - Theo thuyết tiến hoá tổng hợp thì quần thể được xem là đơn vị tiến hoá. 2. Tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn * Tiến hoá nhỏ ( tiến hóa vi mô) - Là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể) bao gồm sự phát sinh đb, sự phát tán đb qua gp, sự chọn lọc các đb có lợi, sự cách li sinh sản giữa quần thể đã biến đổi với quần thể gốc, kết quả là sự hình thành loài mới. Vậy quần thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hoá, kết thúc tiến hoá nhỏ là loài mới xuất hiện. - QTTH nhỏ diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp, trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, có thể ng/cứu bằng thực nghiệm. * Tiến hoá lớn ( tiến hóa vĩ mô) - Là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài như : chi, họ, bộ, lớp, ngành Quá trình này diễn ra trên quy mô rộng lớn, qua thời gian địa chất rất dài. - Sự hình thành loài mới có thể xem như là ranh giới giữa tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn. Sự khác biệt cơ bản giữa tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ là: hình thành loài mới, hình thành các nhóm phân loại trên loài như : chi, họ, bộ, lớp, ngành 3. Đơn vị tiến hóa cơ sở - Đơn vị tiến hóa cơ sở phải thỏa mãn 3 đk + Có tính toàn vẹn trong kh gian và thời gian + Biến đổi cấu trúc DT qua các thế hệ + Tồn tại thực trong tự nhiên - Đơn vị tiến hóa cơ sở là quần thể vì + Quần thể là đơn vị tổ chức tự nhiên + Quần thể là đơn vị sinh sản nhỏ nhất + Quần thể là nơi diễn ra quá tr tiến hóa nhỏ II. THUYẾT TIẾN HÓA TRUNG TÍNH - Kimura(K) dựa trên cơ sở n/cứu về những bđ trong cấu trúc của phân tử Protein đã đề xuất quan niệm đại đa số các đb ở cấp độ phân tử là trung tính, nghĩa là khô
File đính kèm:
- Giao an 12NC.doc