Giáo án Sinh học 10 - Tiết 7 - Bài 8: Tế bào nhân thực
1. Lưới nội chất hạt phát triển nhiều nhất ở tế bào bạch cầu,vì bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng các kháng thể và prôtêin đặc hiệu,mà prôtêin chỉ tổng hợp được ở lưới nội chất hạt là nơi có các riboxom tổng hợp prôtêin.Ngoài ra còn có các tuyến nội tiết và ngoại tiết cũng là nơi chứa nhiều lưới nội chất hạt vì chúng tiết ra hoocmôn và enzim cũng có thành phần chính là prôtêin.
2-Lưới nội chất trơn phát triển nhiều ở tế bào gan vì gan đảm nhiệm chức năng chuyển hóa đường trong máu thành glicôgen và khử độc cho cơ thể,hai chức năng này do lưới nội chất trơn đảm nhiệm vì chức năng của lưới nội chất trơn là thực hiện chức năng tổng hợp lipit,chuyển hoá đường và phân huỷ chất độc hại đối với tế bào.
Ngày soạn: 30/09/2014 Tiết 7 - Bài 8: TẾ BÀO NHÂN THỰC I. MỤC TIÊU. Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng. 1. Về kiến thức. - Trình bày được các đặc điểm chung của tế bào nhân thực - Mô tả được cấu trúc và chức năng của nhân tế bào. - Mô tả được cấu trúc và nêu được chức năng của hệ thống lưới nội chất, ribôxôm và bộ máy Gôngi, ti thể. 2. Về kỹ năng. - Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình, làm việc theo nhóm nhỏ. - Rèn kỹ tư duy phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa. 3. Về thái độ. Giáo dục ý thức hợp tác trong nhóm nhỏ. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Tranh vẽ phóng to hình 8.1 và 8.2 SGK Sinh học 10. - Tranh vẽ phóng to hình 14.2 SGK Sinh học 10 nâng cao tr.50 - Phiếu học tập III. PHƯƠNG PHÁP - Thảo luận nhóm - Trực quan- tìm tòi - Vấn đáp – tìm tòi IV: TIẾN TRÌNH Ổn định trật tự lớp. (1p) – kiểm tra sĩ số Kiểm tra bài cũ (5p) Câu hỏi: Tế bào chất là gì? Cấu tạo và chức năng của tế bào chất ở tế bào nhân sơ? Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản đem lại cho chúng ưu thế gì? Đáp án: * Tế bào chất là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân (nhân) * Cấu tạo: gồm các thành phần chính. - Bào tương: - Ribôxôm: - Các hạt dự trữ. * Chức năng: * Lợi thế của kích thước nhỏ, cấu tạo đơn giản: - Kích thước tế bào rất nhỏ: 1 - 5μm → tỉ lệ S/V lớn tức: (3đ) - Ngoài ra cấu tạo đơn giản còn làm cho tế bào vi khuẩn tổng hợp được các thành phần tạo nên 1 tế bào mới nhanh chóng → sinh trưởng nhanh và phân chia nhanh.(1đ) Bài mới * Đặt vấn đề (2p) GV treo tranh phóng to hình 3 loại tế bào động vật, thực vật và vi khuẩn lên bảng, và giới thiệu tên từng loại tế bào. GV yêu cầu HS quan sát và cho biết: Kích thước và cấu tạo tế bào thực và động vật so với tế bào vi khuẩn như thế nào? HS: kích thước lơn hơn và cấu tạo phức tạp hơn rất nhiều. GV: Tế bào thực vật và động vật là những tế bào nhân thực. Chúng có những đặc điểm rất khác so với tế bào nhân sơ. Từ bài 8 đến bài 10 chúng ta sẽ tìm hiểu về tế bào nhân thực. Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của tế bào nhân thực.(3p) Hoạt động của GV (1) Hoạt động của HS (2) Nội dung (3) - GV yêu cầu HS tiếp tục quan sát và nghiên cứu tranh treo trên bảng kết hợp với vốn kiến thức có ở bài 8 để trả lời các câu hỏi sau: +So sánh đặc điểm tế bào nhân thực với tê bào nhân sơ? - GV gọi 1 HS trả lời, HS khác theo dõi để bổ sung. - GV chốt kiến thức và chỉ theo tranh. - GV chuyển ý. - HS quan sát tranh, suy nghĩ để trả lời. + Kích thước của tế bào nhân thực lớn hơn rất nhiều (khoảng 10 lần) + Cấu tạo phức tạp hơn thể hiện: có màng nhân, tế bào chất có rất nhiều bào quan có màng bao bọc - 1 HS trả lời, HS khác bổ sung nếu cần. - Khái quát lại kiến thức để trả lời - Nghe * Đặc điểm chung của tế bào nhân thực (SGK) Hoạt động 2: Mô tả cấu tạo và chức năng của nhân tế bào nhân thực.(7p) (1) (2) (3) -GV treo tranh phóng to cấu trúc của nhân, yêu cầu HS quan sát 2 tranh, kết hợp với nghiên cứu nội dung mục I SGK tr.37 để trả lời các câu hỏi sau: + Mô tả cấu tạo của nhân từ ngoài vào trong? - GV gọi 2 HS trả lời, mỗi HS trả lời 1 câu hỏi. - GV nhận xét và kết luận - GV yêu cầu 1 HS độc thí nghiệm trong SGK đồng thời GV tóm tắt thành sơ đồ lên bảng: Ếch loài A Ếch loài B TB TB trứng sinh dưỡng Ếch con? - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau: + Theo em con ếch con có đặc điểm của loài nào? + Kết quả thí nghiệm đã chứng minh điều gì về nhân tế bào? - GV gọi 1 HS trả lời, HS khác bổ sung nếu cần. - GV bổ sung và chốt kiến thức - Quan sát tranh, đọc SGK suy nghĩ để trả lời: + Mô tả các cấu trúc từ ngoài cùng → giữa → trong cùng. - 2 HS trả lời, HS khác bổ sung nếu cần. - Lắng nghe và ghi nhớ - Theo dõi và phát hiện vấn đề. - Suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời: + Mang đặc điểm của loài B + Nhân tế bào có chức năng chứa thông tin di truyền và điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. - 1 HS trả lời, HS khác bổ sung. - Nghe và ghi nhớ kiến thức I. Nhân tế bào. - Cấu tạo + Kích thước: 5 micrômét. + Được bao bọc bởi hai lớp màng, có nhiều lỗ nhân. + Bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc( gồm ADN + prôtêin) và nhân con. - Chức năng: + Chứa thông tin di truyền của tế bào + Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Hoạt động 3: Mô tả cấu tạo và chức năng của lưới nội chất, ribôxôm, bộ máy Gôngi, ti thể.(22p) (1) (2) (3) - GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức của bài 8 cho biết: Ribôxôm có ở loại tế bào nào? Mô tả cấu tạo và nêu chức năng của ribôxôm? - GV gọi 1 HS trả lời. - GV nhận xét bổ sung: Mỗi ribôxôm gồm 2 tiểu phần lớn và bé, bình thường 2 tiểu phần tách nhau ra khi tổng hợp prôtêin mới gắn lại. - GV chuyển ý: Ribôxôm định vị ở lưới nội chất của tế bào. - Lưới nội chất được chia làm mấy loại? So sánh cấu trúc và chức năng của các loại lưới nôij chất? - GV yêu cầu HS quan sát tranh cấu tạo tế bào động vật, đọc thông tin mục II SGK tr.37, thảo luận nhóm theo bàn để hoàn thành PHT số 1 trong 5 phút. - GV phát PHT - GV theo dõi các nhóm hoàn thành PHT, giúp đỡ những nhóm học yếu. - GV yêu cầu đại diện một nhóm trình bày kết quả PHT của nhóm mình, nhóm khác theo dõi để bổ sung. - GV nhận xét và thông báo đáp án đúng. - GV chuyển ý: Prôtêin sau khi được tổng hợp ở ribôxôm gắn trên mạng lưới nội chất hạt nó sẽ đi đâu, bằng cách nào? - GV treo tranh phóng to hình 8.2 SGK lên bảng, yêu cầu HS quan sát tranh kết hợp với nghiên cứu nội dung mục IV SGK tr.37, 38 thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau trong 4 phút: + Mô tả cấu tạo và nêu chức năng của bộ máy Gôngi? + Mô tả dòng vận chuyển của prôtêin trong tế bào?Những bộ phận nào tham gia vận chuyển prôtêin ra khỏi tế bào? - GV yêu cầu 1 nhóm trình bày câu trả lời của nhóm mình, nhóm khác theo dõi để bố sung. - GV nhận xét, bổ sung và kết luận. - GV chuyển ý: - GV yêu cầu HS quan sát hình 9.1 Sgk/40 kết hợp với nội dung thông tin Sgk trả lời câu hỏi: + Mô tả cấu trúc của ti thể? + Diện tích bề mặt của hai lớp màng ti thể có đặc điểm gì khác nhau? - GV: tế bào gan ở người có khoảng 2500ti thể, tế bào cơ ngực của các loài chim bay cao bay xa có khoảng 2800 ti thể: ? tại sao các cơ quan này lại có số lượng ti thể nhiều như vậy? Ti thể có chức năng gì? - GV: chốt kiến thức - Nhớ lại kiến thức bài 8 để trả lời: - 1 HS trả lời, Hs khác bổ sung (nếu cần) - Lắng nghe và ghi nhớ. - Lắng nghe - Lắng nghe để nhớ nhiệm vụ. - Nhận PHT. - Quan sát tranh, đọc SGK, suy ngĩ thảo luận nhóm để hoàn thành PHT - 1 nhóm cử đại diện trả lời, nhóm khác bổ sung (nếu cần) - Lắng nghe, theo dõi để chỉnh sửa PHT - Lắng nghe - Quan sát tranh, suy nghĩ → thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi + Dựa vào SGK và tranh để trả lời + Prôtêin từ ribôxôm trên lưới nội chất → các túi tiết → bộ máy Gôngi → túi tiết → màng sinh chất → ra ngoài - 1 nhóm cử đại diện trả lời, nhóm khác bổ sung - Lắng nghe và ghi nhớ HS đọc thông tin hoàn thành phiếu học tập. - 1 nhóm cử đại diện trả lời, nhóm khác bổ sung - Lắng nghe và ghi nhớ - HS trả lời - HS tự rút ra kết luận II. Các bào quan 1. Ribôxôm - Cấu tạo: + Không có màng bao bọc + Thành phần: rARN + prôtêin - Chức năng: là nơi tổng hợp prôtêin của tế bào 2. Lưới nội chất. Nội dung đáp án của PHT số 1. 3. Bộ máy Gôngi - Cấu tạo: là một chồng túi màng dẹp - Chức năng: lắp ráp → đóng gói → phân phối các sản phẩm của tế bào. 4. Ti thể - Cấu tạo: + Có 2 lớp màng bao bọc. Màng trong gấp khúc thành các mào, trên đó chứa nhiều enzim hô hấp. + Chứa ADN và ribôxôm. - Chức năng: + Tổng hợp ATP, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào. Củng cố, hoàn thiện kiến thức.(3p) - GV cho HS làm bài tập 4 SGk tr.39 Đáp án: b - GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức về mạng lưới nội chất để trả lời câu hỏi: Loại tế bào nào trong có thể có mạng lưới nội chất trơn phát triển? Vì sao uống nhiều rượu thường hay bị bệnh gan? Đáp án: Các tế bào có chức năng khử độc (tế bào gan), tế bào chuyên sản xuất lipit, saccarit. Uống nhiều rượu thường hay bị bệnh gan vì gan có vai trò khử độc trong rượu, do đó nếu uống nhiều rượu thì gan phải làm việc nhiều → tế bào gan yếu → gan dễ bị mắc bệnh. 5. Dặn dò (1p) 1. Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài. 2. Đọc mục “Em có biết”. 3. Đọc trước bài 9,10 PHIẾU HỌC TẤP SỐ 1 Quan sát tranh cấu tạo tế bào động vật, nghiên cứu nội dung mục II SGK tr.37, thảo luận nhóm theo bàn để: + Mô tả cấu tạo lưới nội chất? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. + Phân loại lưới nội chất bằng cách hoàn thành bảng sau: Đặc điểm Lưới nội chất hạt Lưới nội chất trơn Cấu tạo Chức năng PHIẾU HỌC TẤP SỐ 1 - Cấu tạo: Là một hệ thống màng bên trong tế bào tạo nên hệ thống các ống và xoang dẹp thông với nhau. - Phân loại: Đặc điểm Lưới nội chất hạt Lưới nội chất trơn Cấu tạo Có đính các hạt ribôxôm Không đính các hạt ribôxôm, có đính nhiều loại enzim. Chức năng Tham gia tổng hợp prôtêin Tham gia vào quá trình tổng hợp lipit, chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với cơ thể Thông tin sưu tầm 1-Lưới nội chất hạt phát triển nhiều nhất ở tế bào bạch cầu,vì bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng các kháng thể và prôtêin đặc hiệu,mà prôtêin chỉ tổng hợp được ở lưới nội chất hạt là nơi có các riboxom tổng hợp prôtêin.Ngoài ra còn có các tuyến nội tiết và ngoại tiết cũng là nơi chứa nhiều lưới nội chất hạt vì chúng tiết ra hoocmôn và enzim cũng có thành phần chính là prôtêin. 2-Lưới nội chất trơn phát triển nhiều ở tế bào gan vì gan đảm nhiệm chức năng chuyển hóa đường trong máu thành glicôgen và khử độc cho cơ thể,hai chức năng này do lưới nội chất trơn đảm nhiệm vì chức năng của lưới nội chất trơn là thực hiện chức năng tổng hợp lipit,chuyển hoá đường và phân huỷ chất độc hại đối với tế bào. 3- Ti thể có chức năng quan trọng là cung cấp năng lượng cho tế bào. Do đó tế bào nào có nhu cầu sử dụng năng lượng lớn thì có nhiều ti thể. Thường là tế bào cơ, trong đó nhiều nhất là tế bào cơ tim. 4- Lizoxom có chức năng chủ yếu trong tiêu hóa ngoại bào và nội bào. Tế bào có nhiều lizoxom nhất là tế bào bạch cầu (đặc biệt là đại thực bào) vì tế bào này bắt lấy các tác nhân gây bệnh, tiêu hóa bằng lizoxom.
File đính kèm:
- Bai 89 Te bao nhan thuc.doc