Giáo án Sinh học 10 - Tiết 7 - Bài 7: Tế bào nhân sơ

Thành tế bào

- Thành phần hóa học cấu tạo nên thành tế bào là peptiđoglican.

- Vai trò: Quy định hình dạng của tế bào.

- Vi khuẩn được chia thành 2 loại:

+ Vi khuẩn Gram dương:

+ Vi khuẩn Gram âm:

Lưu ý: Một số tế bào nhân sơ ngoài thành tế bào còn có 1 lớp vỏ nhày, hạn chế được khả năng thực bào của bạch cầu.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 6295 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Tiết 7 - Bài 7: Tế bào nhân sơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/09/2013.
Ngày giảng:.................10A1..................10A2.....................10A3
Tiết 7:
Bài 7
TẾ BÀO NHÂN SƠ
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 	1. Kiến thức
 	 - HS phải nêu được các đặc điểm của tế bào nhân sơ.
 	 - Giải thích được tế bào nhân sơ với kích thước nhỏ sẽ có được lợi thế gì?
 	 - Trình bầy được cấu trúc và chức năng của các bộ phận cấu tạo nên tế bào nhân sơ.
	 2. Kĩ năng
 	- Quan sát tranh hình nhận biết kiến thức.
 	- Phân tích so sánh, khát quát hóa kiến thức
B. PHƯƠNG PHÁP
 	- Vấn đáp – thuyết trình
C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 	1. Giáo viên
 	- Tranh hình SGK phóng to, tranh cấu trúc tế bào vi khuẩn, thực vật, động vật.
 	2. Học sinh
 	- Học bài cũ + Đọc trước bài mới.
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
 	1. Ổn định tổ chức lớp
	- Kiểm tra sỹ số
 	2. Kiểm tra bài cũ
 	- Tìm đặc điểm khác nhau về cấu tạo và chức năng của ADN, ARN.
 3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV cho HS quan sát tranh tế bào nhân sơ và nhân thực và giảng giải: Thế giới sống được cấu tạo 2 loại tế bào là tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.Tế bào gồm 3 thành phần: Màng sinh chất, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân.
- GV yêu cầu: Tế bào nhân sơ có đặc điểm gì về cấu tạo? 
+ Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho các tế bào nhân sơ?
- GV thông báo:
+ Vi khuẩn 30 phút phân chia 1 lần.
+ Tế bào người nuôi cấy ngoài môi trường: 24 giờ phân chia.
* Lưu ý: Khả năng phân chia nhanh của tế bào nhân sơ được con người sử dụng như thế nào?
(+ Sự phân chia nhanh khi bị nhiễm loại vi khuẩn độc thì nguy hiểm cho sinh vật.
+ Con người lợi dụng để cấy gen, phục vụ sản xuất ra chất cần thiết như vacxin, kháng sinh.)
I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
* Kết luận 1:
- Chưa có nhân hoàn chỉnh.
- Tế bào chất không có hệ thống nội màng, không có các bào quan có màng bao bọc.
- Kích thước nhỏ (1/10 kích thước tế bào nhân thực).
* Kết luận 2:
Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ có lợi:
- Tỉ lệ S/V lớn thì tốc độ trao đổi chất với môi trường diễn ra nhanh.
- Tế bào sinh trưởng nhanh.
- Khả năng phân chia nhanh, số lượng tế bào tăng nhanh.
GV cho HS quan sát lại tranh tế bào nhân sơ và nhân thực rồi giới hạn thành phần cấu tạo tế bào nhân sơ.
- Thành tế bào có cấu tạo như thế nào?
- Tại sao cùng là vi khuẩn nhưng phải sử dụng những loại thuốc kháng sinh khác nhau?
- GV thông báo:
+ Màng sinh chất ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là khác nhau và khác nhau giữa các loài.
+ 1 số vi khuẩn không có thành tế bào, màng sinh chất có thêm phân tử Sterol làm cho màng dày bền chắc để bảo vệ.
- Lông và roi có chức năng gì?
- Tế bào chất của tế bào nhân sơ có đặc điểm gì?
- Tại sao gọi là vùng nhân ở tế bào nhân sơ?
- Vùng nhân có đặc điểm gì?
- Tại sao gọi là tế bào nhân sơ?
- Vai trò của vùng nhân đối với tế bào vi khuẩn?
II. Cấu tạo tế bào nhân sơ
- Tế bào nhân sơ gồm: Màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân, ngoài ra còn có thành tế bào, vỏ nhày, lông và roi.
1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi.
a. Thành tế bào 
- Thành phần hóa học cấu tạo nên thành tế bào là peptiđoglican.
- Vai trò: Quy định hình dạng của tế bào.
- Vi khuẩn được chia thành 2 loại:
+ Vi khuẩn Gram dương:
+ Vi khuẩn Gram âm: 
Lưu ý: Một số tế bào nhân sơ ngoài thành tế bào còn có 1 lớp vỏ nhày, hạn chế được khả năng thực bào của bạch cầu.
b. Màng sinh chất
- Cấu tạo từ phôtpholipit 2 lớp và protein.
- Chức năng là trao đổi chất và bảo vệ tế bào.
c. Lông và roi
- Roi: Cấu tạo là protein có tính kháng nguyên, giúp vi khuẩn di chuyển.
- Lông: Giúp vi khuẩn bám chặt trên mặt tế bào người.
2. Tế bào chất
- Nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân.
- Gồm 2 thành phần:
* Bào tương (Dạng keo bán lỏng)
- Không có hệ thống nội màng.
- Các bào quan không có màng bao bọc.
- 1 số vi khuẩn có hạt dự trữ.
* Ribôxom (Cấu tạo từ protein và rARN)
- Không có màng
- Kích thước nhỏ
- Tổng hợp protein
3. Vùng nhân
- Không có màng bao bọc.
- Chỉ chứa 1 phân tử ADN dạng vòng.
- 1 số vi khuẩn có thêm ADN dạng vòng nhỏ khác là Plasmit và không quan trọng.
	4. Củng cố
 	- HS đọc kết luận SGK trang 34.
 	 - Tế bào nhân sơ có đặc điểm cấu tạo như thế nào?
	5. Dặn dò
 	- Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK.
 	- Đọc mục: “ Em có biết?”.
	6. Rút kinh nghiệm bài dạy.
	…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTiết 7.doc