Giáo án Sinh học 10 - Tiết 6 - Bài 6: Axit nucleic

- Có bao nhiêu loại ARN?

- Người ta phân loại ARN dựa vào tiêu chí nào? (Tiêu chí cơ bản: chức năng của ARN).

- ARN có cấu trúc như thế nào?

- ARN khác với ADN ở đặc điểm cấu tạo nào?

- Yêu cầu HS hoàn thành nội dung phiếu học tập

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 18574 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Tiết 6 - Bài 6: Axit nucleic, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/09/2013.
Ngày giảng:.................10A1..................10A2.....................10A3
Tiết 6:
Bài 6: AXIT NUCLEIC
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 	1. Kiến thức
 	 - HS nêu được thành phần hóa học của 1 nuclêôtit.
 	 - HS mô tả được cấu trúc của phân tử ADN và ARN.
 	 - Trình bầy chức năng của ADN và ARN.
 	 - Phân biệt ADN và ARN về cấu trúc và chức năng.
	 2. Kĩ năng
 	 - Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.
 	 - Phân tích so sánh tổng hợp.
 	 - Hoạt động nhóm.
B.PHƯƠNG PHÁP
 	 - Vấn đáp - tìm tòi.
C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 	1. Giáo viên
 	 - Mô hình cấu trúc phân tử ADN. 
 	 - Phiếu học tập
 	2. Học sinh
 	 - Học bài cũ + Đọc trước bài mới.
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
	 1. Ổn định tổ chức lớp
	 - Kiểm tra sỹ số
	 2. Kiểm tra bài cũ
 	 - Trình bầy các bậc cấu trúc của protein?
 	 - Protein có chức năng gì? Cho ví dụ?
	 3. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu về axit đêôxiribônuclêic (ADN)
0HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV cho HS quan sát tranh vẽ sơ đồ 1 nuclêôtit và hình 6.1.
- GV yêu cầu: 
+ Trình bầy cấu trúc hóa học của phân tử ADN?
- GV hỏi thêm:
+ Tại sao chỉ có 4 loại nu nhưng các sinh vật khác nhau lại có những đặc điểm và kích thước khác nhau?
→ GV nhấn mạnh điều này tạo nên tính đa dạng và đặc thù của ADN.
* GV lưu ý:
- Khái niệm gen:
- Tế bào nhân sơ phân tử ADN có cấu trúc mạch vòng.
- Tế bào nhân thực có cấu trúc mạch thẳng.
- GV yêu cầu HS quan sát kỹ mô hình ADN và trình bầy cấu trúc không gian của ADN.
- ADN có chức năng gì?
- Đặc điểm cấu trúc nào của ADN giúp chúng thực hiện được chức năng đó?
* Liên hệ: Ngày nay khoa học phát triển đặc biệt là di truyền học người ta đã dựa trên chức năng lưu giữ truyền đạt thông của ADN để xác định cha con, mẹ con hay truy tìm thủ phạm trong các vụ án.
* Tích hợp MT:
- Con người làm giảm đa dạng sinh học: Săn bắt quá mức các loài động vật quý hiếm
- Bảo vệ động vật có nguy cơ tuyệt chủng là bảo vệ vốn gen.
I. Axit đêôxiribônuclêic 
1. Cấu trúc của ADN
* Cấu trúc hóa học của ADN
- ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân .
- Cấu tạo của 1 đơn phân (nuclêôtit) gồm 3 thành phần:
+ Đường pentôzơ (5C): C5H10O4
+ Nhóm phôtphat
+ Bazơ nitơ (có 4 loại: A, T, G, X).
Tên của nu được gọi theo tên của bazơ nitơ.
- Các nu liên kết với nhau theo 1 chiều xác định 3’- 5’ tạo nên chuỗi pôlinuclêôtit.
- Phân tử ADN gồm 2 chuỗi pôlinuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô giữa các bazơ của các nu.
- Nguyên tắc bổ sung: (A = T, G ≡ X) Bazơ có kích thước lớn (A, G) liên kết với bazơ có kích thước bé (T, X) cùng hóa trị → làm cho phân tử ADN khá bền vững và linh hoạt.
b. Cấu trúc không gian
- 2 chuỗi polinu của ADN xoắn lại quanh trục, tạo nên xoắn kép đều và giống 1 cầu thang xoắn.
- Mỗi bậc thang là 1 cặp bazơ nitơ, tay thang là đường và axit photphoric.
- Khoảng cách 2 cặp bazơ là 3,4 A0.
2. Chức năng của ADN
- Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền
Hoạt động 2: Tìm hiểu axit ribônuclêic (ARN)
- Có bao nhiêu loại ARN?
- Người ta phân loại ARN dựa vào tiêu chí nào? (Tiêu chí cơ bản: chức năng của ARN).
- ARN có cấu trúc như thế nào?
- ARN khác với ADN ở đặc điểm cấu tạo nào?
- Yêu cầu HS hoàn thành nội dung phiếu học tập
II. Axit ribônuclêic (ARN)
1. Cấu trúc của ARN
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
- Đơn phân là 1 nu, có 4 loại nu: A, T, G, X.
- Phân tử ARN có 1 mạch pôlinu.
2. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN
(Nội dung phiếu học tập)
Đáp án nội dung phiếu học tập.
mARN
tARN
rARN
Cấu trúc
- Có 1 chuỗi pôlinu, dạng mạch thẳng.
- Trình tự nu đặc biệt để Rbx nhận biết ra chiều của thông tin di truyền trên ARN để tiến hành dịch mã.
- Có cấu trúc với 3 thùy, 1 thùy mang bộ 3 đối mã.
- 1 đầu đối diện là vị trí gắn kết aa.
→ Giúp liên kết với mARN và Rbx.
- Chỉ có 1 mạch, nhiều vùng các nu liên kết bổ sung với nhau tạo nên các vùng xoắn kép cục bộ.
Chức năng
- Truyền thông tin di truyền từ ARN tới Rbx và được dung như 1 khuôn để tổng hợp prôtein
- Vận chuyển các aa tới Rbx và làm nhiệm vụ dịch thông tin dưới dạng trình tự các nu trên phân tử ADN thành trình tự các aa trong phân tử protein
- Cùng protein tạo nên Rbx, nơi tổng hợp nên protein.
	4. Củng cố
 	 - HS đọc kết luận SGK trang 29.
 	 - Lập bảng so sánh ADN và ARN.
	5. Dặn dò
 	 - Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK.
 	 - Đọc mục: Em có biết?
 	 - Ôn tập kiến thức về virut.
	6. Rút kinh nghiệm bài dạy.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTiết 6.doc