Giáo án Sinh học 10 - Tiết 32 - Bài 31, 32: Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn, bệnh truyền nhiễm và miễn dịch

Trong nông nghiệp: thuốc trừ sâu từ virut

Tính ưu việt của thuốc trừ sâu từ virut:

- Virut có tính đặc hiệu cao, không gây độc cho người, động vật và côn trùng có ích.

- Dễ sản xuất, hiệu quả diệt sâu cao, giá thành hạ

→ Đấu tranh sinh học: Sử dụng sinh vật có ích tiêu diệt ngăn chặn sự phát triển của sinh vật gây hại.

+ Không gây ONMT

+ Bảo vệ môi trường cho sinh vật phát triển.

 

doc5 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 10580 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Tiết 32 - Bài 31, 32: Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn, bệnh truyền nhiễm và miễn dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/03/2013
Ngày giảng:.................10A1..................10A2.....................10A3
 Tiết 32:
Bài 31,32:
VIRUT GÂY BỆNH, ỨNG DỤNG CỦA VIRUT TRONG THỰC TIỄN, BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
	1. Kiến thức: 
	 - HS hiểu thế nào là virut gây bệnh cho vi sinh vật, thực vật và côn trùng để qua đó thấy được mối nguy hiểm của chúng, không những đối với sức khoẻ con người mà còn gây hại cho nền kinh tế quốc dân.
 	- Nắm được nguyên lí của kĩ thuật di truyền có sử dụng phagơ, từ đó hiểu được nguyên tắc sản xuất 1 số sản phẩm thế hệ nới dùng trong y học và nông nghiệp.
 	- HS nắm được các khái niệm cơ bản về bệnh truyền nhiễm, cách lan truyền của tác nhân gây bệnh.
 	- HS nắm được khái niệm cơ bản về miễn dịch. Phân biệt được miễn dịch đặc hiệu, miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể.
 	2. Kỹ năng: 
	 - Quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ hình vẽ
 	 - Khát quát hóa kiến thức
 	 - Vận dụng kiến thức giải thích 1 số hiện tượng thực tế.
B. PHƯƠNG PHÁP.
	 - Vấn đáp, thuyết trình
C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Tranh phóng to hình SGK.
 	- Tờ rơi tuyên truyền về đại dịch AIDS.
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
	1.Ổn định tổ chức
	- Kiểm tra sỹ số
	2. Kiểm tra bài cũ: 
- Trình bầy 5 giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào
 	- HIV/AIDS nguy hiểm như thế nào đối với con người? Có biện pháp nào ngăn chặn sự lây nhiễm HIV?
3. Bài mới:
Hoạt động thầy trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu virut gây bệnh 
- GV hỏi:
+ Con người lợi dụng vi sinh vật để sản xuất những sản phẩm nào phục vụ đời sống? (con người sản xuất mì chính, thuốc kháng sinh)
+ Điều gì xảy ra nếu vi sinh vật bị virut tấn công? (làm cho các quá trình sản xuất bị ngừng, ảnh hưởng tới đời sống).
- Nguyên nhân gì khiến cho bình nuôi cấy vi khuẩn đang đục bỗng nhiên trở nên trong?
- Để tránh nhiễm Phagơ trong công nghiệp vi sinh cần phải làm gì? 
- GV nêu vấn đề:
+ Tại sao virut gây bệnh cho thực vật không tự xâm nhập được vào trong tế bào? (Thành tế bào thực vật dày và không có thụ thể đặc hiệu để virut bám).
+ Virut xâm nhập vào tế bào như thế nào?
- GV hỏi:
+ Cây bị nhiễm virut có biểu hiện như thế nào?
* Liên hệ biện pháp kĩ thuật
+ Virut lan xa bằng cách nào?
+ Để phòng bệnh cần có biện pháp gì?
- GV mở rộng: Ngày nay chúng ta đã sản xuất được giống cây sạch bệnh nhờ phương pháp nuôi cấy mô tế bào, tuy nhiên phải kết hợp với vấn đề vệ sinh đồng ruộng thường xuyên.
- GV nêu vấn đề:
+ Virut gây bệnh cho côn trùng có những dạng nào? Cách gây bệnh như thế nào?
- GV nêu câu hỏi liên hệ:
+ Có 1 thời gian ở vùng trồng vải thiều, trẻ em hay bị viêm não và người ta đổ cho vải nhiều. Em có ý kiến gì về điều này?
(+ Vải thiều không phải là ổ chứa virut gây bệnh.
 + Vải thiều chín có 1 số loài chim và côn trùng ăn, những loài này mang virut.
 + Phải do muỗi hút máu của những loài này rồi đốt vào người mới gây bệnh.)
- GV hỏi:
+ 3 bệnh sốt do vật trung gian truyền bệnh là muỗi truyền rất phổ biến ở Việt Nam gồm: sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản. Theo em bệnh nào là bệnh virut? 
+ Chúng ta cần có biện pháp gì để phòng chống bệnh này?
Hoạt động 2: Úng dụng của virut trong thực tiễn
- GV hỏi: Em hãy cho biết ứng dụng của virut trong thực tế?
+ Sản xuất chế phẩm sinh học dựa trên cơ sở nào?
+ Quy trình sản xuất và vai trò của chế phẩm sinh học là gì?
- Vì sao trong sản xuất nông nghiệp cần sử dụng thuốc trừ sâu từ virut?
- Thuốc trừ sâu từ virut có ưu điểm như thế nào?
- Hãy nêu tầm quan trọng của đấu tranh sinh học trong việc xây dựng 1 nền nông nghiệp an toàn và bền vững
- GV gợi ý: Khái niệm bền vững là thỏa mãn nhu cầu hiện tại và đáp ứng nhu cầu tương lai.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bệnh truyền nhiễm
- GV đưa 1 số vấn đề để HS thảo luận:
+ Bệnh truyền nhiễm là gì?
+ Muốn gây bệnh truyền nhiễm phải có điều kiện gì?
+ Ở Việt Nam vào mùa mưa và mùa khô thường xuyên xuất hiện bệnh truyền nhiễm nào? Tác hại của những bệnh này?
- GV hỏi: Bệnh truyền nhiễm lây truyền như thế nào? Cho ví dụ cụ thể? 
- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập: các bệnh truyền nhiễm thường gặp 
Hoạt động 4: Tìm hiểu về miễn dịch
- GV đặt vấn đề: Xung quanh chúng ta có rất nhiều vi sinh vật gây bệnh nhưng vì sao đa số chúng ta vẫn sống khoẻ mạnh?
- GV thông báo có 2 loại miễn dịch
- GV hỏi:
+ Thế nào là miễn dịch không đặc hiệu? cho ví dụ?
+ Miễn dịch không đặc hiệu có vai trò gì?
+ Thế nào là miễn dịch đặc hiệu?
+ Miễn dịch thể dịch là gì? Vai trò của miễn dịch thể dịch? Cho ví dụ?
- Thế nào là miễn dịch tế bào? Miễn dịch tế bào có vai trò như thế nào? 
I. Các virut kí sinh ở vi sinh vật, thực vật và côn trùng
1. Vurut kí sinh ở vi sinh vật (phagơ): (khoảng 3000 loài)
- Virut kí sinh ở hầu hết vi sinh vật nhân sơ (xạ khuẩn, vi khuẩn,…) hoặc vi sinh vật nhân chuẩn (nấm men, nấm sợi).
- Virut gây thiệt hại cho ngành công nghiệp vi sinh như sản xuất kháng sinh, sinh khối thuốc trừ sâu sinh học, mì chính…
→ Bình nuôi vi khuẩn bị nhiễm virut và virut nhân lên làm chết hàng loạt vi khuẩn.
→ Tránh nhiễm Phagơ phải tuân theo quy trình vô trùng nghiêm ngặt trong sản xuất và kiểm tra vi khuẩn trước khi đưa vào sản xuất.
2. Virut kí sinh thực vật : (khoảng 1000 loài)
* Quá trình xâm nhập của virut vào thực vật
- Virut không tự xâm nhập được vào thực vật
- Đa số virut xâm nhập vào tế bào thực vật nhờ côn trùng: hút nhựa cây bị bệnh rồi truyền sang cây lành.
- 1 số virut xâm nhập qua vết xây sát, qua hạt phấn hoặc phấn hoa, giun ăn rễ hoặc nấm kí sinh.
* Đặc điểm của cây bị nhiễm virut
- Sau khi nhân lên trong tế bào, virut lan sang các tế bào khác qua cầu sinh chất
- Lá cây bị đốm vàng, đốm nâu, sọc hay vằn, lá xoăn, héo, vàng và rụng.
- Thân bị lùn hoặc còi cọc.
* Cách phòng bệnh do virut
- Chọn giống cây sạch bệnh.
- Vệ sinh đồng ruộng.
- Tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh (các loại bọ trĩ, bọ rầy).
3. Virut kí sinh ở côn trùng
* Nhóm virut chỉ kí sinh ở côn trùng (côn trùng là vật chủ)
Ví dụ: Virut Baculo sống kí sinh ở sâu bọ ăn lá cây
* Nhóm virut kí sinh ở côn trùng sau đó mới nhiễm vào người và động vật (côn trùng là ổ chứa hay vật trung gian truyền bệnh)
- 150 loại virut kí sinh trên côn trùng gây bệnh cho người, động vật (muỗi, bọ chét…)
- Virut thường sinh ra độc tố, khi muỗi đốt người và động vật thì virut xâm nhiễm và gây bệnh.
Ví dụ: Virut HBV gây viêm gan B
Lưu ý: Tuỳ loại virut mà virion có thể dạng trần hay nằm trong bọc protein đặc biệt dạng tinh thể gọi là thể
→ Sốt rét do trùng sốt rét
+ Sốt xuất huyết và viêm não Nhật Bản do virut bọc.
→ chủ yếu tiêu diệt muỗi, vệ sinh môi trường
II. Ứng dụng của virut trong thực tiễn
1. Trong sản xuất các chế phẩm sinh học (Interferon – IFN)
* Cơ sở khoa học
- Phagơ có chứa đoạn gen không quan trọng có thể cắt bỏ không ảnh hưởng đến quá trình nhân lên
- Cắt bỏ gen của Phagơ thay bằng gen mong muốn
- Dùng Phagơ làm vật chuyển gen
* Quy trình
- Tách gen IFN ở người nhờ enzim
- Gắn gen IFN vào ADN Phagơ, tạo Phagơ tái tổ hợp
- Nhiễm Phagơ tái tổ hợp vào E.Coli
- Nuôi E.Coli nhiễm Phagơ tái tổ hợp trong nồi lên men để tổng hợp IFN
* Vai trò
IFN có khả năng chống virut, tế bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch.
2. Trong nông nghiệp: thuốc trừ sâu từ virut
Tính ưu việt của thuốc trừ sâu từ virut:
- Virut có tính đặc hiệu cao, không gây độc cho người, động vật và côn trùng có ích.
- Dễ sản xuất, hiệu quả diệt sâu cao, giá thành hạ.
→ Đấu tranh sinh học: Sử dụng sinh vật có ích tiêu diệt ngăn chặn sự phát triển của sinh vật gây hại.
+ Không gây ONMT
+ Bảo vệ môi trường cho sinh vật phát triển.
III. Bệnh truyền nhiễm
1. Bệnh truyền nhiễm
* Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây lan từ người này sang người khác.
* Tác nhân gây bệnh: vi khuẩn, nấm, virut…
* Điều kiện gây bệnh:
 - Độc lực
 - Số lượng đủ lớn trong cơ thể chủ
 - Con đường xâm nhập thích hợp
2. Phương thức lây truyền
a. Truyền ngang
 - Qua Sol khí
 - Qua đường tiêu hóa
 - Qua tiếp xúc trực tiếp
 - Qua động vật cắn hay côn trùng đốt
b. Truyền dọc
 - Truyền từ mẹ sang thai qua nhau thai
 - Nhiễm qua sữa mẹ hay khi sinh nở
IV. Miễn dịch
1. Khái niệm
Miễn dịch là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
2. Các loại miễn dịch
a. Miễn dịch không đặc hiệu
* Định nghĩa
Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh, không phân biệt đối với từng loại kháng nguyên.
* Vai trò
- Không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc với kháng nguyên
- Có tác dụng trước khi cơ chế miễn dịch đặc hiệu chưa kịp phát huy tác dụng.
b. Miễn dịch đặc hiệu
* Khái niệm
Là miễn dịch được hình thành để đáp lại 1 cách đặc hiệu sự xâm nhập của kháng nguyên lạ.
* Miễn dịch thể dịch: Là miễn dịch sản xuất ra kháng thể (có trong máu và bạch huyết)
- Kháng nguyên:
- Kháng thể:
- Cách phản ứng:
* Miễn dịch tế bào: Là miễn dịch có sự tham gia của các tế bào T độc.
- Vai trò:
4. Củng cố
 	 	 - HS đọc kết luận SGK trang 124, 127.
 	- GV dùng câu hỏi cuối bài để củng cố.
5. Dặn dò: 
 	- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
 	- Đọc mục: “Em có biết?”.
 	6. Rút kinh nghiệm giờ dạy.
	........................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 32.doc