Giáo án Sinh học 10 - Tiết 3, Bài 3: Bài tập cơ chế nhân đôi ADN - Năm học 2011-2012

Nguyên tắc bổ sung:

A chỉ liên kết với T bằng 2 liên kết hidro; G chỉ liên kết với X bằng 3 liên kết hidro

 A=T và G= X

Nguyên tắc bán bảo tồn:

Một mạch của ADN làm khuôn mẫu để tổng hợp nên mạch bổ sung với nó.

Một số công thức tính toán:

-Số phân tử ADN tạo ra sau k lần nhân đôi bằng 2k.

-Lượng nucleotit mà môi trường cần cung cấp cho k lần nhân đôi của ADN bằng: (2k – 1)*N

-Số liên kết hidro bị phá vỡ sau k lần nhân đôi của ADN bằng: (2k – 1)*(2A + 3G)

 

doc4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 923 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Tiết 3, Bài 3: Bài tập cơ chế nhân đôi ADN - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 	3	Ngày soạn: 13/ 09/ 2011
§3. Bài tập cơ chế nhân đôi ADN
I, Mục tiêu:
1, Kiến thức:
Củng cố và khắc sâu những kiến thức đã học trong chương trình học chính khóa.
Mở rộng thêm kiến thức chưa được chuyển tải ở những tiết học chính khóa.
Giúp Hs có phương pháp tự học để ôn thi tốt nghiệp, cao đẳng và đại học.
2, Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng phân tích so sánh sơ đồ hóa các kiến thức đã học.
Rèn luyện kỹ năng giải các bài tập cơ bản của phần di truyền học.
3, Thái độ;
Giúp Hs có niềm đam mê môn học để tiến hành ôn thi và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn đời sống.
II, Chuẩn bị:
Gv chuẩn bị một số công thức cơ bản để giúp Hs giải các bài toán về cấu trúc ADN.
III, Tiến trình tổ chức tiết học:
1, Ổn định lớp, kiểm tra sỹ số lớp học
2, Dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Gv yêu cầu Hs nhắc lại nguyên tắc của quá trình nhân đôi ADN đã được học trong chương trình chính khóa.
Hs nhớ lại và trình bày hai nguyên tắc chính của quá trình nhân đôi ADN.
Gv cung cấp cho Hs một số công thức tính toán để làm bài tập liên quan.
Cho Hs làm một số bài tập vận dụng. (phụ lục)
Nguyên tắc bổ sung: 
A chỉ liên kết với T bằng 2 liên kết hidro; G chỉ liên kết với X bằng 3 liên kết hidro
A=T và G= X
Nguyên tắc bán bảo tồn:
Một mạch của ADN làm khuôn mẫu để tổng hợp nên mạch bổ sung với nó.
Một số công thức tính toán:
-Số phân tử ADN tạo ra sau k lần nhân đôi bằng 2k.
-Lượng nucleotit mà môi trường cần cung cấp cho k lần nhân đôi của ADN bằng: (2k – 1)*N
-Số liên kết hidro bị phá vỡ sau k lần nhân đôi của ADN bằng: (2k – 1)*(2A + 3G)
Phụ lục: Bài tập
Bài tập 1:
Cho một gen có 3000 nucleotit trong đó A/G = 1/2. Nhân đôi 3 lần liên tiếp, tính số phân tử ADN tạo ra.
Bài tập 2:
Cho một gen có 15000 nucleotit, trong đó A chiếm 25%. Gen nhân đôi liên tiếp 5 lần, tính số lượng từng loại nucleotit mà môi trường cần cung cấp.
Bài tập 3:
Cho một gen có chiều dài 510nm trong đó A chiếm 1/3 tổng số nucleotit của gen. Gen này nhân đôi liên tiếp 5 lần.
Tính số gen con tạo ra.
Tính số liên kết hidro bị phá vỡ trong quá trình nhân đôi đó.
Bài tập 4:
Cho một phân tử ADN có chiều dài 10200nm, trong đó A= G/3. Trải qua nhân đôi liên tiếp 3 lần.
Tính số lượng từng loại nucleotit mà môi trường cần cung cấp.
Số liên kết hidro bị phá vỡ trong quá trình nhân đôi nói trên bằng bao nhiêu?
Tiết: 	4	Ngày soạn: 20/ 09/ 2011
§4.Mối quan hệ giữa ADN, ARN và Protein
I, Mục tiêu:
1, Kiến thức:
Củng cố và khắc sâu những kiến thức đã học trong chương trình học chính khóa.
Mở rộng thêm kiến thức chưa được chuyển tải ở những tiết học chính khóa.
Giúp Hs có phương pháp tự học để ôn thi tốt nghiệp, cao đẳng và đại học.
2, Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng phân tích so sánh sơ đồ hóa các kiến thức đã học.
Rèn luyện kỹ năng giải các bài tập cơ bản của phần di truyền học.
3, Thái độ;
Giúp Hs có niềm đam mê môn học để tiến hành ôn thi và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn đời sống.
II, Chuẩn bị:
Gv chuẩn bị một số công thức cơ bản để giúp Hs giải các bài toán về cấu trúc ADN.
III, Tiến trình tổ chức tiết học:
1, Ổn định lớp, kiểm tra sỹ số lớp học
2, Dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Gv yêu cầu Hs nhắc lại mối quan hệ giữa ADN, ARN và Protein đã học trong chương trình chính khóa.
Hs nhớ lại và trình bày.
Gv có thể gợi ý cho Hs tự tìm hiểu cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử thông qua những cơ chế nào?
 Hs căn cứ vào sơ đồ mối quan hệ ADN, ARN và Protein để rút ra kết luận.
Gv yêu cầu Hs nhắc lại các bộ ba cần thiết: bộ ba mở đầu và các bô ba kết thúc.
Hs trả lời câu hỏi.
Cho Hs làm một số bài tập vận dụng. (phụ lục)
Cơ chế biểu hiện tính trạng trong đời sống cá thể:
ADN (gen) → ARN → Polipeptit → protein →tính trạng.
Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử:
-Từ ADN → ADN: cơ chế tự sao
-Từ ADN → ARN: cơ chế phiên mã
+Tuân theo nguyên tắc bổ sung:
A trên ADN liên kết với U trên ARN
T trên ADN liên kết với A trên ARN
G trên ADN liên kết với X trên ARN
X trên ADN liên kết với G trên ARN
-Từ ARN → protein: cơ chế dịch mã
+Tuân theo nguyên tắc bổ sung:
A – U; G – X.
Bộ ba mở đầu: AUG.
Các bộ ba kết thúc: UAA, UGA, UAG.
Phụ lục: Bài tập
Bài tập 1:
Cho một đoạn gen có trình tự như sau:
3’ – AXTGXTAGGAXTATXGATXGTATXAAGXTT – 5’ (mạch mã gốc)
5’ – TGAXGATXXTGATAGXTAGXATAGTTXGAA – 3’
-Xác định trình tự các nucleotit trên mARN do đoạn gen trên tổng hợp.
Bài tập 2:
Bài tập 4 (Trang 14- Sách giáo khoa Sinh học 12- chương trình chuẩn)
Các bài tập 1,2,3,4,5 ở trang 64, 65 SGK Sinh học 12.

File đính kèm:

  • doctu_chon_Sinh_hoc_10.doc