Giáo án Sinh học 10 - Tiết 22 - Bài 19: Giảm phân

- GV giới thiệu chung và nhấn mạnh có 2 lần phân bào (giảm phân I và giảm phân II)

- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập.

- Tại sao sau khi giảm phân số lượng NST ở tế bào con lại giảm đi 1 nửa?

- Nếu không có quá trình giảm phân thì điều gì sẽ xảy ra?

- Tại sao nói giảm phân là hình thức phân bào có ý nghĩa tiến hóa nhất? Trong sản xuất con người ứng dụng điều này như thế nào?

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 7743 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Tiết 22 - Bài 19: Giảm phân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/01/2013
Ngày giảng:.................10A1..................10A2.....................10A3
Tiết 22:
Bài 19: GIẢM PHÂN
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
	1. Kiến thức: 
	 - HS mô tả được các đặc điểm các kì trong quá trình giảm phân
 	 - Giải thích diễn biến chính trong kì đầu của giảm phân
 	 - Nêu được ý nghĩa của giảm phân
 	 - Chỉ ra được sự khác biệt giữa quá trình nguyên phân và giảm phân
 	 - Liên hệ thực tiễn về vai trò của giảm phân trong chọn giống và tiến hóa
	2. Kỹ năng: 
	 - Phân tích tranh hình phát hiện kiến thức
 	 - So sánh, khát quát
 	 - Liên hệ thực tế
 	 - Hoạt động nhóm
B. PHƯƠNG PHÁP.
	 - Vấn đáp, tìm tòi
C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	 - Tranh hình SGK phóng to
 	 - Mô hình nhiễm sắc thể
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
	1.Ổn định tổ chức
	- Kiểm tra sỹ số
	2. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là chu kì tế bào? Trình bầy các giai đoạn trong chu kì tế bào? 	3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
- GV giới thiệu chung và nhấn mạnh có 2 lần phân bào (giảm phân I và giảm phân II)
- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập.
- Tại sao sau khi giảm phân số lượng NST ở tế bào con lại giảm đi 1 nửa?
- Nếu không có quá trình giảm phân thì điều gì sẽ xảy ra?
- Tại sao nói giảm phân là hình thức phân bào có ý nghĩa tiến hóa nhất? Trong sản xuất con người ứng dụng điều này như thế nào?
I. GIẢM PHÂN
Giảm phân gồm:
- Giảm phân I, giảm phân II
- Nội dung (trong đáp án)
II. Ý NGHĨA CỦA GIẢM PHÂN
- Nhờ quá trình giảm phân giao tử được tạo thành mang bộ NST đơn bội, qua thụ tinh bộ NST lưỡng bội được phục hồi
- Sự phối kết hợp 3 quá trình: nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã đảm bảo duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể
- Sự trao đổi chéo và phân li độc lập của các cặp NST tương đồng trong giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc NST, cùng với sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử qua thụ tinh tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau. Đó là nguyên nhân tạo ra sự đa dạng về kiểu hình và kiểu gen, dẫn đến xuất hiện nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống
Đáp án phiếu học tập
Các kì
Những diến biến cơ bản của nhiễm săc thể
Giảm phân I (lần phân bào I)
Giảm phân II (lần phân bào II)
Kì đầu
- NST đã được nhân đôi tạo thành NST kép dính nhau ở tâm động
- Các NST tương đồng bắt đôi (tiếp hơp) với nhau từ đầu nọ đến đầu kia rồi co xoắn lại
- Thoi vô sắc được hình thành
- NST tương đồng trong mỗi cặp dần tách nhau ở tâm động
- Trong quá trình bắt đôi và tách nhau các NST tương đồng trao đổi các đoạn cho nhau, gọi là trao đổi chéo
- Màng nhân và nhân con biến mất
- Không có sự nhân đôi NST
- Các NST co xoắn lại
Kì giữa
- Các NST kép di chuyển về mặt phẳng xích đạo của tế bào thành 2 hàng
- Thoi vô sắc từ các cực tế bào chỉ đính vào 1 phía của mỗi NST kép
- Các NST kép tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của tế bào
Kì sau
- Mỗi NST kép trong cặp NST tương đồng đựơc thoi vô sắc kéo về 2 cực của tế bào
- Các nhiễm sắc tử tách nhau tiến về 2 cực của tế bào
Kì cuối
- Ở mỗi cực của tế bào NST dần dần dãn xoắn. Màng nhân và nhân con xuất hiện
- Thoi vô sắc tiêu biến, tế bào chất phân chia
- Tạo ra 2 tế bào có bộ NST đơn bội kép (n NST kép)
- Màng nhân, nhân con xuất hiện, tế bào chất phân chia
+ Ở động vật: 
Con đực: Tạo 4 tế bào con sẽ thành 4 tinh trùng
Con cái: Tạo 4 tế bào con (1 tb trứng và 3 thể cực)
+ Ở thực vật: các tế bào con nguyên phân 1 số lần để hình thành hạt phấn, túi noãn.
	4. Củng cố: 
	 - HS đọc kết luận cuối bài SGK trang 79
 - GV yêu cầu HS lập bảng so sánh quá trình nguyên phân với giảm phân. Gợi ý kẻ bảng như sau
Nội dung
Nguyên phân
Giảm phân
Nơi xảy ra
Diễn biến
Kết quả
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài và trả lơì câu hỏi SGK
 	- Đọc mục: “Em có biết?” SGK trang 80
 	- Chuẩn bị cho bài thực hành
 6. Rút kinh nghiệm giờ dạy.
	........................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 22.doc
Giáo án liên quan