Giáo án Sinh học 10 - Tiết 11 - Bài 9, 10: Tế bào nhân thực (tiếp theo)
Hoạt động cá nhân:
GV yêu cầu HS quan sát hình 10.2 SGK trả lời câu hỏi:
- Màng sinh chất được cấu tạo từ những thành phần nào?
GV giải thích cấu trúc mô hình khảm động
- Hãy cho biết màng TB có chức năng gì?
GV hỏi: Vì sao khi ghép các mô và cơ quan từ người này sang người khác thì cơ thể người nhận lại có thể nhận biết các cơ quan lạ đó?
HS: Do “dấu chuẩn” có thành phần là glico prôtêin đặc trưng và nhận biết.
GV lưu ý cho HS: Việc nhận biết các cơ quan lạ khi ghép mô, cơ quan là do “dấu chuẩn” nhưng không phải lúc nào cũng đào thải cơ quan ghép, mà điều này liên quan đến tính miễn dịch và khả năng sản xuất kháng thể của cơ thể nhận.
Ngày soạn: 20/10/2013. Ngày giảng:.................10A1..................10A2.....................10A3 Tiết 11: Bài 9,10: TẾ BÀO NHÂN THỰC.(tiếp theo) A. MỤC ĐÍCH YấU CẦU. 1. Kiến thức: - Trình bày được chức năng của ti thể, lạp thể, không bào và lizôxom - Nêu được cấu trúc và chức năng của khung xương tế bào và màng sinh chất. - Mô tả được cấu trúc và chức năng của màng sinh chất. - Trình bày được cấu trúc và chức năng của thành tế bào. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện được tư duy hệ thống, phân tích, so sánh. - Hình thành được kĩ năng tự học, làm việc theo nhóm và trình bày trước đám đông B. PHƯƠNG PHÁP. - Hỏi đỏp, Diễn giảng. C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Trong bài giáo viên sử dụng hình vẽ số 9.1, 9.2, 10.1, 10.2 SGK D. TIẾN TRèNH BÀI GIẢNG 1.Ổn định tổ chức - Kiểm tra sỹ số 2. Kiểm tra bài cũ: - So sánh điểm khác nhau tế bào nhân thực với tế bào nhân sơ? - Nêu cấu tạo và chức năng của lưới nội chất ? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC - Lục lạp có cấu trúc như thế nào? - Lục lạp có chức năng gì? * Liên hệ: Trong sản xuất làm thế nào để lá cây nhận được nhiều ánh sáng (Dựa vào loại cây ưa bóng và ưa sáng để trồng phù hợp) *Tớch hợp MT - Nờu vai trũ của thực vật trong hệ sinh thỏi - Vỡ sao cần trồng và bảo vệ cõy xanh? * Hoạt động cá nhân: GV nêu vấn đề dưới dạng câu hỏi: - Mô tả cấu trúc của không bào? - Không bào có chức năng gì? GV yêu cầu HS quan sát hình 8.1a và trình bày cấu trúc, chức năng của lizôxôm? * Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu: nghiên cứu hình 10.1 - Trình bày cấu trúc của khung xương TB? - Khung xương TB có chức năng gì? GV giải thích cấu tạo các sợi vi ống, vi sợi và sợi trung gian GV hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu TB không có khung xương? GV bổ sung kiến thức: Sự hình thành bộ khung xương tế bào là kết quả của quá trình chọn lọc đặc điểm thích nghi nhất * Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu HS quan sát hình 10.2 SGK trả lời câu hỏi: - Màng sinh chất được cấu tạo từ những thành phần nào? GV giải thích cấu trúc mô hình khảm động - Hãy cho biết màng TB có chức năng gì? GV hỏi: Vì sao khi ghép các mô và cơ quan từ người này sang người khác thì cơ thể người nhận lại có thể nhận biết các cơ quan lạ đó? HS: Do “dấu chuẩn” có thành phần là glico prôtêin đặc trưng và nhận biết. GV lưu ý cho HS: Việc nhận biết các cơ quan lạ khi ghép mô, cơ quan là do “dấu chuẩn” nhưng không phải lúc nào cũng đào thải cơ quan ghép, mà điều này liên quan đến tính miễn dịch và khả năng sản xuất kháng thể của cơ thể nhận. *Hoạt động nhóm: GV yêu cầu các nhóm nghiên cứu SGK trả lời các câu hỏi: - Thành tế bào của thực vật và nấm khác nhau ở điểm nào? - Thành tế bào có chức năng gì? - Chất nền ngoại bào nằm ở đâu? Chúng có cấu trúc và chức năng gì? HS: ......... GV bổ sung và chuẩn hóa kiến thức VI. Lục lạp. - Là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật. - Phía ngoài có 2 lớp màng bao bọc. - Bên trong là chất nền ( Strôma), cùng hệ thống các túi dẹt( Tilacôit) có chứa diệp lục và EnZim quang hợp xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc Grana. Ngoài ra trong chất nền có chứa cả AND và Ribôxôm. - Chức năng: Tham gia vào quá trình quang hợp. VII. Một số bào quan khác 1. Không bào - Là bào quan có một lớp màng bao bọc, trong là dịch bào chứa chất hữu cơ và ion khoáng tạo áp suất thẩm thấu. - Chức năng: Tùy loại tế bào mà có chức năng khác nhau. + Chứa các chất thải. + Chứa các chất có khả năng thẩm thấu cao tham gia vào quá trình hút nước của rễ cây. + Chứa các chất sắc tố cho cánh hoa. 2.Lizôxôm. - Là bào quan dạng túi nhỏ có một lớp màng bao bọc. - Chứa enzim thuỷ phân * Chức năng: Phân hủy tế bào già và các tế bào bị tổn thương. Góp phần tiêu hoá nội IX. Màng sinh chất ( màng tế bào) - Cấu trúc của màng sinh chất: + Gồm hai lớp phôtpholipit kép và các phân tử prôtêin. Ngoài ra các tế bào đồng vật và người còn có nhiều phân tử colestêron. + Màng sinh chất được cấu trúc theo mô hình khảm động. - Chức năng: + Trao đổi chất với môi trường có tính chọn lọc nên màng có tính bán thấm. Ví dụ: SGK + Thu nhận các thông tin lí hoá học từ bên ngoài (nhờ các thụ thể) và đưa ra đáp ứng kịp thời. Ví dụ: SGK + Bảo vệ, nhận biết các tế bào lạ và loại bỏ ra khỏi cơ thể. Ví dụ: SGK X. Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất 1. Thành tế bào - Thành TB quy định hình dạng TB và có chức năng bảo vệ TB + TB thực vật thành TB có cấu tạo bằng Xenlulôzơ + TB nấm là Kitin + TB vi khuẩn là peptiđôglican 2. Chất nền ngoại bào - Chất nền ngoại bào nằm ngoài màng sinh chất của TB người và động vật - Cấu tạo: Chủ yếu là các sợi Glicôprôtêin và các chất vô cơ, hữu cơ khác. - Chức năng: Ghép các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định và giúp TB thu nhận thông tin. 4. Củng cố: - Tại sao tế bào thực vật lại cứng còn tế bào động vật lại mềm 5. Hướng dẫn về nhà: - GV yêu cầu học sinh về nhà đọc phần ghi chú SGK, Hoàn thiện các bài tập cuối sách. - Chuẩn bị trước các câu hỏi cho bài số 11 theo mẫu phiếu thảo luận 6. Rỳt kinh nghiệm giờ dạy. ..................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- tiet 11 .doc