Giáo án Sinh học 10 - Tiết 1, 2

Sự sống tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin trên ADN từ thế hệ này sang thế hệ khác

- Các sinh vật trên trái đất có chung nguồn gốc

- Sinh vật có cơ chế phát sinh biến dị di tryền được chọn lọc tự nhiên chọn lọc nên thích nghi với môi trường và tạo nên 1 thế giới sống đa dạng, phong phú

- Sinh vật không ngừng tiến hóa

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 6053 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Tiết 1, 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/08/2013.
Ngày giảng:...................10A1..................10A2.....................10A3
Tiết 1+2
CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
A.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 1. Kiến thức
 - HS giải thích được tổ chức và nguyên tắc thứ bậc trong thế giới sống
 - Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản và đơn vị tổ chức thấp nhất trong thế giới sống
 - HS trình bầy các đặc điểm của các cấp tổ chức sống và có cái nhìn bao quát về thế giới sống
 2. Kĩ năng
 - Tư duy hệ thống, khát quát kiến thức
B.PHƯƠNG PHÁP
 - Vấn đáp, thuyết trình
C.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Tranh các cấp tổ chức của thế giới sống
 - Tài liệu tham khảo: Tư liệu Sinh học 10 - Nguyễn Như Hiền - NXB Giáo Dục.
D.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
 1. Ổn định tổ chức lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 3. Bài mới
Tiết 01
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Em hãy lấy ví dụ về sinh vật và vật vô sinh?
- Sinh vật khác với vật vô sinh ở những điểm nào?
- Học thuyết tế bào cho biết những điều gì?
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Hãy cho biết các cấp tổ chức của thế giới sống?
+ Hệ thống sống từ tế bào trở xuống (dưới tế bào) gồm những tổ chức nào? Các tổ chức này có đặc điểm của sinh vật không?
+ Hệ thống sống từ tế bào trở lên có những tổ chức nào? Mô, cơ quan, hệ cơ quan có tồn tại độc lập không?
+ Vậy các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống là gì? Tại sao nói tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật?
I. Các cấp tổ chức của thế giới sống
- HS nghiên cứu SGK trang 6. Yêu cầu nêu được:
+ Sinh vật có các biểu hiện sống: Sinh sản, TĐC, sinh trưởng - phát triển, cảm ứng
+ Sinh vật có nhiều mức độ tổ chức cơ thể
+ Sinh vật được cấu tạo từ tế bào
* Kết luận:
- Thế giới sinh vật được tổ chức theo thứ bậc chặt chẽ
- Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật
- Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm: Tế bào → cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái
Tiết 02
- GV hỏi:
+ Nguyên tắc thứ bậc là gì?
+ Thế nào là đặc tính nổi trội? Cho ví dụ?
+ Đặc điểm nổi trội do đâu mà có?
+ Đặc điểm nổi trội đặc trưng cho cơ thể sống là gì?
- Hệ thống mở là gì?
- GV nêu và phân tích ví dụ:
+ Động vật lấy thức ăn, nước uống từ môi trường và thải chất cạn bã vào môi trường
+ Môi trường biến đổi (thiếu nước,…) → Sinh vật bị giảm sức sống dẫn tới tử vong
+ Sinh vật phát triển làm số lượng tăng → môi trường bị phá hủy
→ Giữa sinh vật với môi trường có mối quan hệ như thế nào?
* Tích hợp môi trường: Làm thế nào để sinh vật có thể sinh trưởng, phát triển tốt nhất trong môi trường?
- GV nêu vấn đề: 
+ Tại sao ăn uống không hợp lí sẽ dẫn đến phát sinh các bệnh?
+ Cơ quan nào trong cơ thể người giữ vai trò chủ đạo trong điều hòa cân bằng nội môi?
- GV đặt vấn đề ngược lại:
+ Nếu trong các cấp tổ chức sống không tự điều chỉnh được cân bằng nội môi thì điều gì sẽ xảy ra? 
+ Làm thế nào để tránh được điều này?
- Vì sao sự sống tiếp diễn liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác?
- Tại sao tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào?
- Vì sao cây xương rồng khi sống trên sa mạc có nhiều gai dài và nhọn?
- Do đâu sinh vật thích nghi với môi trường sống?
II. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống
1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
- Nguyên tắc thứ bậc: Là tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên
- Đặc điểm nổi trội: Là đặc điểm của 1 cấp tổ chức nào đó được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu tạo nên chúng. Đặc điểm này không thể có được ở cấp tổ chức nhỏ hơn
- Đặc điểm nổi trội đặc trưng cho cơ thể sống là: TĐC và NL, sinh sản, sinh trưởng – phát triển, cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh cân bằng nội môi, tiến hóa thích nghi với môi trường sống.
2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh
* Hệ thống mở: Sinh vật ở mọi cấp tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường.
- Sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường
* Khả năng tự điều chỉnh của hệ thống sống nhằm đảm bảo duy trì và điều hòa cân bằng động trong hệ thống để tồn tại và phát triển
→ Cơ thể không tự điều chỉnh sẽ bị bệnh
→ Luôn chú ý tới chế độ dinh dưỡng hợp lí và các điều kiện sống phù hợp
3. Thế giới sống liên tục tiến hóa
- Sự sống tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin trên ADN từ thế hệ này sang thế hệ khác
- Các sinh vật trên trái đất có chung nguồn gốc
- Sinh vật có cơ chế phát sinh biến dị di tryền được chọn lọc tự nhiên chọn lọc nên thích nghi với môi trường và tạo nên 1 thế giới sống đa dạng, phong phú
- Sinh vật không ngừng tiến hóa 
 4. Củng cố
 - HS đọc kết luận SGK trang 9
 - Chứng minh sinh vật tự hoạt động và tự điều chỉnh, thế giới sống thống nhất là do được tiến hóa từ tổ tiên chung
 5. Dặn dò
 - Học bài trả lời câu hỏi SGK
 - Ôn tập kiến thức về các ngành động vật, thực vật đã học
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy.
..................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 1.doc
Giáo án liên quan