Giáo án Sinh học 10 - Bài 31: Virut gây bệnh - Ứng dụng của Virut trong thực tiễn - Năm học 2015-2016

Yêu cầu HS trả lời câu hỏi lệnh trong SGK/122: Trong 3 bệnh do muỗi là vật trung gian truyền bệnh gồm sốt rét, sốt xuất huyết và viêm não Nhật Bản, theo em bệnh nào là bệnh do VR?

- GV bổ sung:

+ Bệnh sốt xuất huyết ( Dengi ) là bệnh truyền nhiễm do VR Dengue gây nên, rất phổ biến ở Việt Nam. Sau khi đốt người bệnh, muỗi Aedes sẽ bị nhiễm virus, tiếp tục sang đốt rồi gây bệnh cho người lành.

+ Bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh lây nhiễm do VR polio gây nên. Chúng tấn công hệ thần kinh trung ương, gây tỉ lệ tử vong cao. Muỗi Culex hút máu lợn hoặc chim ( là ổ chứa virus) sau đó sang đốt người và gây bệnh cho người. Người không phải là ổ chứa nên nếu muỗi Culex có đốt người bị bệnh sau đó sang đốt người không bị bệnh thì cũng không có khả năng truyền bệnh.

+ Sốt rét không phải do VR mà do động vật nguyên sinh Plasmodium.

 

docx14 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 658 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Bài 31: Virut gây bệnh - Ứng dụng của Virut trong thực tiễn - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 31: VIRUT GÂY BỆNH - ỨNG DỤNG CỦA VIRUT TRONG THỰC TIỄN
Họ tên GV hướng dẫn :10a3 môn : Sinh
Ngày soạn giáo án : 23/3/2016 lớp: 10a3
Tiết dạy : k do
TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯƠNG
Họ tên	 Tổ	: Sinh- Thể
Môn dạy	 : Sinh học
Bài 31: VIRUT GÂY BỆNH - ỨNG DỤNG CỦA VIRUT TRONG THỰC TIỄN
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Trình bày được cách thức xâm nhập và lây lan gây bệnh của virut gây bệnh cho vi sinh vật, thực vật và côn trùng, từ đó đề xuất được một số biện pháp phòng bệnh do virut gây nên.
- Nêu được những ứng dụng cơ bản của virut trong kỹ thuật di truyền, trong sản xuất dược phẩm, trong nông nghiệp.
2. Giảng bài mới
 Đặt vấn đề: Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu những bệnh khác do virut gây ra trên đối tượng là vi sinh vật, thực vật và côn trùng và những ứng dụng quan trọng của virut.
Bài 31: VIRUS GÂY BỆNH - ỨNG DỤNG CỦA VIRUT TRONG THỰC TIẾN
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
15’
20’
HĐ1: Tìm hiểu các virut kí sinh ở vi sinh vật, thực vật và côn trùng.
PPDH: Trực quan + Vấn đáp
Dựa vào thông tin SGK hãy cho biết VR gây bệnh cho những đối tượng nào?
Yêu cầu HS dựa vào thông tin SGK hoàn thành PHT “Tìm hiểu về VR kí sinh ở VSV, thực vật và côn trùng”.
 Chia lớp thành 3 nhóm và phân công thảo luận để hoàn thành phiếu học tập (3 phút).
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi lệnh trong SGK/121: Nguyên nhân gì khiến cho bình nuôi vi khuẩn đang đục ( do chứa nhiều vi khuẩn ) bỗng dưng trở nên trong?
 Yêu cầu HS trả lời câu hỏi lệnh trong SGK/122: Trong 3 bệnh do muỗi là vật trung gian truyền bệnh gồm sốt rét, sốt xuất huyết và viêm não Nhật Bản, theo em bệnh nào là bệnh do VR?
- GV bổ sung: 
+ Bệnh sốt xuất huyết ( Dengi ) là bệnh truyền nhiễm do VR Dengue gây nên, rất phổ biến ở Việt Nam. Sau khi đốt người bệnh, muỗi Aedes sẽ bị nhiễm virus, tiếp tục sang đốt rồi gây bệnh cho người lành.
+ Bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh lây nhiễm do VR polio gây nên. Chúng tấn công hệ thần kinh trung ương, gây tỉ lệ tử vong cao. Muỗi Culex hút máu lợn hoặc chim ( là ổ chứa virus) sau đó sang đốt người và gây bệnh cho người. Người không phải là ổ chứa nên nếu muỗi Culex có đốt người bị bệnh sau đó sang đốt người không bị bệnh thì cũng không có khả năng truyền bệnh.
+ Sốt rét không phải do VR mà do động vật nguyên sinh Plasmodium.
HĐ 2: Tìm hiểu ứng dụng của virut trong thực tiễn
PPDH: Vấn đáp
 Nhờ khả năng nhân lên nhanh chóng trong tế bào chủ và khả năng kí sinh đặc hiệu bắt buộc mà ngày nay VR ngày càng trở thành công cụ không thể thiếu trong nghiên cứu và trong sản xuất các chế phẩm y học, nông nghiệp.
 GV giới thiệu một trong những ứng dụng của VR là sản xuất ra các chế phẩm sinh học ví dụ như sản xuất ra intefêron. 
-Vậy intefêron là gì?
-Yêu cầu HS quan sát hình 31 “Quy trình sản xuất intefêron” và trình bày các bước để sản xuất intefêron?
- Nhận xét diễn giải thêm về quy trình sản xuất intefêron: Để sản xuất intefêron ( IFN ), người ta tách gen mã hóa IFN gắn vào ADN của phago λ. Nhiễm phago λ vào E. coli. Nuôi E. coli đã nhiễm phago tái tổ hợp trong nồi lên men để cho tổng hợp IFR.
- Dựa vào quy trình sản xuất trên cho biết VR được sử dụng như thế nào?
- Tại sao VR được sử dụng như một vật chuyển gen?
-Hãy nêu tác hại của việc lạm dụng thuốc trừ sâu hóa học?
- Đó cũng chính là lí do mà ngày nay người ta có xu hướng sử dụng các chế phẩm sinh học thay vì dùng các chất hóa học. Ngoài ra còn có lí do nào nữa?
Những ý trên cũng chính là ưu điểm của thuốc trừ sâu sinh học.
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi:
-Thuốc trừ sâu sinh học có nhóm VR nào?
 Nhóm VR này được bọc bởi màng keo, chỉ tan trong đường ruột của côn trùng. Khi màng keo tan ra, VR mới chuyển sang dạng hoạt động → sâu chết. Màng keo này chỉ tan trong ruột của côn trùng mà không tan trong ruột của các ĐV khác nên rất an toàn.
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi lệnh SGK “Hãy nêu tầm quan trọng của đấu tranh sinh học trong việc xây dựng một nền nông nghiệp an toàn và bền vững?”
- VR gây bệnh cho VSV, TV, ĐV và con người.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Bình nuôi vi khuẩn đang đục trở nên trong là do nhiễm phago. Phago nhân lên trong tế bào, phá vỡ tế bào. Tế bào chết lắng xuống làm cho môi trường trở nên trong.
- Bệnh sốt xuất huyết và bệnh viêm não Nhật Bản là do VR.
- Intefêron là một protein đặc biệt do nhiều loại tế bào sống tiết rakhi có sự xâm nhiễm của VR có khả năng chống VR, chống tế bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch.
-TB người mang gen IFN -> tách IFN nhờ Enzim cắt->Gắn IFN vào AND của phagơ->Nhiễm pha gơ tái tổ hợp vào E.coli ->Nuôi E.coli nhiễm phagơ tái tổ hợp trong nồi lên men, tách chiết IFN
- VR được sử dụng như một vật chuyển gen.
- Vì một số phago ( phago λ ) chứa các đoạn gen không thật sự quan trọng nên nếu có cắt đi thì cũng không ảnh hưởng đến quá trình nhân lên của chúng. Vì vậy người ta có thể cắt bỏ các gen đó và thay thế bằng các gen mong muốn và biến chúng thành vật chuyển gen.
- Gây ô nhiễm môi trường, gây độc cho con người, động vật và côn trùng có ích.
+ VR có tính đặc hiệu cao, chỉ gây hại cho một số sâu nhất định, không gây độc cho người, động vật và côn trùng có ích.
+ VR được bảo vệ trong bọc nên tránh được những yếu tố bất lợi của môi trường.
+ Dễ sản xuất, hiệu quả cao, giá thành hạ.
- Có chứa nhóm VR Baculo để tiêu diệt nhiều loại sâu ăn lá.
- Đa số các hóa chất bảo vệ thực vật đều gây hại ở mức độ khác nhau đối với sức khỏe con người và môi trường sống. Dư lượng thuốc hóa học có thể tích lũy lâu dài trong đất, đi vào chuỗi thức ăn và khi tích lũy đến nồng độ nhất định sẽ gây bệnh cho cơ thể. Để giảm bớt tác hại của thuốc hóa học, người ta ngày càng quan tâm đến việc sử dụng các biện pháp đấu tranh sinh học như thuốc trừ sâu vi sinh, VSV chống bệnh ở cây, ong mắt đỏ chống sâu hại. 
I. Các virut kí sinh ở vi sinh vật, thực vật và côn trùng
PHT
II. Ứng dụng của virut trong thực tiễn
1.Trong sản xuất các chế phẩm sinh học
- Intefêron là một protein đặc biệt do nhiều loại tế bào sống tiết rakhi có sự xâm nhiễm của VR có khả năng chống VR, chống tế bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch 
-TB người mang gen IFN ->tách IFN nhờ Enzim cắt->Gắn IFN vào AND của phagơ->Nhiễm pha gơ tái tổ hợp vào E.coli ->Nuôi E.coli nhiễm phagơ tái tổ hợp trong nồi lên men, tách chiết IFN
2. Trong nông nghiệp: Thuốc thừ sâu từ virut
- Ưu điểm
+ VR có tính đặc hiệu cao, chỉ gây hại cho một số sâu nhất định, không gây độc cho người, động vật và côn trùng có ích.
+ VR được bảo vệ trong bọc nên tránh được những yếu tố bất lợi của môi trường.
+ Dễ sản xuất, hiệu quả cao, giá thành hạ.
- Có chứa nhóm VR Baculo.

File đính kèm:

  • docxBai_31_Virut_gay_benh_ung_dung_cua_virut_trong_thuc_tien.docx