Giáo án Sinh học 10 bài 29 đến 32
Bài 31: VIRÚT GÂY BỆNH
ỨNG DỤNG CỦA VIRÚT TRONG THỰC TIỄN
1. Mục tiêu bài dạy:
- Học sinh phải nêu được tác hại của virút đối với vi sinh vật, thực vật và côn trùng.
- Nêu được nguyên lý và ứng dụng thực tiễn của kỹ thuật di truyền có sử dụng phagơ.
2. Phương tiện dạy học:
- Tranh vẽ hình 31 SGK và ảnh chụp 1 số bệnh do virút.
- (Máy chiếu projector và giáo án điện tử kỹ thuật di truyền))
3. ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh.
4. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu cấu tạo và 3 đặc điểm của virút?
- Hãy trình bày chu trình nhân lên của virút?
Tiết 32: Chương III virút bệnh truyền nhiễm và miễn dịch Bài 29: Cấu trúc các loài virút . 1. Mục tiêu bài dạy: - Học sinh phải mô tả được hình thái, cấu tạo chung của virút. - Nêu được 3 đặc điểm của virút. 2. Phương tiện dạy học: - Tranh vẽ vẽ phóng hình 29.1, 29.2, 29.3 SGK. 3. ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh. 4. Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu ảnh hưởng của các yếu tố lý học(hoá học) lên sự sinh trưởng của vi sinh vật. 5. Giảng bài mới: *Em hãy kể tên các loại virút mà em biết. Tranh hình 29.1 *Em hãy nêu cấu tạo của virút? *Tại sao virút chưa được gọi là 1 cơ thể sống?(chưa có cấu tạo tế bào) Nuclêôcapsit Lõi A.nuclêic Vỏ prôtêin * Em có nhận xét gì về đặc điểm sống của virút? Tranh hình 29. 2 * Em hãy nêu đặc điểm hình thái, cấu trúc của virút? *Trả lời câu lệnh trang117 -Virút lai mang hệ gen của virút chủng Ađtổng hợp ADN, prôtêin của chủng A -Khi ở ngoài tế bào chủ virút biểu hiện như thể vô sinh nhưng khi nhiễm vào tế bào sống chúng lại biểu hiện như là thể sống. - Virút không thể nuôi cấy được như vi khuẩn vì chúng sống ký sinh nội bào bắt buộc. sau đó 1 thời gian tế bào cũng chết. I. Cấu tạo: 1) Khái niệm: - Là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ và có cấu tạo rất đơn giản. 2) Cấu tạo: - Lõi là axit nuclêic( ADN hoặc ARN) là hệ gen của virút. - Vỏ là prôtêin( Capsit) được cấu tạo từ các đơn vị prôtêin là capsôme. - 1 số virút còn có thêm lớp vỏ ngoài( lipit kép và prôtêin). Trên bề mặt vỏ ngoài có gai glicôprôtêin. Virút không vỏ là virút trần 3) Đặc điểm sống: - Sống ký sinh nội bào bắt buộc và chỉ nhân lên được trong tế bào sống. II. Hình thái: 1) Cấu trúc xoắn: - Capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêicđ Hình que, sợi( virút gây bệnh dại, virút khảm thuốc lá) đ hình cầu( virút cúm, virút sởi). 2) Cấu trúc khối: - Capsôme sắp xếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều( virút bại liệt). 3) Cấu trúc hỗn hợp: - Đầu có cấu trúc khối chứa axit nuclêic, đuôi có cấu trúc xoắn (Phagơ hay gọi là thể thực khuẩn) 6.Củng cố: - Câu 2: 3 đặc điểm của virút là: Có kích thước siêu nhỏ, có cấu tạo đơn giản và sống ký sinh nội bào bắt buộc. - Tại sao nói virút là dạng ký sinh nội bào bắt buộc? - Trên da luôn có các tế bào chếtHIV bám lên da có lây nhiễm được không?(không).Trường hợp nào có thể lây được?(khi da bị thương) - Câu 3: Virút lai có dạng lõi của chủng B còn vỏ vừa A và B xen nhau. Nhiễm và phân lập sẽ được virút chủng B vì mọi tính trạng của virút là do hệ gen của virút quyết định. phiếu học tập Bảng so sánh virút và vi khuẩn Tính chất Virút Vi khuẩn Có cấu tạo tế bào Không Có Chỉ chứa ADN hoặc ARN Có Không Chứa cả ADN và ARN Không Có Chứa ribôxôm Không Có Sinh sản độc lập Không Có Tiết 33 Bài 30: Sự nhân lên của virút trong tế bào chủ 1. Mục tiêu bài dạy: -Trình bày được quá trình nhân lên của virút. - Nêu được đặc điểm của virút HIV, các con đường lây truyền bệnh và biện pháp phòng ngừa. 2. Phương tiện dạy học: - Tranh vẽ vẽ phóng hình 30 SGK. - Tranh về bệnh AIDS - Máy chiếu projector và giáo án điện tử 3. ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh. 4. Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm hình thái cấu trúc của vi rút. Tại sao không nuôi cấy được vi rút trong môi trường nhân tạo như nuôI vi khuẩn ? 5. Giảng bài mới: Tranh hình 30 * Chu trình nhân lên của virút gồm các giai đoạn nào? đặc điểm của mỗi giai đoạn? +Virút có thể phá vỡ tế bào chủ chui ra ồ ạt và tế bào chết ngay hoặc tạo lỗ nhỏ chui ra từ từ rồi sau đó 1 thời gian tế bào cũng chết. *Trả lời câu lệnh trang120 - Mỗi loại virút có các thụ thể mang tính đặc hiệu đối với1 loại tế bào tương ứng. * Em hiểu thế nào là HIV, AIDS? * Có các con đường nào lây truyền HIV? *Trả lời câu lệnh trang120 -Tiêm chích ma tuý và gái mại dâm thuộc nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao. -Thời gian ủ bệnh của HIV rất lâu và hầu như không biểu hiện triệu chứng bệnh nên không biết và dễ lây nhiễm sang người khác. I. Chu trình nhân lên của virút: 1) Sự hấp thụ: - Virút bám vào bề mặt tế bào vật chủ nhờ có gai glicôprôtêin tương thích. 2) Xâm nhập: - Đưa bộ gen vào tế bào chủ.Mỗi loại virút có cách xâm nhập khác nhau vào tế bào chủ. 3) Sinh tổng hợp: - Virút sử dụng nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin cho nó. 4)Lắp ráp: - Lắp axit nuclêic vào prôtêin vỏ để tạo virút hoàn chỉnh. 5)Phóng thích: - Virút phá tế bào chui ra ngoài. II. HIV/AIDS: 1) Khái niệm: - HIV là virút gây suy giảm miễn dịch ở người. 2)Ba con đường lây truyền HIV: - Qua đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con(mang thai và cho con bú). 3)Ba giai đoạn phát triển của bệnh: - Giai đoạn sơ nhiễm(cửa sổ) 2 tuần-3 tháng - Giai đoạn không triệu chứng 1-10 năm. - Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS 4) Biện pháp phòng ngừa: - Sống lành mạnh, vệ sinh y tế, loại trừ tệ nạn xã hội 6.Củng cố: -Một số vi sinh vật ở điều kiện bình thường thì không gây bệnh nhưng khi cơ thể bị yếu hoặc khả năng miễn dịch bị suy giảm thì chúng lại trở thành gây bệnh. Vi sinh vật đó là cơ hội và bệnh do chúng gây ra là bệnh cơ hội Tiết 34 Bài 31: virút gây bệnh ứng dụng của virút trong thực tiễn 1. Mục tiêu bài dạy: - Học sinh phải nêu được tác hại của virút đối với vi sinh vật, thực vật và côn trùng. - Nêu được nguyên lý và ứng dụng thực tiễn của kỹ thuật di truyền có sử dụng phagơ. 2. Phương tiện dạy học: - Tranh vẽ hình 31 SGK và ảnh chụp 1 số bệnh do virút. - (Máy chiếu projector và giáo án điện tử kỹ thuật di truyền)) 3. ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh. 4. Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu cấu tạo và 3 đặc điểm của virút? - Hãy trình bày chu trình nhân lên của virút? 5. Giảng bài mới: +Virút ký sinh trên VK (gọi phagơ-thể thực khuẩn) được ứng dụng nhiều trong kỹ thuật di truyền. *Trả lời câu lệnh trang121 -Do bị nhiễm phagơ.Pha gơ nhiễm vào tế bào và phá vỡ tế bàođ chết lắng xuống làm nước trong. + Thành tế bào thực vật dày và không có thụ thể nên đa số virút xâm nhiễm vào cây nhờ côn trùng(ăn lá, hút nhựa..) *Trả lời câu lệnh trang122 - Sốt xuất huyết do virút Dengue. Viêm não Nhật bản do virút Polio. Bệnh sốt rét do động vật nguyên sinh Plasmodium. Tranh hình 31 (kỹ thuật cấy gen dùng phagơ làm thể truyền) *Trả lời câu lệnh trang124 -Đa số các loại hoá chất bảo vệ thực vật đều gây hại ở mức độ khác nhau đối với sức khoẻ của con người và môi trường sống. I. Các virút kí sinh ở vi sinh vật, thực vật và côn trùng: 1)Virút ký sinh ở vi sinh vật(phagơ): - Khoảng 3000 loại virút sống ký sinh ở vi khuẩn, nấm men, nấm sợi. - Gây tác hại cho ngành công nghiệp vi sinh vật như sản xuất thuốc kháng sinh, mì chính, thuốc trừ sâu sinh học... 2)Virút ký sinh ở thực vật: - Khoảng 1000 loại virút gây bệnh cho thực vật nhiễm vào cây do côn trùng, nông cụ... - Cây bị nhiễm virút lá thường bị đốm vàng, nâu, xoăn, héo...rồi rụng. Thân còi cọc. 3)Virút ký sinh ở côn trùng: - Virút ký sinh và gây bệnh cho côn trùng đồng thời côn trùng đôi khi là ổ chứa virút để lây nhiễm sang các cơ thể khác(động vật) II. ứng dụng của virút trong thực tiễn: 1)Trong sản xuất các chế phẩm sinh học: - Dùng virút(phagơ) để làm thể truyền trong kỹ thuật cấy gen để sản xuất prôtêin, hooc môn, dược phẩm... 2)Trong nông nghiệp: thuốc trừ sâu từ virút: - Sản xuất thuốc trừ sâu vi sinh chỉ gây hại cho 1 số sâu nhất định không gây độc cho người, động vật và côn trùng có ích. 6.Củng cố: - Câu hỏi và bài tập cuối bài. - Câu 1: Công nghiệp vi sinh sản xuất thuốc kháng sinh, vitamin, hooc môn, axit hữu cơ, thuốc trừ sâu sinh học...nếu bị nhiễm phagơ thì vi sinh vậểttong nồi lên men sẽ bị chếtđhuỷ bỏđthiệt hại k.tế - Câu 2: Vì màng tế bào thực vật rất dày và không có thụ thể cho virút bám vào nên chúng phải nhờ côn trùng hay qua vết trầy xước. - Câu 3: Trong kỹ thuật cấy gen dùng phagơ làm thể truyền tạo các chủng vi sinh vật cho năng suất cao sản xuất vacxin, intefêron... Tiết 35 Bài 32: bệnh truyền nhiễm và miễn dịch 1. Mục tiêu bài dạy: - Học sinh phải nêu được khái niệm bệnh truyền nhiễm, cách lan truyền của các tác nhân gây bệnh để qua đó nâng cao ý thức phòng tránh, giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng. - Trình bày được khái niệm về miễn dịch. Phân biệt được miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu, miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch. 2. Phương tiện dạy học: - Tranh ảnh sưu tầm có liên quan đến bài học. 3. ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh. 4. Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu vai trò của virút trong sản xuất các chế phẩm sinh học. cho ví dụ. 5. Giảng bài mới: *Em hiểu thế nào là bệnh truyền nhiễm? *Bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền bằng các con đường nào? Cho ví dụ. +Bệnh truyền nhiễm muốn gây bệnh phải có đủ 3 điều kiện: độc lực đủ mạnh, đủ số lượng và con đường xâm nhập phải phù hợp. *Theo em các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virút là những bệnh nào? Tiến trình nhiễm bệnh gồm các giai đoạn: - Giai đoạn 1: (phơi nhiễm) cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. - Giai đoạn 2: ( ủ bệnh) tác nhân gây bệnh xâm nhập và phát triển trong cơ thể. - Giai đoạn 3: (ốm) biểu hiện các triệu chứng của bệnh. - Giai đoạn 4: Triệu chứng giảm dần và cơ thể bình phục. *Trả lời câu lệnh trang126 - Muốn phòng bệnh do virút cần tiêm phòng vacxin, kiểm soát vật trung giản truyền bệnh và giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống. *Trả lời câu lệnh trang127 - Chúng ta vẫn sống khoẻ mạnh không bị bệnh do cơ thể có nhiều hàng rào bảo vệ nên ngăn cản và tiêu diệt trước khi chúng phát triển mạnh trong cơ thể và hệ thống miễn dịch đặc hiệu có thời gian hình thành bảo vệ cơ thể. I. Bệnh truyền nhiễm: 1)Khái niệm: - Bệnh truyền nhiễm là bệnh có thẻ lây lan từ cá thể này sang cá thể khác. 2)Phương thức lây truyền: a.Truyền ngang: -Qua sol khí, đường tiêu hoá, tiếp xúc trực tiếp hoặc động vật cắn, côn trùng đốt. b.Truyền dọc:Truyễn từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai, nhiễm khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ. 3)các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virút: a.Bệnh đường hô hấp 90% là do virút như viêm phổi, viêm phế quản, cảm lạnh, SARS. Virút xâm nhập qua không khí. b.Bệnh đường tiêu hoá virút xâm nhập qua miệng gây ra các bệnh như viêm gan, quai bị, tiêu chảy, viêm dạ dày-ruột... c.Bệnh hệ thần kinh virút vào bằng nhiều con đường rồi vào máu tới hệ thần kinh TƯ gây bệnh dại, bại liệt, viêm não... d.Bệnh đường sinh dục lây trực tiếp qua quan hệ tình dục gây nên các bệnh viêm gan B, HIV... e.Bệnh da như đậu mùa, sởi, mụn cơm... II.Miễn dịch: 1)Miễn dịch không đặc hiệu: - Là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh.Đó là các hàng rào bảo vệ cơ thể:da... 2)Miễn dịch đặc hiệu: a.Miễn dịch thể dịch: - Khi có kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể sản xuất ra kháng thể đáp lại sự xâm nhập của kháng nguyên. b.Miễn dịch tế bào: - Khi có tế bào nhiễm(tế bào bị nhiễmVR,VK )tế bào Tđộc(TC) tiết ra prôtêin làm tan tế bào nhiễm 3)Phòng chống bệnh truyền nhiễm: - Tiêm chủng phòng bệnh, kiểm soát vật trung gian truyền bệnh và giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng. 6.Củng cố: - Câu hỏi và bài tập cuối bài. - Miễn dịch thể dịch là kết quả hợp tác giữa tế bào hỗ trợ(TH) tiết ra prôtêin(intơlơzin) kích thích tế bào limphoB biệt hoá thành tế bào Plasma sản xuất kháng thể là g -glôbulin(có dạng chữ Y) được hình thành để đáp ứng sự xâm nhập của kháng nguyên lạ.
File đính kèm:
- Bai_1_Cac_cap_to_chuc_cua_the_gioi_song_20150726_111316.doc