Giáo án Sinh 9 bài 48: Quần thể người

Câu 5: Nhóm động vật nào sau đây đều hoạt động vào ban ngày?

a. Gà, bò, chuột;

b. Heo, dê, trâu;

c. Chồn, cú mèo, sóc;

d. Mèo, ngựa, cáo.

Câu 6: Trong các nhóm sinh vật sau, nhóm nào gồm toàn những sinh vật biến nhiệt?

a. Khỉ, cá chép, cây bàng;

b. Ech đồng, tắc kè, ngựa;

c. Cây cà phê, cá trắm, rùa;

d. Bò, gà, dê.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2280 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh 9 bài 48: Quần thể người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25	Ngày soạn: 08/02/2015
Tiết: 50	Ngày dạy: 10/02/2015
Bài 48: QUẦN THỂ NGƯỜI
I. MỤC TIÊU	
1. Kiến thức: - Nêu được đặc điểm của quần thể người. Từ đó thấy được ý nghĩa của việc thực hiện pháp lệnh về dân số
2. Kĩ năng: - Rèn luyện một số kĩ năng: quan sát tranh, biểu đồ, tháp dân số tìm kiến thức.
 - Kĩ năng khái quát, liên hệ thực tế.
3. Thái độ: - Giáo dục ý thức nhận thức về vấn đề dân số và chất lượng cuộc sống.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1/ Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh hình về quần thể sinh vật, tranh về một nhóm người.
 - Tư liệu về dân số Việt Nam từ năm 2000 đến 2005
2/ Chuẩn bị của học sinh: - Đọc bài, tìm hiểu thông tin về dân số ở việt nam
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp: 9A1
 9A2
2/ Kiểm tra 15 phút:
2.1/ Mục tiêu:
2.1.1: Kiến thức:
Nêu được những ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm
Giải thích được nguyên nhân không sử dụng con lai F1 làm giống
Kể được một số mối quan hệ cùng loài và khác loài.
Nêu được một số nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái của một số nhân tố sinh thái
Giải thích được sự thích nghi của sinh vật với môi trường.
Vận dụng hiểu biết về mối quan hệ cùng loài trong sản xuất nông nghiệp.
Phân biệt quần thể với một tập hợp các cá thể ngẫu nhiên.
2.1.2 Đối tượng: Học sinh trung bình
2.2/ Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm
2.3/ Đề bài:
Câu 1: Các con cá chép sống trong hồ nước có mối quan hệ:
a. Cạnh tranh;
b. Cộng sinh;
c. Vừa cộng sinh vừa cạnh tranh;
d. Hội sinh.
Câu 2: Giun đũa sống trong ruột non của người là ví dụ về mối quan hệ:
a. cộng sinh;
b. cạnh tranh;
c. hội sinh;
d. kí sinh.
Câu 3: Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần ở các thế hệ sau vì sao?
a. Tỉ lệ thể dị hợp tử giảm dần, tỉ lệ thể đồng hợp tăng dần;
b. Tỉ lệ thể dị hợp tử tăng dần, tỉ lệ thể đồng hợp giảm dần;
c. Cơ thể lai F1 có kiểu gen đồng hợp trội;
d. Cơ thể lai F1 có kiểu gen đồng hợp lặn.
Câu 4: Trong phép lai kinh tế, người ta không dùng con lai F1 làm giống vì sao?
a. Ưu thế lai ở cơ thể F1 thấp;
b. Con lai F1 có kiểu gen không ổn định;
c. Ưu thế lai không biểu hiện rõ ở cơ thể lai F1;
d. Có sự phân li ở các thế hệ sau, làm xuất hiện nhiều kiểu gen lặn gây hại.
Câu 5: Nhóm động vật nào sau đây đều hoạt động vào ban ngày?
a. Gà, bò, chuột;
b. Heo, dê, trâu;
c. Chồn, cú mèo, sóc;
d. Mèo, ngựa, cáo.
Câu 6: Trong các nhóm sinh vật sau, nhóm nào gồm toàn những sinh vật biến nhiệt?
a. Khỉ, cá chép, cây bàng;
b. Eách đồng, tắc kè, ngựa;
c. Cây cà phê, cá trắm, rùa;
d. Bò, gà, dê.
Câu 7: Để tăng nhanh số lượng cá thể đáp ứng yêu cầu sản xuất người ta sử dụng phương pháp nào?
a. Gây đột biến dòng tế bào xoma.
b. Nhân giống vô tính;
c. Sinh sản hữu tính;
d. Nhân bản vô tính.
Câu 8: Vì sao phải trồng cây theo mật độ thích hợp?
a. Cây hỗ trợ lẫn nhau tránh gió bão;
b. Tránh hiện tượng cạnh tranh dẫn đến tỉa thưa;
c. Để tăng khả năng sinh sản.
d. Để cỏ không mọc được.
Câu 9: Những cây sống ở rừng rậm hoặc thung lũng thường có đặc điểm gì?
a. Thân thấp, phân cành nhiều;
b. Rễ ăn sâu, lan rộng thân mọng nước;
c. Có rễ chống hoặc rễ mọc ngược lên mặt đất;
d. Thân cao, cành tập trung ở ngọn.
Câu 10: Những cây sống ở những nơi khô hạn như sa mạc thường có đặc điểm gì?
a. Thân thấp, phân cành nhiều;
b. Rễ ăn sâu, lan rộng thân mọng nước;
c. Có rễ chống hoặc rễ mọc ngược lên mặt đất;
d. Thân cao, cành tập trung ở ngọn.
2.4/ Đáp án:
Câu1
Câu2
Câu3
Câu4
Câu5
Câu6
Câu7
Câu8
Câu9
Câu10
3/ Các hoạt động dạy và học:
a/ Giới thiệu bài: Con người chúng ta cũng thuộc quần thể người. Vậy quần thể người có gì giống và khác quần thể sinh vật
b/ Phát triển bài
Hoạt động 1: TÌM HIỂU SỰ KHÁC NHAU GIỮA QUẦN THỂ NGƯỜI VỚI CÁC QUẦN THỂ SINH VẬT KHÁC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- YC HS quan sát tranh quần thể sinh vật và quần thể nguời thảo luận theo cặp hoàn thành bảng 48.1 sgk tr 143.
-GV giải thích sự khác nhau trong pháp luật ở người và ngôi thứ đv
+ Tại sao có sự khác nhau giữa quần thể người và quần thể sinh vật khác?
+ Sự khác nhau đó nói lên điều gì?
- Học sinh quan sát tranh, thảo luận theo cặp hoàn thành bảng: Đặc điểm chỉ có ở quần thể người là: phát luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hóa, chính trị
+ HSnghiên cứu thông tin sgk trả lời câu hỏi
 Tiểu kết: Quần thể người có những đặc điểm sinh học giống quần thể sinh vật khác. Quần thể người có những đặc trưng khác với quần thể sinh vật khác như: kinh tế, chính trị, xã hội, phát luật.
- Con người có lao động và tư duy có khả năng điều chỉnh đặc điểm sinh thái trong quần thể 
Hoạt động 2: ĐẶC TRƯNG VỀ THÀNH PHẦN NHÓM TUỔI CỦA MỖI QUẦN THỂ NGƯỜI
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Trong quần thể người nhóm tuổi được phân chia như thế nào?
+ Tại sao đặc trưng về nhóm tuổi trong quần thể người có vai trò quan trọng?
- YC HS quan sát 3 dạng tháp tuổi lưu ý chú thích phía dưới làm bài tập lệnh sgk
- HS báo cáo các nhóm nhận xét kết quả-> GV đánh giá
+ Cho biết thế nào là nước có dạng tháp dân số trẻ và nước có dạng tháp dân số già?
+Việc nghiên cứu tháp tuổi có ý nghĩa như thế nào trong quần thể người?
- TL: 3 nhóm
+ Đặc trưng nhóm tuổi liên quan đến tỉ lệ sinh, tử, nguồn nhân lực lao động sản xuất
- HS quan sát thảo luận nhóm hoàn thành bài tập: Tháp tuổi a: gồm 1,2,3,5; tháp tuổi b:1,3,5; tháp tuổi c:4,6.
 - Học sinh báo cáo nhận xét, rút ra kết luận
+ Tháp dân số già tỉ lệ người già > tỉ lệ sơ sinh ít; tháp dân số trẻ tỉ lệ tăng trưởng dân số cao
+ Nghiên cứu tháp tuổi để có kế hoạch điều chỉnh mức tăng giảm dân số
 Tiểu kết: Quần thể người gồm 3 nhóm tuổi: Nhóm tuổi trước sinh sản
 Nhóm tuổi lao động và sinh sản
 Nhóm tuổi hết lao động nặng
 Tháp dân số thể hiện đặc trưng dân số của mỗi nước
Hoạt động 3: TÌM HIỂU SỰ TĂNG TRƯỞNG DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
+ Em hiểu thế nào là tăng dân số?
GV phân tích thêm hiện tượng người chuyển đi, đến làm tăng dân số
-HS làm bài tập lệnh sgk tr145 và tư liệu đã chuẩn bị
+Tăng dân số có liên quan như thế nào đến chất lượng cuộc sống?
* Liên hệ VN có biện pháp gì để giảm sự gia tăng dân số và chất lượng cuộc sống
+ Học sinh trả lời dựa thông tin sgk
- Học sinh thảo luận hoàn thành lệnh (chọn đáp án: a,b)
+ Dân số tăng -> tài nguyên cạn kiệt, tài nguyên tái sinh không cunhg cấp đủ
* Thực hiện pháp lệnh dân số, tuyên truyền, giáo dục sinh sản vị thành liên
Tiểu kết: Tăng dân số tự nhiên là kết quả của số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong
 Phát triển dân số hợp lí tạo được sự hài hòa giữa kinh tế và xã hội đảm bảo cuộc sống cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 
1/ Củng cố: HS đọc ghi nhớ SGK. Yêu cầu HS Trả lời câu hỏi sgk
2/ Dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết học
 Nhắc học sinh ôn bài và chuẩn bị bài 49
V/ RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docBai_48_Quan_the_nguoi_20150726_110038.doc
Giáo án liên quan