Giáo án Sinh 9 bài 4: Lai hai cặp tính trạng

1. Thí nghiệm:

- Lai bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản.

 P: Vàng, trơn x Xanh, nhăn

 F1: Vàng, trơn

 Cho F1 tự thụ phấn

F2: cho 4 loại kiểu hình.

Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2:

 9 vàng, trơn

 3 vàng, nhăn

 

docx3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 11555 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh 9 bài 4: Lai hai cặp tính trạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 4
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Bài 4: LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG
A. MỤC TIÊU.
- Học sinh mô tả được thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen.
- Biết phân tích kết quả thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng của Menđen.
- Hiểu và phát biểu được nội dung quy luật phân li độc lập của Menđen.
- Giải thích được khái niệm biến dị tổ hợp.
- Rèn kĩ năng phân tích kết quả thí nghiệm.
B. CHUẨN BỊ.
- Tranh phóng to hình 4 SGK.
- Bảng phụ ghi nội dung bảng 4.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
- Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần làm gì?
- Tương quan trội lặn có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất ? 
- Kiểm tra bài tập 3, 4 SGK.
3. Bài học
Hoạt động 1: Thí nghiệm của Menđen
Mục tiêu: Học sinh:
	- Trình bày được thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen.
	- Biết phân tích kết quả thí nghiệm từ đó phát triển thành quy luật phân li độc lập.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS quan sát hình 4 SGk, nghiên cứu thông tin và trình bày thí nghiệm của Menđen.
- Từ kết quả, GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 4 Trang 15.
(Khi làm cột 3 GV có thể gợi ý cho HS coi 32 là 1 phần để tính tỉ lệ các phần còn lại).
- GV treo bảng phụ gọi HS lên điền, GV chốt lại kiến thức.
- HS quan sát tranh nêu được thí nghệm.
- Hoạt động nhóm để hoàn thành bảng.
- Đại diện nhóm lên bảng điền.
Kiểu hình F2
Số hạt
Tỉ lệ kiểu hình F2
Tỉ lệ từng cặp tính trạng ở F2
Vàng, trơn
Vàng, nhăn
Xanh, trơn
Xanh, nhăn
315
101
108
32
9
3
3
1
=
=
=
Vàng 315+101 416 3
Xanh 108+32 140 1
=
=
=
Trơn 315+108 423 3
Nhăn 101+32 133 1
- GV phân tích cho HS thấy rõ tỉ lệ của từng cặp tính trạng có mối tương quan với tỉ lệ kiểu hình ở F2 cụ thể như SGK.
- GV cho HS làm bài tập điền từ vào chỗ trống Trang 15 SGK.
- Yêu cầu HS đọc kết quả bài tập, rút ra kết luận.
- Căn cứ vào đâu Menđen cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu di truyền độc lập?
- HS ghi nhớ kiến thức
9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn 
= (3 vàng: 1 xanh)(3 trơn: 1 nhăn)
- HS vận dụng kiến thức ở mục 1 điền đựoc cụm từ “tích tỉ lệ”.
- 1 HS đọc lại nội dung SGK.
- HS nêu được: căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình ở F2 bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
Kết luận: 
1. Thí nghiệm:
- Lai bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản.
	P: Vàng, trơn x Xanh, nhăn
	F1: Vàng, trơn
	Cho F1 tự thụ phấn
F2: cho 4 loại kiểu hình.
Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2: 
	9 vàng, trơn
	3 vàng, nhăn
	3 xanh, trơn
	1 xanh, nhăn.
=. Tỉ lệ kiểu hình ở F2 bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó => các cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau.
2. Kết luận SGK.
Hoạt động 2: Biến dị tổ hợp
Mục tiêu: HS nắm được khái niệm và ý nghĩa của biến dị tổ hợp.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nhớ lại kết quả thí nghiệm ở F2 và trả lời câu hỏi:
- F2 có những kiểu hình nào khác với bố mẹ?
- GV đưa ra khái niệm biến dị tổ hợp.
- HS nêu được; 2 kiểu hình khác bố mẹ là vàng, nhăn và xanh, trơn. (chiếm 6/16).
Kết luận: 
- Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ.
- Chính sự phân li độc lập của các cặp tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình khác P.
4. Củng cố
- Phát biểu nội dung quy luật phân li?
- Biến dị tổ hợp là gì? Nó xuất hiện ở hình thức sinh sản nào?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Kẻ sẵn bảng 5 vào vở bài tập.
- Đọc trước bài 5.

File đính kèm:

  • docxBai_4_Lai_hai_cap_tinh_trang_20150726_110743.docx
Giáo án liên quan