Giáo án Sinh 7 bài 48: Đa dạng của lớp thú bộ thú huyệt, bộ thú túi

- Đại diện: Thú mỏ vịt.

- Môi trường sống: Vừa sống ở nước ngọt, vừa sống ở cạn (Châu Đại Dương).

- Đặc điểm:

 + Có mỏ dẹp, giống mỏ vịt.

 + Bộ lông mao rậm, mịn, không thấm nước.

 + Chân có năm ngón, có màng bơi.

 + Đẻ trứng, nuôi con bằng sữa, thú cái chưa có vú.

 

doc6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 6181 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh 7 bài 48: Đa dạng của lớp thú bộ thú huyệt, bộ thú túi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 26 Ngày soạn: 06/01/2014
 Tiết 50
Bài 48: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ
BỘ THÚ HUYỆT, BỘ THÚ TÚI
I/ MỤC TIÊU:
 1/ Kiến thức.
 - Trình bày được tính đa dạng của lớp thú: Số lượng, thành phần loài, môi trường sống.
 - Nêu được đặc điểm cơ thể của đại diện điển hình của bộ thú huyệt, bộ thú túi trong môi trường và điều kiện sống khác nhau.
 - Nêu được đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt bộ thú huyệt, bộ thú túi.
 2/ Kỹ năng.
 Rèn kĩ năng quan sát và phân tích tranh ảnh, hoặc đoạn phim.
 3/ Thái độ.
 Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ các động vật hoang dã, xây dựng khu bảo tồn động vật và tổ chức chăn nuôi những loài có giá trị kinh tế.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 1/ Giáo viên
 - Các đoạn phim về một số loài thú, về thú mỏ vịt và kanguru.
 - Tranh ảnh về một số loại thú thuộc bộ thú huyệt và bộ thú túi.
 - Bảng phụ.
 - Phiếu học tập.
 2/ Học sinh
 - Xem trước bài 48.
 - Xem lại đặc điểm của lớp bò sát.
III/ PHƯƠNG PHÁP:
Trực quan, thảo luận nhóm, vấn đáp tìm tòi.
IV/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY – GIÁO DỤC:
1/ Ổn định lớp: (1 phút)
 2/ Kiểm tra bài cũ: (2 phút)
 ? Nêu những đặc điểm cấu tạo của hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh của thỏ thể hiện sự hoàn thiện so với các lớp ĐVCXS đã học. (Slides 2)
 3/ Bài mới:
a. Đặt vấn đề: (1 phút)
 Yêu cầu hs kể tên những lớp ĐVCXS đã học à Nhận xét sự đa dạng của các lớp ĐV đó.
 Gv dẫn dắt: Cũng như các lớp ĐV đó, lớp thú cũng rất đa dạng. Vậy sự đa dạng của lớp thú được thể hiện ở những đặc điểm nào ? à Vào bài mới.
b. Nội dung:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng của thú. (7 phút)
- Yêu cầu Hs kể tên nhũng loài mà các em biết.
- Hs kể tên những loài thú mà các em biết.
- GV cho hs quan sát một đoạn phim về các loài thú. (Slides 3)
- GV yêu cầu HS quan sát đoạn phim kết hợp nghiên cứu thông tin.
- HS quan sát đoạn phim kết hợp nghiên cứu thông tin.
? Sự đa dạng của lớp thú được thể hiện ở những đặc điểm nào.
à Số loài nhiều 4600, chia làm 26 bộ, sống ở nhiều môi trường khác nhau.
- Cho hs quan sát hình về một số tập tính của thú do gv cung cấp. (Slides 4)
- Hs quan sát hình.
? Sự đa dạng của lớp thú còn được thể hiện ở đặc điểm nào nữa.
à Sự đa dạng của lớp thú còn được thể hiện ở tập tính của chúng.
- Gv bổ sung: Ngoài ra lớp thú còn đa dạng về đặc điểm cấu tạo, cách di chuyển,...
- Yêu cầu hs quan sát sơ đồ giới thiệu một số bộ thú quan trọng. (Slides 5)
- Hs quan sát sơ đồ giới thiệu một số bộ thú quan trọng.
? Trong sơ đồ trên, người ta phân chia lớp thú dựa trên đặc điểm cơ bản nào.
à Dựa trên đặc điểm: sinh sản.
? Dựa vào đặc điểm sinh sản, lớp thú được chia thành mấy nhóm ? 
à 2 nhóm: Thú đẻ trứng và thú đẻ con. 
- Gv bổ sung: Ngoài ra người ta còn phân chia lớp thú dựa trên đặc điểm của bộ răng, chi, môi trường sống,...
- Hs lắng nghe và ghi nhớ.
*Sự đa dạng của lớp thú:
- Đa dạng về loài: 4600 loài, chia thành 26 bộ.
- Đa dạng về môi trường sống.
- Đa dạng về tập tính,....
*Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm bộ thú huyệt. (15 phút)
- Yêu cầu hs quan sát đoạn phim kết hợp nghiên cứu thông tin sgk. (Slides 6)
- Hs quan sát đoạn phim kết hợp nghiên cứu thông tin.
- Yêu cầu hs thảo luận hoàn thành đoạn thông tin sau: (Gv phát phiếu học tập) (Slides 7)
Đại diện: (1).........................
Môi trường sống:Vừa sống ở (2)................, vừa sống ở (3)....................
Đặc điểm:
+ Có mỏ (4)...................., giống (5) ......................
+ Bộ lông mao (6)................., (7)...................., (8)......................
+ Chân có (9).................. ngón, có (10).........................
+ Đẻ (11)..................., nuôi con bằng (12)..................., thú cái chưa có (13)......................
- Hs thảo luận hoàn thành đoạn thông tin:
1. Thú mỏ vịt.
2. Nước ngọt.
3. Cạn.
4. Dẹp.
5. Giống mỏ vịt.
6. Rậm.
7. Mịn.
8. Không thấm nước.
9. Năm
10. Màng bơi.
11. Trứng.
12. Sữa.
13. Vú.
? Đặc điểm nào của thú mỏ vịt giúp nó thích nghi với đời sống bơi lội ở nước. (Slides 8)
à Bộ lông rậm, mịn, không thấm nước, chân có màng bơi.
? Tại sao thú mỏ vịt đẻ trứng mà vẫn xếp vào lớp thú. (Slides 9)
à Vì có tuyến sữa, bộ lông mao, con sơ sinh có răng sữa mọc trên hàm (răng sữa sẽ mất đi khi thú đã lớn).
? Thú mỏ vịt lấy sữa mẹ bằng cách nào. (Slides 10)
à Trên cạn: Thú mỏ vịt con ép mỏ vào bụng thú mẹ cho sữa chảy ra. Sau đó chúng liếm lông, lấy sữa vào mỏ.
 Dưới nước: Thú mỏ vịt con bơi theo mẹ, uống sữa do thú mẹ tiết ra hòa lẫn trong nước.
? Thú mỏ vịt có những đặc điểm nào giống với các động vật thuộc lớp bò sát. (Slides 11)
à Đẻ trứng, có khả năng điều tiết thân nhiệt giống bò sát nhưng không mạnh, di chuyển giống bò sát,...
- Gv giới thiệu thêm về đại diện của bộ thú huyệt: Thú lông nhím. (Slides 12)
- Hs quan sát hình và lắng nghe thông tin.
- Gv chốt lại vấn đề.
I. Bộ thú huyệt:
- Đại diện: Thú mỏ vịt.
- Môi trường sống: Vừa sống ở nước ngọt, vừa sống ở cạn (Châu Đại Dương).
- Đặc điểm: 
 + Có mỏ dẹp, giống mỏ vịt.
 + Bộ lông mao rậm, mịn, không thấm nước.
 + Chân có năm ngón, có màng bơi.
 + Đẻ trứng, nuôi con bằng sữa, thú cái chưa có vú.
*Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm bộ thú túi. (15 phút)
- Yêu cầu hs nghiên cứu thông tin sgk.
- Hs nghiên cứu thông tin sgk.
? Đại diện của bộ thú có túi là gì.
à Kanguru.
- Yêu cầu hs quan sát đoạn phim kết hợp với nghiên cứu thông tin sgk. (Slides 13)
- Hs quan sát đoạn phim kết hợp với nghiên cứu thông tin sgk.
- Gv yêu cầu hs thảo luận trả lời các câu hỏi sau: (phát phiếu học tập)
? Kanguru sống ở đâu ? Di chuyển bằng cách nào.
? Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với cách di chuyển đó. 
? Nêu đặc điểm sinh sản của kanguru.
- Hs thảo luận trả lời câu hỏi: (Slides 14)
à Kanguru sống ở đồng cỏ ở Châu Đại Dương. Di chuyển bằng cách nhảy là chủ yếu. 
à Chi sau lớn khỏe, đuôi to dài. 
à Đẻ con. Con sơ sinh rất nhỏ, sống trong túi da ở bụng mẹ và không thể tự bú. Thú mẹ có vú.
? Tại sao kanguru phải nuôi con trong túi da ở bụng của thú mẹ. (Slides 15)
à Vì thú con rất nhỏ, yếu, không tự bú mẹ được và không tự bảo vệ khi có kẻ thù,...
? Kanguru con lấy sữa mẹ bằng cách nào. (Slides 16)
à Kanguru con ngoạm chặt lấy vú để sữa tự động chảy vào miệng nó à Bú thụ động.
- Gv cung cấp thêm thông tin về kanguru con cho hs.
- Hs đọc thông tin do gv cung cấp.
? Nêu sự khác nhau về đặc điểm sinh sản của kanguru với thú mỏ vịt.
à
Kanguru
Thú mỏ vịt
- Đẻ con.
- Con sơ sinh rất nhỏ.
- Thú cái có vú,....
- Đẻ trứng.
- Con sơ sinh bình thường.
- Thú cái không có vú,....
- Gv giới thiệu một số loài kanguru. (Slides 17)
- Hs quan sát hình.
- Gv giới thiệu thêm một số loài thú thuộc bộ thú túi. (Slides 18)
- Hs quan sát hình ảnh do gv cung cấp.
? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ các loài thú này cũng như bảo vệ sự đa dạng của lớp thú.
→ Không săn bắt bừa bãi, xây dựng các chương trình bảo tồn, cấm đốt phá rừng, khai thác rừng bừa bãi, đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện cho các loài thú này phát triển, tuyên truyền đến mọi người cùng nhau các loài thú có ích,...
- GV nhận xét.
II. Bộ thú túi:
- Đại diện: Kanguru.
- Môi trường sống: Sống ở đồng cỏ ở Châu Đại Dương.
- Di chuyển: Nhảy là chủ yếu.
- Đặc điểm:
 + Chi sau dài, lớn khỏe, đuôi to dài.
 + Đẻ con. Con sơ sinh rất nhỏ, sống trong túi da ở bụng mẹ và không thể tự bú mẹ. Thú mẹ có vú.
4/ Củng cố: (3 phút) (Slides 19)
 Cho hs chơi trò chơi ô chữ bí mật.
* Trò chơi ô chữ:
- Ô chữ hàng ngang:
+ Câu 1: Chi sau của kanguru có đặc điểm như thế nào để thích nghi với lối sống chạy nhảy ? (7 chữ cái)
+ Câu 2: Hình thức bú của kanguru con được gọi là gì ? (9 chữ cái)
+ Câu 3: Bộ phận nằm trước bụng để nuôi dưỡng kanguru con là gì ? )(5 chữ cái)
+ Câu 4: Những đặc điểm: Đẻ trứng, thân nhiệt thấp, không ổn định,...của thú mỏ vịt giống với những động vật thuộc lớp nào ? (8 chữ cái)
L
Ớ
N
K
H
Ỏ
E
B
Ú
T
H
Ụ
Đ
Ộ
N
G
T
Ú
I
D
A
L
Ớ
P
B
Ò
S
Á
T
- Ô chữ bí mật: (6 chữ cái): LỚP THÚ (Dựa vào các chữ cái trong ô in đậm ở ô chữ hàng ngang để đoán)
5/ Hướng dẫn – Dặn dò: (1 phút) (Slides 20)
- Hướng dẫn hs trả lời câu hỏi 1- sgk.
- Về nhà học bài.
- Xem trước bài 49.
V/ RÚT KINH NGHIỆM:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Ngày 06 tháng 01 năm 2014
Ký duyệt của ban giám hiệu Người soạn
 Nguyễn Hoàng Bảo Trân

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_7_20150726_105607.doc
Giáo án liên quan