Giáo án Sinh 7 bài 4: Trùng roi
Hoạt động của GV
- Yêu cầu HS: nghiên cứu SGK, vận dụng kiến thức bài trước, q/sát H.4.1, 4.2/ SGK.
Hoàn thành phiếu học tập.
- Kẻ phiếu học tập lên bảng để chữa bài.
- Gọi đại diện các nhóm hoàn thành bài tập trong phiếu:
(?) Hình dạng bên ngoài của trùng roi xanh?
(?) Tế bào trùng roi có cấu tạo như thế nào?
(?) Roi hoạt động như thế nào giúp trùng roi xanh di chuyển?
(?) Nhờ bộ phận nào mà các chất dinh dưỡng ở bên ngoài có thể vào cơ thể trùng roi xanh?
- - MR: Một số trùng roi khác dị dưỡng bằng cách kí sinh trên người, động vật )
(?) Trình bày quá trình sinh sản của trung roi xanh?
(?) Giải thích thí nghiệm ở mục 4: “Tính hướng sáng”.
(?) Làm nhanh bài tập mục thứ 2 trang 18 SGK.
Tuần 2 Ngày soạn: 17/ 8/2012 Tiết 4 Ngày dạy: 21/ 8/ 2012 Bài 4: TRÙNG ROI Mục tiêu: Kiến thức: HS nêu được đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi xanh, khả năng hướng sáng. HS thấy được bước chuyển quan trọng từ động vật đơn bào đến động vật đa bào qua đại diện là tập đoàn trùng roi. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng thu thập kiến thức và kỹ năng hoạt động nhóm. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập. II- Phương pháp: trực quan, vấn đáp, thuyết trình. III – Phương tiện – Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập, tranh phóng to hình 4.1, 4.2, 4.3 trong SGK. IV- Tiến trình lên lớp: Oån định. Bài cũ: Kiểm tra vở 3 HS. Bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu trùng roi xanh Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS: nghiên cứu SGK, vận dụng kiến thức bài trước, q/sát H.4.1, 4.2/ SGK. Hoàn thành phiếu học tập. - Kẻ phiếu học tập lên bảng để chữa bài. - Gọi đại diện các nhóm hoàn thành bài tập trong phiếu: (?) Hình dạng bên ngoài của trùng roi xanh? (?) Tế bào trùng roi có cấu tạo như thế nào? (?) Roi hoạt động như thế nào giúp trùng roi xanh di chuyển? (?) Nhờ bộ phận nào mà các chất dinh dưỡng ở bên ngoài có thể vào cơ thể trùng roi xanh? - MR: Một số trùng roi khác dị dưỡng bằng cách kí sinh trên người, động vật) (?) Trình bày quá trình sinh sản của trung roi xanh? (?) Giải thích thí nghiệm ở mục 4: “Tính hướng sáng”. (?) Làm nhanh bài tập mục s thứ 2 trang 18 SGK. - Cá nhân tự đọc thông tin ở mục I trang 17, 18 SGK. - Thảo luận nhóm → thống nhất ý kiến hoàn thành phiếu học tập. - Đại diện các nhóm ghi kết quả trên bảng. - Dựa vào H.4.1 SGK trình bày. - Roi xoáy vào nước. - Các chất dinh dưỡng sẽ thấm qua màng tế bào. - Nghe. - Dựa vào hình 4.2 SGK trả lời, lưu ý nhân phân chia trước rồi đến các phần khác. - Nhờ có điểm mắt nên có khả năng cảm nhận ánh sáng. - Đáp án: roi, điểm mắt, diệp lục. * Kết luận: Phiếu học tập. Phiếu học tập: Tìm hiểu trùng roi xanh. STT Tên động vật Đặc điểm Trùng roi xanh (Lớp trùng roi) 1 Cấu tạo Di chuyển - Là 1 tế bào (0,05mm) hình thoi, có roi, nhân, điểm mắt, hạt diệp lục, hạt dự trữ, không bào co bóp. - Nhờ roi xóay vào nước → trùng roi vừa tiến vừa xoay mình. 2 Dinh dưỡng - Tự dưỡng (nhờ diệp lục) và dị dưỡng (hoại sinh). - Hô hấp: trao đổi khí qua màng tế bào. - Bài tiết: nhờ không bào co bóp. 3 Sinh sản - Vô tính bằng cách phân đôi theo chiều dọc. 4 Tính hướng sáng - Điểm mắt và roi giúp trùng roi hướng về chỗ ánh sáng. Hoạt động 2: Tìm hiểu tập đoàn trùng roi. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS nghiên cứu SGK + quan sát hình 4.3 trang 18. Hoàn thành bài tập mục s tr.19 SGK (điền từ vào chổ trống). (?) Tập đoàn trùng roi có cấu tạo như thế nào? (?) Tập đoàn trùng roi dinh dưỡng như thế nào? (?) Hình thức sinh sản của tập đoàn trùng roi? - MR: Trong tập đoàn: 1 số cá thể ở ngoài làm nhiệm vụ di chuyển bắt mồi, đến khi sinh sản một số tế bào chuyển vào trong phân chia thành tập đoàn mới. - Tập đoàn vôn vốc cho ta suy nghĩ gì về mối liên quan giữa động vật đơn bào và động vật đa bào? - Gọi HS đọc mục “Em có biết” SGK Giải thích thêm - Cá nhân tự thu nhận kiến thức, hoàn thành bài tập. - Yêu cầu lựa chọn: “trùng roi, tế bào, đơn bào, đa bào”. * Kết luận: Tập đoàn trùng roi gồm nhiều tế bào trùng roi liên kết với nhau. - Yêu cầu nêu được: các tế bào trong tập đoàn trùng roi dinh dưỡng và vận động độc lập với nhau. - Nghe. * Kết luận: Chúng gợi ra mối quan hệ nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào. - Đọc bài Củng cố: GV dùng câu hỏi cuối bài trong SGK. Dặn dò: Học bài. Đọc trước bài 5: “Trùng biến hình, trùng giày” Kẻ phiếu học tập vào vở và hoàn thành. Phiếu học tập: Tìm hiểu trùng biến hình. STT Tên động vật Đặc điểm Trùng biến hình (Lớp Trùng chân giả) 1 Cấu tạo Di chuyển 2 Dinh dưỡng 3 Sinh sản Phiếu học tập: Tìm hiểu trùng giày. Bài tập Tên động vật Đặc điểm Trùng giày (Lớp Trùng cỏ) 1 Cấu tạo Di chuyển 2 Dinh dưỡng 3 Sinh sản Duyệt của Tổ trưởng
File đính kèm:
- bai 4-2tr.doc