Giáo án Sinh 7 bài 33: Cấu tạo trong của cá chép

1. Hệ tiêu hoá:

- Các nhóm thảo luận → hoàn thành bài tập.

- Đại diện nhóm hoàn thành trên bảng phụ của GV → các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

* Hệ tiêu hoá có sự phân hoá:

- Các bộ phận:

 + Ong tiêu hoá: Miệng → hầu → thực quản → dạ dày → ruột → hậu môn.

 + Tuyến tiêu hoá: gan, mật, tuyến ruột.

- Thức ăn được nghiền nát nhờ răng hàm, dưới tác dụng Enzim tiêu hoá. Thức ăn biến đổi thành chất dinh dưỡng ngấm qua thành ruột vào máu.

 + Các chất cặn bã được thải ra ngoài qua hậu môn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 4464 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh 7 bài 33: Cấu tạo trong của cá chép, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16	Ngày soạn:
Tiết 32	Ngày dạy:
	Bài 33	 CẤU TẠO TRONG CỦA CÁ CHÉP 	
I – Mục tiêu: 
Kiến thức: 
Nắm được vị trí, cấu tạo các hệ cơ quan của cá chép.
Giải thích được những đặc điểm cấu tạo trong thích nghi đời sống ở nước
Kỹ năng: 
Rèn kỹ năng quan sát tranh.
Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
Thái độ: Yùêu thích môn học.
II – Phương pháp: trực quan, vấn đáp, thuyết trình
III – Thiết bị - Đồ dùng dạy học:
Tranh cấu tạo trong của cá chép.
Mô hình não cá.
Tranh sơ đồ hệ thần kinh cá chép.
IV – Tiến trình lên lớp:
Oån định
Bài cũ:
? Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi đời sống bơi lặn?
Bài mới:
Hoạt động 1: Các cơ quan dinh dưỡng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu các nhóm quan sát tranh H 32.3 → hoàn thành bài tập sau:
Các bộ phận của ống tiêu hoá
Chức năng
1
2
3
4
? Hoạt động tiêu hoá thức ăn diễn ra như thế nào?
? Nêu chức năng của hệ tiêu hoá?
- Cung cấp thêm thông tin về vai trò của bóng hơi: Bóng hơi thông với thực quản → giúp cá chìm, nổi trong nước.
- Cho HS thảo luận:
 ? Cá hô hấp bằng gì?
 ? Mang cá có cấu tạo như thế nào?
 ? Hãy giải thích hiện tượng: cá có cử động há miệng liên tiếp kết hợp với cử động khép mở của nắp mang?
 ? Vì sao trong bể nuôi cá người ta thường thả rong hoặc cây thuỷ sinh?
- Yêu cầu HS quan sát sơ đồ hề tuần hoàn → thảo luận:
 ? Hệ tuần hoàn gồm những cơ quan nào?
 + Hoàn thành bài tập điền vào chỗ trống.
- GV chốt lại kiến thức chuẩn.
? Hê tuần hoàn hoạt động như thế nào?
? Hệ bài tiết nằm ở đâu? Có chức năng gì?
1. Hệ tiêu hoá:
- Các nhóm thảo luận → hoàn thành bài tập.
- Đại diện nhóm hoàn thành trên bảng phụ của GV → các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Hệ tiêu hoá có sự phân hoá:
- Các bộ phận:
 + Oáng tiêu hoá: Miệng → hầu → thực quản → dạ dày → ruột → hậu môn.
 + Tuyến tiêu hoá: gan, mật, tuyến ruột.
- Thức ăn được nghiền nát nhờ răng hàm, dưới tác dụng Enzim tiêu hoá. Thức ăn biến đổi thành chất dinh dưỡng ngấm qua thành ruột vào máu.
 + Các chất cặn bã được thải ra ngoài qua hậu môn.
- Chức năng: Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng, thải cặn bã.
- Ghi bài.
2. Hệ tuần hoàn và hô hấp:
- Các nhóm thảo luận tự rút ra kết luận.
a) Hô hấp:
- Cá hô hấp bằng mang, 
- Lá mang là những nếp da mỏng có nhiều mạch máu → trao đổi khí.
- Chính là cử động hô hấp của cá.
- Cung cấp thêm oxi cho cá hô hấp.
b) Tuần hoàn:
- Quan sát tranh, đọc kĩ chú thích → xác định được các bộ phận của hệ tuần hoàn. Chú ý vị trí của tim và đường đi của máu.
- Cấu tạo:
 + Tim 2 ngăn: 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất.
 + 1 vòng tuần hoàn kín, máu đi nuôi cơ thể: đỏ tươi.
- Thảo luận tìm các từ điền vào chỗ trống.
1- Tâm nhĩ, 2- tâm thất, 3- Động mạch chủ bụng, 4- Các động mạch mang, 5- Động mạch chủ lưng, 6- Mao mạch ở các cơ quan, 7- Tĩnh mạch, 8- Tâm nhĩ.
- Hoạt động: SGK (trang 108).
3. Hệ bài tiết:
- Gồm: 2 dải thận màu đỏ, nằm sát sống lưng 
- Chức năng: lọc máu.
Hoạt động 2: Thần kinh và các giác quan của cá
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Quan sát hình 33.2, 33.3 SGK và mô hình não → trả lời câu hỏi:
 ? Hệ thần kinh của cá cấu tạo như thế nào?
? Bộ não cá chia làm mấy phần? Mỗi phần có chức năng như thế nào?
- Gọi 1 HS lên trình bày cấu tạo não cá trên mô hình.
 ? Cá có những giác quan nào phát triển? Nêu vai trò của các giác quan?
 ? Vì sao thức ăn có mùi lại hấp dẫn cá?
- Hệ thần kinh: hình ống.
 + TW thần kinh: não, tuỷ sống.
 + Dây thần kinh
- Cấu tạo não cá: (5 phần)
 + Não trước: kém phát triển. (có hành khứu giác phát triển)
 + Não trung gian.
 + Não giữa (thùy thị giác phát triển)
 + Tiểu não: phát triển: phối hợp các cử động phức tạp khi bơi.
 + Hành tuỷ: điều khiển nội quan.
- Giác quan:
 + Mắt: không có mí nên chỉ nhìn gần.
 + Mũi: đánh hơi, tìm mồi.
 + Cơ quan đường bên: nhận biết áp lực tốc độ dòng nước, vật cản.
Củng cố: 
Nêu các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống ở nước?
Làm bài tập số 3:
	+ Giải thích hiện tượng ở thí nghiệm hình 33.4 (trang 109) SGK.
	+ Đặt tên cho các thí nghiệm.
Dặn dò:
Học bài theo câu hỏi và kết luận trong SGK.
Vẽ sơ đồ cấu tạo não cá chép.
Sưu tầm tranh, ảnh về các loài cá.

File đính kèm:

  • docbai 33-3tr.doc
Giáo án liên quan