Giáo án Sinh 7 bài 3: Thực hành quan sát một số động vật nguyên sinh

Hoạt động của HS

- HS tự quan sát hình trong SGK để nhận biết trùng roi.

- Trong nhóm dùng ống hút lấy mẫu để bạn quan sát.

- Các nhóm lấy váng xanh ở nước ao hay rũ nhẹ rễ bèo để có trùng roi.

- Các nhóm dựa vào thực tế quan sát và thông tin SGK trang 16 trả lời câu hỏi.

- Đại diện nhóm trình bày đáp án → nhóm khác bổ sung.

 

doc2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 5557 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh 7 bài 3: Thực hành quan sát một số động vật nguyên sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2	Ngày soạn: 17/ 8/2012
Tiết 3	Ngày dạy: 20/ 8/ 2012
CHƯƠNG 1:	NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
Bài 3: Thực hành: QUAN SÁT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
Mục tiêu: 
Kiến thức: 
Thấy được ít nhất 2 đại diện điển hình cho ngành động vật nguyên sinh: trùng roi và trùng đế giày.
Phân biệt được hình dạng, cách di chuyển của 2 đại diện này.
Kỹ năng: 
	Rèn kỹ năng sử dụng và quan sát mẫu bằng kính hiển vi.
Thái độ: Nghiêm túc, tỉ mỉ, cẩn thận.
Kỹ năng sống:
Hợp tác, chia sẻ thông tin trong hoạt động nhóm.
Tìm kiếm và xử lí thông tin khi quan sát tiêu bản động vật nguyên sinh, tranh hình để tìm hiểu đặc điểm cấu tạo ngoài của động vật nguyên sinh.
Đảm nhận trách nhiệm và quản lí thời gian khi thực hành.
II- Phương pháp: thực hành, trực quan, vấn đáp, thuyết trình.
III – Phương tiện – Đồ dùng dạy học:
Kính hiển vi, lam kính, lamen, kim nhọn, ống hút, khăn lau.
Tranh trùng đế giày, trùng roi.
IV- Tiến trình lên lớp:
Ổn định.
Bài cũ:
? Em hãy cho biết các đặc điểm chung của động vật?
? Ý nghĩa của động vật đối với đời sống con người? Cho ví dụ.
Bài mới:
Hoạt động 1: Quan sát trùng giày.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Hướng dẫn các thao tác:
 + Dùng ống hút lấy 1 giọt nhỏ ở nước ngâm rơm chổ thành bình).
 + Nhỏ lên lam kính → rải vài sợi bông để cản tốc độ → soi dưới kính hiển vi.
 + Điều chỉnh các kính nhìn cho rõ.
 + Quan sát hình 3.1 trang 14 SGK, nhận biết trùng giày.
- GV hướng dẫn HS cách cố định mẫu: Dùng lamen đậy lên giọt nước (có trùng), lấy giấy thấm bớt nước.
- Kiểm tra ngay trên kính của các nhóm.
- Yêu cầu lấy 1 mẫu khác, quan sát trùng giày di chuyển. (Gợi ý di chuyển kiểu tiến thẳng hay xoay tiến.)
- Cho HS làm bài tập trang 15 SGK. Chọn câu trả lời đúng.
- Làm việc theo nhóm đã phân công.
- Các nhóm tự ghi nhớ các thao tác của GV.
- Lần lượt các thành viên trong nhóm lấy mẫu soi dưới kính hiển vi → nhận biết trùng giày.
- Vẽ sơ lược hình dạng của trùng giày.
- Quan sát được trùng giày di chuyển trên lam kính, tiếp tục theo dõi hướng di chuyển.
- Dựa vào kết quả quan sát, rồi hoàn thành bài tập.
Hoạt động 2: Quan sát trùng roi
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Cho HS quan sát hình 3.2, 3.3 SGK tr/15.
- Yêu cầu lấy mẫu và quan sát tương tự như quan sát trùng giày.
- Gọi đại diện 1 số nhóm lên tiến hành theo các thao tác như ở hoạt động 1.
- Kiểm tra ngay trên kính hiển vi của từng nhóm.
 (lưu ý HS sử dụng vật kính có độ phóng đại khác nhau để nhìn rõ mẫu.)
- Yêu cầu HS làm bài tập mục s tr.16 SGK.
- GV thông báo đáp án đúng:
 + Đầu đi trước.
 + Màu sắc của hạt diệp lục.
- HS tự quan sát hình trong SGK để nhận biết trùng roi.
- Trong nhóm dùng ống hút lấy mẫu để bạn quan sát.
- Các nhóm lấy váng xanh ở nước ao hay rũ nhẹ rễ bèo để có trùng roi.
- Các nhóm dựa vào thực tế quan sát và thông tin SGK trang 16 trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày đáp án → nhóm khác bổ sung.
Đánh giá tiết thực hành: 
GV yêu cầu HS vẽ hình trùng giày và trùng roi vào vở và ghi chú thích.
Nhận xét sự chuẩn bị và thái độ trong giờ thực hành của từng nhóm. Nhận xét chung cả lớp.
Yêu cầu dọn vệ sinh.
Dặn dò:
Vẽ hình trùng giày, trùng roi vào vở và ghi chú thích.
Đọc trước bài 4.
Kẻ phiếu học tập “Tìm hiểu trùng roi xanh vào vở bài tập”.
STT
 Tên động vật 
Đặc điểm 
Trùng roi xanh
1
 Cấu tạo
 Di chuyển
2
 Dinh dưỡng
3
 Sinh sản
4
 Tính hướng sáng

File đính kèm:

  • docbai 3-2tr.doc