Giáo án Sinh 7 bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ
Hoạt động của HS
- HS đọc to thông tin trong SGK trang 91, lớp theo dõi các đặc điểm dự kiến.
- Thảo luận trong nhóm, lựa chọn các đặc điểm chung.
* Kết luận:
- Cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng.
- Phần đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.
- Hô hấp bằng ống khí.
- Phát triển qua biến thái.
Tuần 14 Ngày soạn: Tiết 28 Ngày dạy: Bài 27 ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP SÂU BỌ I – Mục tiêu: Kiến thức: Thông qua các đại diện nêu được sự đa dạng của lớp sâu bọ. Trình bày được đặc điểm chung của lớp sâu bọ. Nêu được vai trò thực tiễn của sâu bọ. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích. Rèn kỹ năng hoạt động nhóm. Thái độ: Biết cách bảo vệ các loài sâu bọ có ích và tiêu diệt sâu bọ có hại. II – Phương pháp: trực quan, vấn đáp, thuyết trình III – Thiết bị - Đồ dùng dạy học: Tranh: một số đại diện của lớp sâu bọ. Bảng 1 và 2. IV – Tiến trình lên lớp: Oån định Bài cũ: ? Nêu 3 đặc điểm để nhận dạng châu chấu? ? Hô hấp ở châu chấu khác tôm như thế nào? Bài mới: Hoạt động 1: Một số đại diện sâu bọ Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS quan sát từ hình 27.1 đến 27.7 SGK, đọc thông tin dưới hình → trả lời câu hỏi: ? Ở hình 27 có những đại diện nào? ? Em hãy cho biết thêm những đặc điểm của mỗi đại diện mà em biết? - Yêu cầu HS hoàn thành bảng 1 tr.91 SGK. ? Nhận xét sự đa dạng của lớp sâu bọ? - GV chốt lại kiến thức. - Làm việc độc lập với SGK. + Kể tên 7 đại diện. + Bổ sung thêm thông tin về các đại diện. Ví dụ: + Bọ ngựa: ăn sâu bọ, có khả năng biến đổi màu sắc theo môi trường. + Ve sầu: ấu trùng ở đất, ve đực kêu vào mùa hạ. + Ruồi, muỗi là động vật trung gian truyền nhiều bệnh . - Bằng hiểu biết của mình để lựa chọn các đại diện điền vào bảng 1. * Kết luận: Sâu bọ rất đa dạng: - Chúng có số lượng loài lớn. - Môi trường sống đa dạng. - Có lối sống và tập tính phong phú thích nghi với điều kiện sống. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của sâu bọ Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS đọc thông tin n SGK → thảo luận, chọn các đặc điểm chung nổi bật của lớp sâu bọ. - GV chốt lại các đặc điểm chung. - HS đọc to thông tin n trong SGK trang 91, lớp theo dõi các đặc điểm dự kiến. - Thảo luận trong nhóm, lựa chọn các đặc điểm chung. * Kết luận: - Cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng. - Phần đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh. - Hô hấp bằng ống khí. - Phát triển qua biến thái. Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò thực tiễn của sâu bọ Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS đọc thông tin n → làm bài tập: điền bảng 2 (trang 92) SGK. - Kẻ nhanh bảng 2, gọi HS lên điền. ? Ngoài các vai trò trên, lớp sâu bọ còn có những vai trò gì? - Bằng kiến thức và hiểu biết của mình để điền tên sâu bọ và đánh dấu vào ô trống vai trò thực tiễn ở bảng 2. * Kết luận: Vai trò của sâu bọ: - Ích lợi: + Làm thuốc chữa bệnh. + Làm thực phẩm. + Thụ phấn cho cây trồng. + Làm thức ăn cho động vật khác. + Diệt các sâu bọ có hại. - Tác hại: + Là động vật trung gian truyền bệnh. + Gây hại cho cây trồng, làm hại cho sản xuất nông nghiệp. - HS có thể nêu thêm: Ví dụ: + Cung cấp nguyên liệu cho dệt may: tằm + Làm sạch môi trường: bọ hung. + Làm hại các đồ dùng, sản phẩm từ gỗ, hại hạt ngũ cốc Củng cố: Hãy cho biết 1 số loài sâu bọ có tập tính phong phú ở địa phương? Nêu đặc điểm phân biệt lớp sâu bọ với lớp khác trong ngành chân khớp? Nêu biện pháp chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường. Dặn dò: Học bài theo kết luận và câu hỏi trong SGK. Đọc mục “Em có biết”. Tìm hiểu tập tính của sâu bọ.
File đính kèm:
- bai 27-2tr.doc