Giáo án Sinh học 7 - Giáo án: Nguyễn Văn Huyện

I/ MỤC TIÊU:

- Chứng minh được sự đa dạng, phong phú của động vật thể hiện ở số loài và môi trường sống.

- Giáo dục ý thức học tập yêu thích môn học, bảo vệ thực vật.

II/ CHUẨN BỊ:

1) Giáo viên:

 - Tranh ảnh động vật ở các môi trường sống khác nhau.

 2) Học sinh:

 - Đọc trước bài 1

 - Tranh ảnh động vật.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1) Kiểm tra bài cũ:

 2) Nội dung bài mới:

 

doc122 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 3455 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 7 - Giáo án: Nguyễn Văn Huyện, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đặc điểm cấu tạo ngoài của châu chấu liên quan đến di chuyển.
Nêu được cấu tạo trong, dinh dưỡng, sinh sản của châu chấu.
II/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Hình 26.1 -> 26.3. 
 2) Học sinh:
- Đọc trước bài 26.
- Chuẩn bị thuyết trình.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cấu tạo của nhện?
- Nêu tập tính của nhện?
- Nêu đặc điểm 1 số đại diện lớp hình nhện?
- So sánh nhện và tôm?
 2) Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1:Tìm hiểu cấu tạo ngoài, di chuyển và cấu tạo trong của châu chấu.
I. Cấu tạo ngoài và di chuyển:
- Cơ thể gồm 3 phần:
+ Đầu: râu, mắt kép, cơ quan miệng.
+ Ngực: 3 đôi chân, 2 đôi cánh.
+ Bụng: nhiều đốt, mỗi đốt có lỗ thở.
- Di chuyển: bò, nhảy, bay.
II. Cấu tạo trong:
- Hệ tiêu hóa: miệng -> hầu -> diều -> dạ dày -> ruột tịt -> ruột sau -> trực tràng -> hậu môn.
- Hệ hô hấp: có hệ thống ống khí ở bụng.
- Hệ tuần hòan: đơn giản, mạch hở.
- Hệ thần kinh: hạch não, chuỗi hạch.
- Yêu cầu HS thuyết trình.
- GV nhận xét đặt câu hỏi bổ sung:
+ Tại sao châu chấu có hệ thống ống khí phát triển?
+ Tại sao hệ tuần hoàn châu chấu đơn giản? Máu màu gì?
+ Tại sao tim châu chấu có nhiều ngăn?
+ Hô hấp ở tôm có gì khác châu chấu?
+ Châu chấu có uống nước không? Nước trong cơ thể châu chấu từ đâu mà có?
+ Ống bài tiết của châu chấu họat động như thế nào?
+ Chất nhờn trên cơ thể chấu chấu có tác dụng gì?
- Yêu cầu HS kết luận.
- HS thuyết trình và chất vấn.
- HS trả lời:
+ Cung cấp ôxi tòan bộ cơ thể, giúp cơ thể châu chấu nhẹ -> bay.
+ Hệ tòan hòan chỉ làm chức năng cung cấp chất dinh dưỡng. Máu không màu.
+ Hệ tuần hòan hở, tim có nhiều ngăn để bơm và thu lại máu ra tòan bộ cơ thể.
+ Châu chấu hô hấp bằng hệ thống ống khí.
+ Không. Nước trong thức ăn và nước trao đổi chất.
+ Ống bài tiết lọc chất thải bằng cách thấm trực tiếp qua thành tế bào rồi đổ vào ruột sau theo phân ra ngòai, giữ lại toàn bộ nước trong cơ thể -> tránh mất nước -> phân khô.
+ Giảm sức cản không khí khi bay.
- HS kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu dinh dưỡng, sinh sản và phát triển của châu chấu.
III. Dinh dưỡng:
- Thức ăn: chồi và lá cây.
- Hô hấp qua lỗ thở.
IV. Sinh sản và phát triển:
- Phân tính.
- Đẻ trứng thành ổ dưới đất.
- Biến thái không hòan tòan, lột xác để lớn lên.
- Yêu cầu HS thuyết trình.
- GV nhận xét và đặt câu hỏi bổ sung:
+ Quan hệ giữa dinh dưỡng và sinh sản?
+ Biến thái không hoàn toàn là gì?
+ Vai trò của châu chấu?
- Yêu cầu HS kết luận.
- HS thuyết trình và chất vấn.
- HS trả lời:
+ Phàm ăn và đẻ nhiều.
+ Con non gần giống con trưởng thành.
+ Phá hoại cây trồng, ảnh hưởng mùa màng.
- HS kết luận.
IV/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Học bài cũ.
- Đọc trước bài 27 “ Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ”
- Chia nhóm thuyết trình.
Tiết PPCT: 28	
Bài số : 27 (Lý thuyết)
ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP SÂU BỌ
I/ MỤC TIÊU:
Thông qua các đại diện nêu được sự đa dạng của lớp sâu bọ.
Nêu được đặc điểm chung của lớp sâu bọ.
Nêu được vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ.
Biết cách bảo vệ các sâu bọ có ích, diệt sâu bọ có hại.
II/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Hình 27.1 -> 27.7. 
 2) Học sinh:
- Đọc trước bài 27.
- Chuẩn bị thuyết trình.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cấu tạo ngoài và di chuyển của châu chấu?
- Nêu cấu tạo trong và dinh dưỡng?
- Nêu cách sinh sản và phát triển?
 2) Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1:Tìm hiểu 1 số đại diện sâu bọ khác.
I. Một số đại diện sâu bọ khác:
 Sự đa dạng về lòai, lối sống và tập tính:
- Số lượng loài lớn.
- Lối sống: tự do, kí sinh.
- Môi trường sống: dưới nước, trên cạn, trên không.
- Tập tính: di cư, thay đổi màu sắc theo môi trường.
- Yêu cầu HS thuyết trình.
- GV nhận xét đặt câu hỏi bổ sung:
+ Cách lẩn trốn kẻ thù của bọ ngựa?
+ Cách sinh sản của chuồn chuồn?
+ Ve nào kêu? Mục đích?
+ Thức ăn của ve?
+ Muỗi nào hút máu? Kim của muỗi có chất gì để hút máu?
- Yêu cầu HS thảo luận hòan thành phần bảng 1 SGK trang 91.
- Yêu cầu HS trả lời.
- Yêu cầu HS kết luận.
- HS thuyết trình và chất vấn.
- HS trả lời:
+ Thay đổi màu sắc theo môi trường.
+ Đẻ trứng trong nước, ấu trùng sống trong nước, ăn lăng quăng.
+ Ve đực kêu vào mùa hè để gọi bạn tình.
+ Trưởng thành hút nhựa cây, ấu trùng ăn rễ cây.
+ Muỗi cái hút máu, muỗi đực hút nhựa cây. Kim có chất chống đông máu.
- HS thảo luận trả lời.
- HS trả lời và bổ sung.
- HS kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung và vai trò tựhc tiễn của lớp sâu bọ.
II. Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn:
1) Đặc điểm chung:
- Cơ thể có 3 phần: đầu, ngực, bụng.
- Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.
- Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
- Có nhiều hình thức phát triển biến thái khác nhau.
- Có hệ tuần hòan hở, tim hình ống, nhiều ngăn ở mặt lưng.
2) Vai trò thực tiễn:
- Lợi: 
+ Làm thuốc chữa bệnh.
+ Làm thực phẩm.
+ Thụ phấn cho cây trồng.
+ Thức ăn cho động vật khác.
+ Diệt các sâu hại.
- Hại:
+ Hại hạt ngũ cốc.
+ Truyền bệnh.
- Yêu cầu HS hòan thành phần 6 SGK trang 92.
- Yêu cầu HS trả lời. 
- Yêu cầu HS kết luận.
- Yêu cầu HS thảo luận hòan thành phần bảng 2 SGK trang 92.
- Yêu cầu HS trả lời.
- Yêu cầu HS kết luận.
- HS thảo luận trả lời.
- HS trả lời và bổ sung.
- HS kết luận.
- HS thảo luận trả lời.
- HS trả lời và bổ sung.
- HS kết luận.
IV/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Học bài cũ.
- Đọc trước bài 28 “ Thực hành: Xem băng hình tập tính sâu bọ”
- Kẻ bảng chuẩn bị thực hành:
Tên loài
Thức ăn
Cách kiếm ăn
Tự vệ và tấn công
Tập tính sinh sản
Tập tính khác
Tiết PPCT: 29	
Bài số : 28 (Thực hành)
XEM BĂNG HÌNH VỀ TẬP TÍNH SÂU BỌ
I/ MỤC TIÊU:
Tìm hiểu, quan sát 1 số tập tính của sâu bọ trong băng hình.
Ghi chép những đặc điểm chung của tập tính để trình bày lại.
Liên hệ tập tính với nội dung đã học để giải thích.
II/ CHUẨN BỊ:
1) Giáo viên:
- Băng hình.
- Phòng thực hành.
 2) Học sinh:
- Đọc trước bài 28.
- Kẻ bảng.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 Kiểm tra bài cũ:
- Đặc điểm chung của lớp sâu bọ?
- Vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ?
- Cách phòng trừ sâu bọ có hại?
 2) Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra dụng cụ, mẫu vật của học sinh
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
- GV kiểm tra và đánh giá sự chuẩn bị của học sinh 
- GV phân công việc cho học sinh.
- HS tập trên bàn cho GV kiểm tra.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 2: Hướng dẫn quy trình thực hành
II. Quy trình thực hành:
- Yêu cầu HS đọc nội dung thực hành.
- GV nêu những điểm cần chú ý khi xem phim để HS chuẩn bị bài thu họach.
- HS đọc.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 3: HS làm thực hành
III. Thực hành :
- Cho HS xem phim.
- Làm bài thu hoạch. 
- HS xem phim.
- Trả lời câu hỏi và ghi kết quả thực hành vào bài thu hoạch. 
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả
IV. Đánh giá kết quả :
- Cho HS báo cáo kết quả theo nhóm.
- GV đánh giá lại cho điểm.
IV/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Học bài cũ.
- Đọc trước bài 29 “ Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp”.
- Ôn lại các đặc điểm và vai trò của ngành chân khớp.
Tiết PPCT: 30	
Bài số : 29 (Lý thuyết)
ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH CHÂN KHỚP
I/ MỤC TIÊU:
Trình bày được đặc điểm chung của nàgnh chân khớp.
Giải thích được sự đa dạng của ngành chân khớp.
Nêu được vai trò thực tiễn của ngành chân khớp.
Có ý thức bảo vệ các loại động vật có ích.
II/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Hình 29.1 -> 29.6. 
 2) Học sinh:
- Đọc trước bài 29.
- Ôn lại đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên 1 số loài sâu bọ mà em biết?
- Nêu tập tính của 1 số sâu bọ?
 2) Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1:Tìm hiểu đặc điểm chung của ngành chân khớp.
I. Đặc điểm chung:
- Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau.
- Sự phát triển, tăng trưởng gắn liền với sự lột xác.
- Có bộ xương ngoài bằng kitin che chở cơ thể.
- Yêu cầu HS quan sát hình 29.1 -> 29.6 thảo luận tìm đặc điểm chung của ngành chân khớp.
- Yêu cầu HS trả lời.
- Yêu cầu HS kết luận.
- HS thảo luận trả lời.
- HS trả lời và bổ sung.
- HS kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự đa dạng của chân khớp.
II. Sự đa dạng ở chân khớp:
1) Đa dạng về cấu tạo và môi trường sống:
 Bảng 1 SGK trang 96.
2) Đa dạng về tập tính:
 Bảng 2 SGK trang 97.
- Yêu cầu HS hòan thành bảng 1 và 2 SGK trang 96,97.
- Yêu cầu HS trả lời. 
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Đặc điểm nào ảnh hưởng đến sự phân bố rộng rãi của chân khớp?
+ Đặc điểm nào giúp chân khớp đa dạng về tập tính và môi trường sống?
- Yêu cầu HS kết luận.
- HS thảo luận trả lời.
- HS trả lời và bổ sung.
- HS trả lời:
+ Vỏ kitin, chân khớp và phân đốt linh họat trong di chuyển.
+ Hệ thần kinh và giác quan phát triển, cấu tạo phân hóa thích nghi môi trường sống.
- HS kết luận.
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò thực tiễn của ngành chân khớp.
III. Vai trò thực tiễn:
 Bảng 3 SGK trang 97.
Yêu cầu HS hòan thành bảng 3 SGK trang 97.
- Yêu cầu HS trả lời. 
- Yêu cầu HS trả lời:
+ Lớp nào của chân khớp có giá trị thực phẩm lớn nhất?
- Yêu cầu HS kết luận.
- HS thảo luận trả lời.
- HS trả lời và bổ sung.
- HS trả lời:
+ Giáp xác.
- HS kết luận.
IV/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Học bài cũ.
- Đọc trước bài 31 “ Cá chép”
- Chia nhóm thuyết trình.
Tiết PPCT: 31	CHƯƠNG 6: NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ
XƯƠNG SỐNG
CÁC LỚP CÁ
Bài số : 31 (Lý thuyết)
CÁ CHÉP
I/ MỤC TIÊU:
Hiểu được các đặc điểm đời sống của cá chép.
Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi môi trường sống ở nước.
II/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Hình 31.1.
 2) Học sinh:
- Đọc trước bài 31.
- Chuẩn bị thuyết trình.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Kiểm tra bài cũ:
- Nêu đặc điểm chung của ngành chân khớp?
- Nêu sự đa dạng của ngành chân khớp?
- Nêu vai trò thực tiễn của ngành chân khớp?
 2) Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1:Tìm hiểu đời sống của cá chép.
I. Đời sống:
- Sống ở nước ngọt, ưa vực nước lặng.
- Ăn tạp.
- Là động vật biến nhiệt.
- Thụ tinh ngoài, đẻ nhiều trứng.
- Yêu cầu HS thuyết trình.
- GV nhận xét và đặt câu hỏi bổ sung:
+ ĐV biến nhiệt là gì?
+ Tại sao cá chép phải đẻ nhiều trứng?
+ So sánh thụ tinh ngoài và thụ tinh trong?
- Yêu cầu HS kết luận.
- HS thuyết trình và chất vấn.
- HS trả lời:
+ Nhiệt độ cơ thể không ổn định, phụ thuộc nhiệt độ môi trường.
+ Thụ tinh ngoài -> khả năng thụ tinh không cao, môi trường không phù hợp, trứng chết nhiều, -> đẻ nhiều.
+ Thụ tinh ngoài là thụ tinh ngoài cơ thể mẹ, thụ tinh trong là thụ tinh trong cơ thể mẹ -> thụ tinh ngoài tỉ lệ thụ tinh ít hơn, nguy cơ chết cao.
- HS kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo ngoài của cá chép.
II. Cấu tạo ngoài:
1) Cấu tạo ngoài:
 Bảng 1 SGK trang 103.
2) Chức năng của vây cá:
- Vây ngực, vây bụng: giữ thăng bằng, di chuyển theo các hướng.
- Vây lưng, vây hậu môn: giữ thăng bằng theo chiều dọc.
- Khúc đuôi mang vây đuôi: đẩy nước giúp cá tiến về phía trước.
- Yêu cầu HS thuyết trình.
- GV nhận xét và đặt câu hỏi bổ sung:
+ Tên gọi của vây dựa vào đặc điểm nào?
- Yêu cầu HS kết luận.
- HS thuyết trình và chất vấn.
- HS trả lời:
+ Dựa vào vị trí của vây.
- HS kết luận.
IV/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Học bài cũ.
- Đọc trước bài 33 “ Cấu tạo trong của cá chép”
- Chia nhóm thuyết trình.
Tiết PPCT: 32	
Bài số : 33 (Lý thuyết)
CẤU TẠO TRONG CỦA CÁ CHÉP
I/ MỤC TIÊU:
Nắm được vị trí & cấu tạo các hệ cơ quan của cá chép.
Giải thích được những đặc điểm cấu tạo trong thích nghi đời sống ở nước.
II/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Hình 33.1 -> 33.4.
- Mô hình cá chép.
 2) Học sinh:
- Đọc trước bài 33.
- Chuẩn bị thuyết trình.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Kiểm tra bài cũ:
- Nêu đặc điểm đời sống của cá chép?
- Nêu cấu tạo ngoài thích nghi môi trường sống ở nước?
- Nêu chức năng các loại vây?
 2) Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1:Tìm hiểu các cơ quan dinh dưỡng của cá chép.
I. Các cơ quan dinh dưỡng:
1) Tiêu hóa:
 Hệ tiêu hóa phân hóa gồm 2 phần:
- Ống tiêu hóa: miệng -> hầu -> thực quản -> dạ dày -> ruột -> hậu môn.
- Tuyến tiêu hóa: gan, mật, tuyến ruột.
- Bóng hơi thông với thực quản giúp cá chìm nổi dễ dàng.
2) Tuần hoàn và hô hấp:
- Hệ tuần hoàn: 
+ Tim 2 ngăn: 1 tâm thất, 1 tâm nhĩ.
+1 Vòng tuần hoàn kín.
+ Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
- Hệ hô hấp: bằng mang.
3) Bài tiết:
 2 dải thận màu tím đỏ nằm 2 bên cột sống có chức năng lọc máu, thải bã ra ngoài.
- Yêu cầu HS thuyết trình.
- GV nhận xét và đặt câu hỏi bổ sung:
+ Tại sao bóng hơi giúp cá có thể chìm nổi được trong nước?
+ Đặc điểm hệ tuần hòan của cá?
+ Thận bài tiết chất thải ở đâu?
- Yêu cầu HS kết luận.
- HS thuyết trình và chất vấn.
- HS trả lời:
+ Thành bóng hơi có nhiều mạch màu và tế bào tuyến khí có khả năng hấp thụ và tiết ra khí làm bóng hơi phồng xẹp giúp cá chìm nổi.
+ Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn kín, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
+ Chất thải trong máu.
- HS kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hệ thần kinh và giác quan của cá chép.
II. Thần kinh và giác quan:
- Thần kinh:
+ Trung ương thần kinh: não, tủy sống.
+ Dây thần kinh: đi từ trung ương đến các cơ quan.
+ Bộ não phân hóa có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống.
- Giác quan: 
+ Mắt không mi -> nhìn gần.
+ Mũi: đánh hơi, tìm mồi.
+ Cơ quan đường bên: nhận biết áp lực, tốc độ dòng nước và các vật cản trên đường.
- Yêu cầu HS thuyết trình.
- GV nhận xét và đặt câu hỏi bổ sung:
+ Tại sao tủy sống nằm trong xương?
+ Cá chép có xúc giác chưa? Nhờ bộ phận nào?
- Yêu cầu HS kết luận.
- HS thuyết trình và chất vấn.
- HS trả lời:
+ Vì xương là khung của cơ thể phân bố tòan cơ thể.
+ Có, nhờ cơ quan đường bên.
- HS kết luận.
IV/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Học bài cũ.
- Đọc trước bài 34 “ Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp cá”
Tiết PPCT: 33	
Bài số : 34 (Lý thuyết)
ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC LỚP CÁ
I/ MỤC TIÊU:
Nắm được sự đa dạng của cá về số loài, lối sống và môi trường sống.
Trình bày được đặc điểm phân biệt lớp cá sụn và cá xương.
Nêu được vai trò của cá trong đời sống con người.
Trình bày được đặc điểm chung của các lớp cá.
II/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Hình 34.1 -> 34.7
 2) Học sinh:
- Đọc trước bài 34.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cấu tạo hệ tiêu hóa?
- Nêu hệ tuần hoàn và hô hấp?
- Nêu hệ thần kinh và giác quan?
 2) Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1:Tìm hiểu đa dạng về thành phần loài và môi trường sống.
I. Đa dạng về thành phần loài và môi trường sống:
 Cá gồm 2 lớp: lớp Cá sụn và lớp Cá xương. Chúng có số loài lớn nhất so với các lớp khác trong ngành Động vật có xương sống. Cá sụn có bộ xương bằng chất sụn, Cá xương có bộ xương bằng chất xương. Cá sống trong các môi trường ở những tầng nước khác nhau, điều kiện sống khác nhau nên có cấu tạo và tập tính khác nhau. 
- Yêu cầu HS thảo luận trả lời phần 6 và phần bảng trong SGK trang 111.
- Yêu cầu HS trả lời.
- Yêu cầu HS kết luận.
- HS thảo luận.
- HS trả lời.
- HS kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của cá chép.
II. Đặc điểm chung:
 Cá là những động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước, bơi bằng vây, hô hấp bằng mang, có 1 vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, thụ tinh ngoài và là động vật biến nhiệt.
- Yêu cầu HS thảo luận trả lời phần 6 SGK. 
- Yêu cầu HS trả lời.
- Yêu cầu HS kết luận.
- HS thảo luận trả lời.
- HS trả lời.
- HS kết luận.
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của cá chép.
III. Vai trò của cá:
- Lợi:
+ Cung cấp thực phẩm.
+ Làm thuốc.
+ Nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
+ Diệt bọ gậy, sâu bọ hại lúa.
- Hại: gây ngộ độc cho người.
- Yêu cầu HS đọc phần <.
- Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Lợi ích của cá?
+ Tác hại của cá?
+ Làm gì để bảo vệ và phát triển nguồn lợi của cá?
- Yêu cầu HS kết luận.
- HS đọc.
- HS trả lời.
- HS kết luận.
IV/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Học bài cũ.
- Đọc trước bài 32 “ Thực hành: mổ cá”
- Mỗi nhóm chuẩn bị:
+ 1 con cá lóc.
+ Khăn lau.
+ Xà bông.
+ Bông gòn.
+ Phiếu thực hành.
- Ôn lại cấu tạo ngoài và trong của cá chép.
Tiết PPCT: 34	
Bài số : 32 (Thực hành)
MỔ CÁ
I/ MỤC TIÊU:
Nhận dạng 1 số cơ quan của cá trên mẫu mổ và quan sát bộ xương.
Rèn luyện kỹ năng mổ động vật có xương sống.
Có thái độ nghiêm túc, cẩn thận khi thực hành.
II/ CHUẨN BỊ:
1) Giáo viên:
- Dụng cụ thí nghiệm.
- Tranh cấu tạo của cá. 
 2) Học sinh:
- Đọc trước bài 32.
- Chuẩn bị mẫu.
- Ôn lại kiến thức cấu tạo của cá chép. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 Kiểm tra bài cũ:
- Nêu sự đa dạng của các lớp cá?
- Nêu đặc điểm chung?
- Nêu vai trò?
 2) Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra dụng cụ, mẫu vật của học sinh
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
- GV kiểm tra dụng cụ , mẫu vật và đánh giá sự chuẩn bị của học sinh 
- GV phân công việc cho học sinh.
- Yêu cầu HS nhận dụng cụ thực hành.
- HS để mẫu vật trên bàn cho GV kiểm tra.
- HS lắng nghe.
- HS nhận dụng cụ thực hành.
Hoạt động 2: Hướng dẫn quy trình thực hành
II. Quy trình thực hành:
Gồm 2 bước:
+ Bước 1:Quan sát cấu tạo ngoài.
+ Bước 2:Quan sát cấu tạo tr

File đính kèm:

  • dockiem tra 1 tiet.doc