Giáo án Sinh 7 bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành giun đốt

Hoạt động của HS

- Cá nhân tự quan sát hình, đọc các thông tin SGK → ghi nhớ kiến thức.

1) Giun đỏ:

- Nơi sống: cống rãnh.

 Đặc điểm: sống cố định: đầu cắm xuống bùn, đuôi thò ra ngoài, thân phân đốt. Hô hấp bằng mang tơ.

2) Đỉa:

- Lối sống: kí sinh ngoài

 Nơi sống: nước ngọt, nước mặn, nước lợ, trên cây (vắt)

- Đặc điểm thích nghi lối sống kí sinh: khoang miệng có nhiều răng nhỏ, đầu có giác bám, có nhiều ruột tịt cắn, hút và chứa nhiều máu.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 8844 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh 7 bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành giun đốt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9	Ngày soạn: 5/ 10/ 2012
Tiết 17	Ngày dạy: 8/ 10/ 2012
Bài 17	MỘT SỐ GIUN ĐỐT KHÁC
	 VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH GIUN ĐỐT
I – Mục tiêu: 
Kiến thức: 
Mở rộng hiểu biết về các giun đốt: giun đỏ, đỉa, rươi, vắt từ đó thấy được tính đa dạng của ngành này.
Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, tổng hợp kiến thức.
Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật.
Kỹ năng sống: 
Kỹ năng phân tích, đối chiếu, khái quát để phân biệt được đại diện của ngành Giun đốt.
Kỹ năng hợp tác, lắng nghe.
II – Phương pháp: trực quan, vấn đáp, thuyết trình
III – Phương tiện - Đồ dùng dạy học:
Tranh: 1 số giun đốt phóng to như rươi, giun đỏ, đỉa, vắt...
Bảng 1.
Bảng phụ bài tập trang 61.
IV – Tiến trình lên lớp:
Oån định
Bài cũ:
? Trình bày cấu tạo trong của giun đất?
? Giun đất dinh dưỡng như thế nào?
? Vì sao nói giun đất là “máy cày sống”?
Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số giun đốt thường gặp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Cho HS quan sát tranh: giun đỏ, đỉa, rươi, 
? Giun đỏ sống ở đâu? Chúng có đặc điểm gì giống và khác giun đất?
? Đỉa sống ở đâu? Lối sống?
? Đỉa có đặc điểm gì thích nghi với lối sống kí sinh ngoài?
? Rươi sống ở đâu?
? Rươi có đặc điểm gì thích nghi với lối sống tự do?
? Sinh sản của rươi có gì khác giun đất?
- Yêu cầu trao đổi nhóm hoàn thành bảng 1.
- Treo bảng phụ, gọi nhiều nhóm lên chữa bài.
? Nhận xét sự đa dạng của ngành giun đốt?
- Cá nhân tự quan sát hình, đọc các thông tin SGK → ghi nhớ kiến thức.
1) Giun đỏ:
- Nơi sống: cống rãnh.
 Đặc điểm: sống cố định: đầu cắm xuống bùn, đuôi thò ra ngoài, thân phân đốt. Hô hấp bằng mang tơ.
2) Đỉa:
- Lối sống: kí sinh ngoài
 Nơi sống: nước ngọt, nước mặn, nước lợ, trên cây (vắt)
- Đặc điểm thích nghi lối sống kí sinh: khoang miệng có nhiều răng nhỏ, đầu có giác bám, có nhiều ruột tịt " cắn, hút và chứa nhiều máu.
3) Rươi:
- Nơi sống: nước lợ
- Đặc điểm: chi bên phát triển (nhiều tơ), đầu có nhiều giác quan: mắt, khứu giác, xúc giác (râu)
- Không sinh sản bằng kén, thụ tinh ngoài.
- Trao đổi nhóm → thống nhất ý kiến → hoàn thành nội dung bảng 1.
- Đa dạng về môi trường sống, lối sống..
Bảng 1: Đa dạng của ngành giun đốt 
STT
 Đa dạng
Đại diện
Môi trường sống
Lối sống
1
Giun đất
Đất ẩm
Tự do
2
Đỉa
Nước ngọt, mặn, nước lợ
Kí sinh ngoài
3
Rươi 
Nước lợ
Tự do
4
Giun đỏ 
Nước ngọt
Định cư
5
Vắt 
Lá cây (trong rừng)
Kí sinh ngoài
Hoạt động 2: Vai trò của giun đốt
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập trong SGK trang 61.
 + Làm thức ăn cho người .
 + Làm thức ăn cho động vật .
 + Làm cho đất trồng xốp, thoáng khí: ..
 + Làm màu mỡ đất trồng
 + Làm thức ăn cho cá
 + Có hại cho động vật và người.
? Giun đốt có vai trò gì trong tự nhiên và đời sống con người? 
- Cá nhân tự hoàn thành bài tập.
 Yêu cầu: Chọn đúng loài giun đốt.
- Đại diện 1 số HS trình bày → HS khác bổ sung.
* Kết luận:
- Lợi ích: Làm thức ăn cho người và động vật, làm cho đất tơi xốp thoáng khí, màu mỡ.
- Tác hại: hút máu người và động vật, 
Củng cố:
	? Trình bày đặc điểm chung của giun đốt?
	? Vai trò của giun đốt?
	? Để nhận biết đại diện ngành giun đốt cần dựa vào đặc điểm cơ bản nào?
Dặn dò:
Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK.
Làm bài tập 4 trang 61.

File đính kèm:

  • docbai 17-3tr.doc
Giáo án liên quan