Giáo án Sinh 7 bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành giun tròn

Hoạt động của GV

- Giới thiệu về sự đa dạng của giun tròn và sự phân chia giun tròn:

 + Giun tròn sống tự do

 + Giun tròn kí sinh ở thực vật

 + Giun tròn kí sinh ở người và động vật

- GT: Đa số giun tròn sống kí sinh

- Y/c HS quan sát H 14.1, 2, 3:

? Trình bày nơi sống, tác hại của giun rễ lúa?

? Những giun tròn nào kí sinh ở người? Nơi kí sinh? Chúng gây hại như thế nào cho người?

? Giun móc, giun kim xâm nhập vào cơ thể người qua con đường nào?

- Treo tranh H14.4: Trình bày vòng đời của giun kim ở trẻ em?

? Giun kim gây cho trẻ phiền toái gì?

? Do thói quen nào mà trẻ khép kín được vòng đời của giun kim?

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 7788 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh 7 bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành giun tròn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 7	Ngày soạn: 21/ 9/ 2012
Tiết 14	Ngày dạy: 25/ 9/ 2012
	Bài 14	MỘT SỐ GIUN TRÒN KHÁC VÀ 
	ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH GIUN TRÒN
I - Mục tiêu: 
Kiến thức: 
Mở rộng hiểu biết về các giun tròn: giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa. Từ đó thấy được tính đa dạng của ngành Giun tròn.
Nêu được khái niệm về sự nhiễm giun, hiểu được cơ chế lây nhiễm giun và cách phòng trừ giun tròn.
Kỹ năng: 
Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích.
Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
Thái độ: Giáo dục ý thức giữ vệ sinh môi trường, cá nhân và vệ sinh ăn uống.
Kỹ năng sống:
Tự bảo vệ bản thân phòng tránh các bệnh do giun tròn gây nên.
Lắng nghe tích cực.
II – Phương pháp: trực quan, vấn đáp, thuyết trình.
III – Thiết bị - Đồ dùng dạy học:
Tranh một số giun tròn, tài liệu về giun tròn kí sinh.
Bảng “Đặc điểm một số loại giun tròn”
STT
Tên
Nơi kí sinh
Đường xâm nhập
Tác hại
1
Giun rễ lúa
2
Giun kim
3
Giun móc
IV – Tiến trình lên lớp:
Oån định
Bài cũ:
? Giun đũa có những đặc điểm nào tiến hóa hơn sán lá gan?
? Nêu tác hại của Giun đũa đối với đời sống con người và các biện pháp phòng chông giun đũa kí sinh.
Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số giun tròn khác
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Giới thiệu về sự đa dạng của giun tròn và sự phân chia giun tròn: 
 + Giun tròn sống tự do
 + Giun tròn kí sinh ở thực vật
 + Giun tròn kí sinh ở người và động vật
- GT: Đa số giun tròn sống kí sinh
- Y/c HS quan sát H 14.1, 2, 3:
? Trình bày nơi sống, tác hại của giun rễ lúa?
? Những giun tròn nào kí sinh ở người? Nơi kí sinh? Chúng gây hại như thế nào cho người?
? Giun móc, giun kim xâm nhập vào cơ thể người qua con đường nào?
- Treo tranh H14.4: Trình bày vòng đời của giun kim ở trẻ em?
? Giun kim gây cho trẻ phiền toái gì?
? Do thói quen nào mà trẻ khép kín được vòng đời của giun kim?
- Nghe.
- Nghe.
- Q/s tranh và thông tin, trả lời:
+ Giun rễ lúa: kí sinh trong rễ lúa; tác hại: thối rễ, lá úa vàng làm lúa cheat hàng loạt.
+ Giun kim: kí sinh ở ruột già người (nhất là trẻ em), ít gây hại hơn giun đũa
+ Giun móc: kí sinh ở tá tràng, gây hại hơn giun đũa: người bệnh xanh xao, vàng vọt.
+ Đường xâm nhập: qua tiêu hóa
* Kết luận: Bảng “Đặc điểm một số giun tròn”
- Vòng đời của giun kim: giun trưởng thành (ruột già) Š trứng (hậu môn) Š miệng (thức ăn, mút tay) Š ruột già
- Làm cho trẻ bị ngứa hậu môn
- Thói quen mút tay của trẻ.
Bảng: Đặc điểm một số loài giun tròn
STT
Tên
Nơi kí sinh
Đường xâm nhập
Tác hại
1
Giun rễ lúa
Rễ lúa
Trực tiếp
Gây thối rễ, vàng lá Š lúa chết
2
Giun kim
Ruột già người
Qua tiêu hóa
Cơ thể gầy ốm, tắc ống mật.
3
Giun móc
Tá tràng người
Qua da bàn chân
Cơ thể xanh xao, vàng vọt; tắc ruột, tắc ống mật.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm “nhiễm giun”, tác hại và cách phòng tránh
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
? Thế nào là người bị nhiễm giun?
? Giun tròn thường kí sinh ở đâu trên cơ thể người?
? Giun kí sinh gây hại như thế nào cho cơ thể người?
? Người bị nhiễm giun thường có biểu hiện như thế nào?
? Cần có những biện pháp gì để phòng bệnh giun tròn kí sinh?
- Người nhiễm giun là bị giun kí sinh và gây bệnh.
- Giun tròn thường kí sinh ở hệ tiêu hóa của người: tá tràng, ruột non, ruột già.
- Tác hại: lấy tranh thức ăn, viêm nhiễm nơi kí sinh, tiết ra một số chất gây hại cho người.
- Biểu hiện: cơ thể gầy ốm, xanh xao, thường xuyên đau vùng bụng (đau từng cơn quanh rốn)
- Phòng bệnh:
+ Cá nhân: ăn, ở vệ sinh, tẩy giun định kỳ (6 tháng/lần)
+ Cộng đồng: giữ vệ sinh môi trường, tiêu diệt ruồi nhặng, không tưới rau bằng phân tươi.
Củng cố: 
	? Căn cứ nơi kí sinh, hãy so sánh giữa giun kim và giun móc câu loài giun nào nguy hiểm hơn? Loài giun nào dễ phòng chống hơn?
Dặn dò:
Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK.
Đọc mục “Em có biết”.
Chuẩn bị: mỗi tổ chuẩn bị 3 con giun đất to.

File đính kèm:

  • docbai 14-2tr.doc
Giáo án liên quan